Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2020
Trường THPT Phạm Văn Đồng
-
Câu 1:
Khi cho etyl amin vào dung dịch FeCl3, hiện tượng nào xảy ra là gì?
A. Khói trắng bay ra.
B. Tạo kết tủa trắng.
C. Khí mùi khai bay ra
D. Kết tủa màu đỏ nâu
-
Câu 2:
Monome dùng để điều chế thủy tinh hữu cơ (Plexiglas) là gì?
A. C6H5CH=CH2
B. CH2=C(CH3)COOCH3
C. CH3COOCH=CH2
D. CH2=CHCOOCH3
-
Câu 3:
Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là gì?
A. CH3COONa và C2H5OH
B. C2H5COONa và CH3OH
C. HCOONa và C2H5OH
D. CH3COONa và CH3OH
-
Câu 4:
Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là gì?
A. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.
B. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2
C. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2
D. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2
-
Câu 5:
Hợp chất nào sau đây là đipeptit?
A. H2N-CH2-CH2-CONH-CH2CH2COOH
B. H2N-CH2-CH2-CONH-CH2COOH
C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH
D. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH
-
Câu 6:
Glucozo lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 g kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozo cần dùng là bao nhiêu?
A. 48g
B. 40 g
C. 50g
D. 24g
-
Câu 7:
Để chứng minh glucozo có nhóm chức andehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức andehit của glucozo?
A. Oxi hóa glucozo bằng AgNO3/NH3
B. Oxi hóa glucozo bằng Cu(OH)2 đun nóng
C. Khử glucozo bằng H2/Ni, t0.
D. Lên men glucozo bằng xúc tác enzim.
-
Câu 8:
Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua. Các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là bao nhiêu?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 9:
Chọn câu đúng: “ Glucozo và Fructozo “:
A. Đều có nhóm chức CHO trong phân tử
B. Đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
C. Là 2 dạng thù hình của cùng một chất.
D. Đều tạo dung dịch xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.
-
Câu 10:
Cho các hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của amino axit (T). Dãy gồm các hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là:
A. X, Y, Z
B. X, Y, T
C. X, Y, Z, T
D. Y, Z, T
-
Câu 11:
Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H35COOH, số loại Trieste tối đa được tạo ra là bao nhiêu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 12:
Hòa tan 2,4 gam hỗn hợp 2 kim loại (Mg, Fe) bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
A. 5.76g
B. 7,2 g
C. 8,16 g
D. 9,12 g
-
Câu 13:
Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 14:
Kim loại có tính chất vật lý chung là gì?
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
C. Tinh dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim, tính đàn hồi.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng
-
Câu 15:
Trong các phản ứng giữa các cặp chất sau, phản ứng nào làm cắt mạch polime.
A. Cao su thiên nhiên + HCl
B. Poli(vinyl axetat) + H2O
C. Amilozo + H2O
D. Poli(vinyl clorua) + Cl2
-
Câu 16:
Cấu hình electron ion của X2+ 1s22s22p63s23p63d6. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. X là kim loại thuộc ô số 24, chu kỳ 3, nhóm VIA.
B. X là kim loại thuộc ô số 24,chu kỳ 3, nhóm VIB.
C. X là kim loại thuộc ô số 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.
D. X là kim loại thuộc ô số 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.
-
Câu 17:
Nhận định sai là gì?
A. Phân biệt glucozo và saccarozo bằng phản ứng tráng gương.
B. Phân biệt saccarozo và glixerol bằng Cu(OH)2
C. Phân biệt mantozo và saccarozo bằng phản ứng tráng gương
D. Phân biệt tinh bột và xenlulozo bằng I2.
-
Câu 18:
Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được muối của axit béo và chất nào dưới đây?
A. Este đơn chức
B. Ancol đơn chức
C. Glixerol
D. Phenol
-
Câu 19:
Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là gì?
A. PE
B. PVC
C. Amilopectin
D. Nhựa bakelit
-
Câu 20:
Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là gì?
A. Mg
B. Al
C. Fe
D. Zn
-
Câu 21:
Để chứng minh glucozơ có nhóm chứa anđehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ?
A. Khử glucozơ bằng H2/Ni,t°
B. Oxi hóa glucozơ bằngCu(OH)2 đun nóng
C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim
D. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3/NH3
-
Câu 22:
Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là gì?
A. Etyl axetat
B. Metyl axetat
C. Propyl axetat
D. Metyl propinat
-
Câu 23:
X, Y là 2 muối cacbonat của kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp X, Y bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Các kim loại nhóm IIA là những chất nào?
A. Be và Mg.
B. Mg và Ca.
C. Ca và Sr.
D. Sr và Ba.
-
Câu 24:
Khi hoà tan hoàn toàn 3 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam muối khan, hãy tìm giá trị a?
A. 4,90 gam
B. 5,71 gam
C. 5,15 gam
D. 5,13 gam
-
Câu 25:
Độ âm điện của các nguyên tố: Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là gì?
A. Na < Mg < Al < Si
B. Si < Al < Mg < Na
C. Si < Mg < Al < Na
D. Al < Na < Si < Mg
-
Câu 26:
Cho este đơn chức X có tỉ khối so với hiđro bẳng 44 tác đựng vừa đủ với 120 gam NaOH 4% thu được 5,52 gam ancoi Y và bao nhiêu gam muối?
A. 9,84.
B. 11,26.
C. 9,56.
D. 11,87.
-
Câu 27:
Tìm số đồng phân của X biết đốt cháy hoàn toàn m gam este X no, đơn chức, mạch hở cẩn 3,92 lít O2 (đktc), thu được 3,36 lít CO2 (đktc).
A. 6
B. 2
C. 8
D. 4
-
Câu 28:
Có các nhận định sau:
1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.
2. Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit, . . .
3. Chất béo là các chất lỏng.
4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
5. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Các nhận định đúng là
A. 1, 2, 4, 5.
B. 1, 2, 4, 6.
C. 1, 2, 3.
D. 3, 4, 5.
-
Câu 29:
Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Hãy tìm m?
A. 3,2.
B. 6,4.
C. 4,6
D. 7,5.
-
Câu 30:
Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng ?
A. 1 loại.
B. 2 loại.
C. 3 loại.
D. 4 loại.
-
Câu 31:
ính chất của glucozơ là: kết tinh (1), có vị ngọt (2), ít tan trong nước (3), thể hiện tính chất của poliancol (4), thể hiện tính chất của axit (5), thể hiện tính chất của anđehit (6), thể hiện tính chất của ete (7). Những tính chất đúng là gì?
A. (1), (2), (4), (6).
B. (1), (2), (3), (7).
C. (3), (5), (6), (7).
D. (1), (2), (5), (6).
-
Câu 32:
Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 15 gam Ag, nồng độ của dung dịch glucozơ là bao nhiêu?
A. 5%.
B. 10%.
C. 15%.
D. 30%
-
Câu 33:
Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol etylic. Tính thể tích ancol etylic 40o thu được biết ancol etylic có khối lượng riêng là 0,8 g/ml và quá trình chế biến anol etylic hao hụt 10%.
A. 3194,4 ml.
B. 27850 ml.
C. 2875 ml.
D. 23000 ml.
-
Câu 34:
Nhôm thể hiện tính chất nào sau đây ?
1) Nhôm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện.
2) Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
3) Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu.
4) Nhôm là kim loại nhẹ, nóng chảy ở nhiệt độ 660oC.
5) Nhôm là nguyên tố s.
A. 1, 2, 4, 5.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 3, 4.
-
Câu 35:
Cho từ từ 350 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 x mol/l, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa.Giá trị của x là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 36:
Câu nào sau đây mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện tính hạt nhân tăng dần ?
A. Bán kính nguyên tử giảm dần.
B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
C. Năng lượng ion hoá I1 của nguyên tử giảm dần.
D. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần.
-
Câu 37:
Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng:
(1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp;
(2) Kim loại Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân;
(3) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện;
(4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế các dung dịch bazơ;
(5) kim loại kiềm dùng để điều chế các kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.
Phát biểu đúng là:
A. 1, 2, 3, 5.
B. 1, 2, 3, 4.
C. 1, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 4, 5.
-
Câu 38:
Cho 4,017 gam một kim loại kiềm M hòa tan vào nước dư được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y cần vừa đủ 0,103 mol HCl. Kim loại X là gì?
A. Na.
B. Li.
C. Rb.
D. K.
-
Câu 39:
Dẫn từ từ 5,6 lít CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch chứa đồng thời các chất NaOH 0,3M; KOH 0,2M; Na2CO3 0,1875M; K2CO3 0,125M thu được dung dịch X. Thêm dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch X, số gam kết tủa thu được là bao nhiêu?
A. 6,5 gam
B. 7,5 gam
C. 8,5 gam
D. 9,5 gam
-
Câu 40:
pH của dung dịch cùng nồng độ mol của 3 chất H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3(CH2)3NH2 tăng theo trật tự nào sau đây ?
A. CH3(CH2)3NH2 < H2NCH2COOH < CH3CH2COOH.
B. CH3CH2COOH < H2NCH2COOH < CH3(CH2)3NH2.
C. H2NCH2COOH < CH3CH2COOH < CH3(CH2)3NH2.
D. H2NCH2COOH < CH3(CH2)3NH2 < CH3CH2COOH.