Đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Mạc Đỉnh Chi
-
Câu 1:
Cho công thức cấu tạo của hai chất:\(C{H_3} - C{H_2} - OH;{\rm{ C}}{{\rm{H}}_3} - O - C{H_3}\). Đặc điểm chung của hai hợp chất trên là:
A. đồng phân
B. đồng đẳng
C. hợp chất ancol
D. hợp chất ete
-
Câu 2:
Những hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức câu tạo được gọi là:
A. đồng đẳng
B. đồng phân
C. đồng vị
D. đồng khối
-
Câu 3:
Trong các hợp chất hữu cơ thường chứa những nguyên tố nào sau đây?
A. H; C; Na; O
B. C; H; N; F
C. H; C; N; O
D. Na; K; C; O
-
Câu 4:
Cho hỗn hợp gồm ancol (\(t_{soi}^\circ = 78,3^\circ C\)) và axit axetic (\(t_{soi}^\circ = 118^\circ C\)). Để tách riêng biệt từng chất, người ta sử dụng phương pháp nào sau
A. Chiết
B. Lọc và kết tinh
C. Chưng cất ở áp suất thấp
D. Chưng cất phân đoạn
-
Câu 5:
Trong hợp chất hữu cơ, liên kết giữa các nguyên tử chủ yếu thuộc loại liên kết nào sau đâu?
A. Cộng hóa trị
B. Liên kết ion
C. Liên kết cho – nhận
D. Liên kết cộng hóa trị và ion.
-
Câu 6:
Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp rắn gồm: Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 cần vừa đủ 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là:
A. 14 gam
B. 15 gam
C. 16 gam
D. 18 gam
-
Câu 7:
Cho V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 6,72 lít
D. Cả B và C đều đúng.
-
Câu 8:
Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng a gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 3,12 gam
B. 2,22 gam
C. 3,32 gam
D. 1,54 gam
-
Câu 9:
Trong một bình kín thể tích không đổi chứa bột S và C (thể tích không đáng kể). Bơm không khí vào bình đến áp suất 2atm ở \(15^\circ C\). Bật tia lửa điện để S và C cháy thành SO2 và CO2, sau đó đưa bình về \(25^\circ C\). Áp suất trong bình lúc đó là:
A. 1,5atm
B. 2,0atm
C. 2,5atm
D. 1,0atm
-
Câu 10:
Hai dạng tồn tại khác nhau của cùng một đơn chất được gọi là:
A. công thức phân tử.
B. thù hình
C. đơn chất
D. đồng vị.
-
Câu 11:
Hỗn hơp X gồm 2 khí N2 và H2 theo tỉ lệ mol là 1 : 4. Nung X với xúc tác ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí Y, trong đó NH3 chiếm 20% thể tích. Hiệu suất phản ứng trên là:
A. 41,67%
B. 45,00%
C. 35,67%
D. 50,60%
-
Câu 12:
Cho FeO tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng tạo ra khí NO2. Tổng hệ số của các chất sau khi phản ứng thu được cân bằng là:
A. 9
B. 11
C. 10
D. 12
-
Câu 13:
NH3 thể hiện tính chất gì khi tham gia phản ứng hóa học?
A. Tính bazo
B. Tính khử
C. Tính bazo và tính khử
D. Tính oxi hóa
-
Câu 14:
Để phân biệt 4 lọ không dán nhãn được đựng riêng biệt từng khí sau: O2; N2; H2S; và Cl2 người ta có thể chọn trình tự tiến hành nào sau đây?
A. Dùng đốm lửa đỏ, dùng giấy tẩm Pb(NO3)2, dùng giấy màu ẩm.
B. Đốt các khí, dùng giấy quỳ ẩm
C. Dùng tàn đóm đỏ, đốt các khí
D. Dùng tàn đóm đỏ, dùng giấy tẩm NaOH, dùng giấy màu ẩm.
-
Câu 15:
Nén hỗn hợp gồm 4 lít khí nitơ và 14 lít khí hiđro (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) trong bình phản ứng ở nhiệt độ và xúc tac thích hợp. Sau phản ứng, đưa bình về nhiệt độ ban đầu thu đưọc 16,4 lít hỗn hợp khí. Thể tích khí amoniac thu được là:
A. 2,00 lít
B. 1,75 lít
C. 1,60 lít
D. 2,25 lít
-
Câu 16:
Dẫn 4 lít khí NO và 4 lít O2, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí thu được là bao nhiêu? Biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
A. 3 lít
B. 4 lít
C. 5 lít
D. 6 lít
-
Câu 17:
Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa Cl2 thì phản ứng tạo ra “khói” trắng. Hợp chất tạo thành có công thức hóa học là:
A. N2
B. NH3
C. NH4Cl
D. HCl
-
Câu 18:
Dung dịch amoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Do Zn(OH)2 là một bazơ ít tan
B. Do Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan
C. Do Zn(OH)2 là một bazơ lưỡng tính
D. Do NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu
-
Câu 19:
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam bột sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48 lít
B. 14,40 lít
C. 13,44 lít
D. 6,72 lít
-
Câu 20:
Khi cân bằng: \({N_2} + 3{H_2} \to 2N{H_3}\) được thiết lập, nồng độ cácchất như sau: \(\left[ {{N_2}} \right] = 3M;\left[ {{H_2}} \right] = 9M;\left[ {N{H_3}} \right] = 1M.\) Nồng độ ban đầu của N2 là:
A. 3,9M
B. 3,7M
C. 3,6M
D. 3,5M
-
Câu 21:
Cho các hợp chất:
\(Al{\left( {OH} \right)_3}\left( 1 \right);Fe{\left( {OH} \right)_3}\left( 2 \right);\)\(\,Zn{\left( {OH} \right)_2}\left( 3 \right);Cu{\left( {OH} \right)_2}\left( 4 \right);\)\(\,Sn{\left( {OH} \right)_2}\left( 5 \right).\)
Các hợp chất lưỡng tính là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (4), (5)
C. (2), (4), (5)
D. (1), (3), (4), (5)
-
Câu 22:
Axit CH3COOH có
\({K_{C{H_3}{\rm{COO}}H}} = 1,{8.10^{ - 5}}.\)
Độ điện li \(\alpha \) của CH3COOH 0,1M là:
A. 2,43%
B. 1,26%
C. 1,50%
D. 1,34%
-
Câu 23:
Nếu trộn 150ml dung dịch MgCl2 0,5M với 500ml dung dịch KCl 1M thì nồng độ của ion Cl- trong dung dịch mới là
A. 1,25M
B. 1,00M
C. 1,50M
D. 0,75M
-
Câu 24:
Cho 300ml dung dịch axit CH3COOH 0,2M (Ka = 1,8.10-5). Để độ điện li \(\alpha \) tăng gấp đôi thì thể tích nước cất cần thêm vào là:
A. 890 ml.
B. 920 ml
C. 800 ml
D. 900 ml
-
Câu 25:
Trường hợp nào sau đây không dẫn điện đươc?
A. KCl rắn, khan
B. Nước sông, hồ, ao
C. Nước biển
D. Dung dịch KCl
-
Câu 26:
Cho các phát biểu sau về chất điện li:
(I) Chất điện li mạnh có độ điện li \(\alpha = 1\)
(II) Chất điện li yếu có độ điện li: \(0 < \alpha < 1\)
(III) Chất điện li mạnh có độ điện li \(\alpha < 1\)
A. Chỉ có (I) đúng.
B. Chỉ có (II) đúng.
C. (I), (II), (III) đều đúng
D. (I) và (II) đúng
-
Câu 27:
Một dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li \(\alpha \) là 1,32%. Hằng số phân li của axit là:
A. 1,25.10-5
B. 1,45.10-5
C. 1,74.10-5
D. 2,15.10-5
-
Câu 28:
Trong những phát biểu sau, phát biểu nào về Ka là đúng?
A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ.
B. Giá trị Ka không phụ thuộc vào bản chất của dung môi và nhiệt độ.
C. Giá trị Ka của axit càng nhỏ, lực axit của nó càng yếu.
D. Giá trị Ka càng nhỏ, lực của nó càng mạnh
-
Câu 29:
Thang pH thường dùng có giá trị từ 0 đến 14 đó là vì lí do nào sau đây?
A. Tích số ion của nước ở \(25^\circ C\) là: \(\left[ {{H^ + }} \right].\left[ {O{H^ - }} \right] = {10^{ - 14}}\)
B. pH dùng để đo dung dịch có \(\left[ {{H^ + }} \right]\) nhỏ.
C. Để tránh ghi \(\left[ {{H^ + }} \right]\) với số mũ âm.
D. pH chỉ dùng để đo độ axit của các dung dịch axit yếu.
-
Câu 30:
Cho độ điện li của HX 2M là 0,95%. Hằng số phân li của axit là:
A. 1,65.10-4
B. 1,50.10-4
C. 1,80.10-4
D. 2,00.10-4
-
Câu 31:
Ion nào sau đây đóng vai trò là bazơ?
A. \(NH_4^ + \)
B. Al3+
C. S2-
D. \(HSO_4^ - \)
-
Câu 32:
Ion nào sau đây đóng vai trò là axit?
A. C6H5O-
B. S2-
C. \(CO_3^{2 - }\)
D. \(HSO_4^ - \)
-
Câu 33:
Dung dịch HNO3 0,01M có giá trị pH là
A. 0,01.
B. 2
C. 10-2.
D. 12.
-
Câu 34:
Sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn muối NH4HCO3 là
A. NH3.
B. H2O.
C. CO2.
D. NH3, CO2, H2O.
-
Câu 35:
Dãy gồm các ion không tồn tại được trong một dung dịch là
A. K+, Ba2+, OH-, Cl-.
B. Na+, PO43-, Cl-, NH4+.
C. Ca2+, Cl-, Na+, NO3-.
D. Na+, NH4+, OH-, HCO3-.
-
Câu 36:
Thể tích dung dịch HNO3 1M vừa đủ để trung hòa hết 200 ml NaOH 1M là
A. 100 ml.
B. 50 ml.
C. 200 ml.
D. 150 ml.
-
Câu 37:
Trộn 100 ml dung dịch H3PO4 1M với 100 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Thành phần của dung dịch X là
A. Na2HPO4 và Na3PO4.
B. NaH2PO4 và H3PO4 dư.
C. Na3PO4 và NaOH dư.
D. NaH2PO4.
-
Câu 38:
Dẫn khí CO qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 25,6 gam chất rắn. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 7,68 lít.
B. 2,24 lít.
C. 6,72 lít.
D. 8,96 lít.
-
Câu 39:
Phương trình hóa học CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl có phương trình ion rút gọn là
A. CuCl2 + 2OH- → Cu(OH)2 + 2Cl-.
B. CuCl2 + 2Na+ → Cu2+ + 2NaCl.
C. Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2.
D. Na+ + Cl- → NaCl.
-
Câu 40:
Cho 100 ml NaOH 2M phản ứng hết với dung dịch NH4Cl dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 6,72.
C. 2,24.
D. 8,96.