Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022
Trường THPT Bùi Thị Xuân
-
Câu 1:
Tính thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng D = 1,5 g/ml) và khối lượng xenlulozơ cần dùng để điều chế được 22,275 kg xenlulozơ trinitrat? (Biết hiệu suất phản ứng đạt 75%)
A. 14 lít và 16,2 kg.
B. 18,67 lít và 12,15 kg.
C. 14 lít và 9,12 kg.
D. 18,67 lít và 16,2 kg.
-
Câu 2:
Từ 2 tấn xenlulozơ với lượng HNO3 đặc lấy dư (xt H2SO4 đặc) người ta sản xuất được 2,97 tấn xenlulozơ trinitrat. Vậy hiệu suất phản ứng là
A. 84%
B. 75%
C. 81%
D. 90%
-
Câu 3:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ thu được 15,84 gam CO2 và 6,21 gam H2O. Giá trị của m là
A. 10,53.
B. 10,80.
C. 12,25.
D. 12,32.
-
Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm: glucozo; fructozo; metanal; axit etanoic cần 3,36 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,0.
B. 12,0.
C. 10,0.
D. 20,5.
-
Câu 5:
Thực hiện phản ứng tráng gương 36 gam dung dịch glucozo 10% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, nếu hiệu suất là 40% thì khối lượng bạc kim loại tạo thành là
A. 2,16.
B. 2,592.
C. 1,728.
D. 4,32.
-
Câu 6:
Cho 27 gam glucozo phản ứng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi như thế nào?
A. giảm 5,4 gam.
B. tăng 27 gam.
C. tăng 5,4 gam.
D. giảm 32,4 gam.
-
Câu 7:
Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với?
A. kim loại Na.
B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
-
Câu 8:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O2, sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác a mol X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,03.
B. 0,04.
C. 0,02.
D. 0,012.
-
Câu 9:
Thủy phân hoàn toàn 42,38 gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit mạch hở trong dung dịch KOH 28% vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi Y nặng 26,2 gam và phần rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3 và 152,63 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, cho 0,15 mol X vào dung dịch Br2 trong CCl4, số mol Br2 phản ứng là
A. 0,18.
B. 0,21.
C. 0,24.
D. 0,27.
-
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn (a) mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được (b) mol CO2 và (c) mol H2O (b-c = 4a). Hidro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2(đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là
A. 57,2.
B. 52,6.
C. 42,6.
D. 53,2.
-
Câu 11:
Thủy phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dung dịch NaOH để điều chế xà phòng thu được 9,2 gam glixerol. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Khối lượng xà phòng thu được là?
A. 153 gam
B. 58,92 gam
C. 55,08 gam
D. 91,8 gam
-
Câu 12:
Đun sôi một triglixerit X với dung dịch KOH đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,92g glixerol và hỗn hợp Y gồm muối của axit béo oleic và muối của axit linoleic, trong đó muối của axit linoleic có khối lượng 3,18g. CTCT của X là:
A. C17H33COOC3H5 (C17H31COO)2
B. (C17H33COO)2C3H5 –OOCC17H31
C. C17H35COOC3H5(C17H31COO)2
D. (C17H35COO)2C3H5 –OOCC17H33
-
Câu 13:
Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam.
B. 17,80 gam.
C. 18,24 gam.
D. 18,38 gam.
-
Câu 14:
Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T (MY < MT < MZ). Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được sản phẩm chỉ gồm CO2, Na2CO3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đun nóng Z với hỗn hợp rắn NaOH và CaO, thu được ankan.
B. Nhiệt độ sôi của Y cao hơn nhiệt độ sôi của Z và T.
C. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc 170oC, thu được anken.
D. Từ Y có thể điều chế trực tiếp axit axetic bằng một phản ứng hóa học.
-
Câu 15:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
X + NaOH → trong sản phẩm hữu cơ có một chất Y và CH3COONa;
Y + O2 → Y1;
Y1 + NaOH → CH3COONa + H2O
Số chất X thỏa mãn sơ đồ trên là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 16:
Cho sơ đồ phản ứng:
(1) X (C5H8O2) + NaOH → X1 (muối) + X2
(2) Y (C5H8O2) + NaOH → Y1 (muối) + Y2
Biết X1 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không. X2 và Y2 có tính chất hóa học giống nhau là
A. bị khử bởi H2 (to, Ni).
B. bị oxi hóa bởi O2 (xúc tác) thành axit cacboxylic.
C. tác dụng được với Na.
D. tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 (to)
-
Câu 17:
Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức , mạch hở bằng không khí, sau đó cho hỗn hợp qua NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng 24 gam và thấy thoát ra V lít khí hỗn hợp Y(đktc) gồm 2 khí có tỉ lệ mol là 1:9. Giá trị của V là
A. 126
B. 112
C. 130
D. 138
-
Câu 18:
Khối lượng của một đoạn tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch tơ nilon-6,6 và tơ capron nêu trên lần lượt là
A. 121 và 152.
B. 113 và 114.
C. 121 và 114.
D. 113 và 152.
-
Câu 19:
Hệ số polime hóa của polietilen (PE) là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng khoảng 120 000?
A. 4289
B. 3280
C. 4286
D. 5627
-
Câu 20:
Có các chất sau: tơ capron; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac; Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH-CO-?
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
-
Câu 21:
Để điều chế 60kg poli(metyl metacrylat) cần tối thiểu m1 kg ancol và m2 kg axit tương ứng. Biết hiệu suất của cả quá trình là 75%. Giá trị của m1, m2 lần lượt là
A. 60 và 60
B. 51,2 và 137,6
C. 28,8 và 77,4
D. 25,6 và 68,8
-
Câu 22:
Có thể phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây?
A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.
B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.
C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.
D. Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng.
-
Câu 23:
Cho các chất sau: NH2CH2COOH, HOOC-CH2-CH2-CH2-OH, C2H5OH, CH2=CHCl. Số hợp chất tham gia phản ứng trùng ngưng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 274 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.
B. đipetit.
C. tetrapeptit.
D. pentapepit.
-
Câu 25:
Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 203 đvC. Trong (X) có ?
A. 2 gốc gly và 1 gốc ala.
B. 1 gốc gly và 2 gốc ala.
C. 2 gốc gly và 2 gốc ala.
D. 2 gốc gly và 3 gốc ala.
-
Câu 26:
Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2NCH2COOH (glyxin) tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 43,5.
B. 48,3.
C. 61,5.
D. 51,9.
-
Câu 27:
Đốt cháy hoàn toàn 68,2 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic, thu được N2, 55,8 gam H2O và a mol CO2. Mặt khác 68,2 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch. Giá trị của a là:
A. 3,1
B. 2,8
C. 3,0
D. 2,7
-
Câu 28:
Cho 27,6 gam hỗn hợp CH3COOH, C6H5OH, NH2CH2COOH tác dụng vừa đủ 350 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 41,60.
B. 35,30.
C. 38,45.
D. 32,65.
-
Câu 29:
Cho 9 gam một aminoaxit A (phân tử chỉ chứa một nhóm -COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 13,56 gam muối. A là:
A. Phenylalanin.
B. Alanin
C. Valin
D. Glixin
-
Câu 30:
Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là
A. do phân tử amin bị phân cực mạnh.
B. do amin tan nhiều trong H2O.
C. do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp e chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.
D. do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.
-
Câu 31:
Cho vài giọt nước Brom vào dung dịch anilin lắc nhẹ xuất hiện :
A. kết tủa trắng
B. kết tủa đỏ nâu
C. bọt khí
D. dung dịch màu xanh
-
Câu 32:
Cho dãy các chất: metan, stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 33:
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 550
B. 650
C. 750
D. 810
-
Câu 34:
Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. kim loại Na
B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
-
Câu 35:
Hỗn hợp X gồm (CH3COO)3C3H5, CH3COOCH2CH(OOCCH3)CH2OH, CH3COOH, CH3COOCH2CH(OH)CH2OH, C3H5(OH)3 trong đó CH3COOH chiếm 10% tổng số mol hỗn hợp. Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 20,828 gam natri axetat và 0,6m gam glixerol. Để đốt cháy m gam hỗn hợp X cần V lít khí O2 đktc. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào
A. 21,5376
B. 12,7456
C. 25,4912
D. 43,0752
-
Câu 36:
Đốt a mol X là trieste của glixerol và các axit đơn chức mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b – c = 4a. Hidro hóa hoàn toàn m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 133,5 gam Y. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 500 ml NaOH 1M đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn khan thu được là:
A. 112,7g
B. 139,1g
C. 140,3g
D. 138,3g
-
Câu 37:
Đốt cháy hoàn toàn triglixerit X thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 4a. Nếu thủy phân hoàn toàn X thu được hỗn hợp glicerol, axit oleic, axit stearic. Số nguyên tử H trong X là
A. 106
B. 102
C. 108
D. 104
-
Câu 38:
Cho dãy gồm các chất: (1) anlyl axetat, (2) metyl acrylat, (3) phenyl axetat, (4) etyl fomat, (5) vinyl axetat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
-
Câu 39:
Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
A. HCOOC3H7.
B. CH3COOC2H5.
C. HCOOC3H5.
D. C2H5COOCH3.
-
Câu 40:
Xà phòng hóa hoàn toàn 17,76 gam CH3COOCH3 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 23,52.
B. 3,4.
C. 19,68.
D. 14,4.