Đề thi HK1 môn Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều năm 2022-2023
Trường THCS Lý Tự Trọng
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của chất rắn?
A. Có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
B. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
C. Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
D. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
-
Câu 2:
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất?
A. Nước vôi trong bị vẩn đục khi sục khí carbon dioxide.
B. Gỗ cháy thành than.
C. Dây xích xe đạp bị gỉ.
D. Hòa tan muối ăn vào nước.
-
Câu 3:
Chọn phát biểu sai, khi nói về vai trò của không khí đối với tự nhiên và con người?
A. Oxygen cần cho quá trình hô hấp và quá trình đốt cháy nhiên liệu.
B. Nitrogen cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật.
C. Carbon dioxide cần cho sự quang hợp.
D. Oxygen dùng để dập các đám cháy.
-
Câu 4:
Trường hợp nào dưới đây là chất tinh khiết?
A. Nước khoáng.
B. Nước biển.
C. Sodium chloride.
D. Không khí.
-
Câu 5:
Trong các hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là hỗn hợp không đồng nhất?
A. Hỗn hợp nước muối.
B. Hỗn hợp nước đường.
C. Hỗn hợp dầu ăn và nước.
D. ỗn hợp nước và rượu.
-
Câu 6:
Cho các vật thể: con chim, con gà, đôi giày, vi khuẩn, máy bay. Những vật sống trong các vật thể đã cho là
A. vi khuẩn, con chim, đôi giày.
B. vi khuẩn, con gà, con chim.
C. con chim, con gà, máy bay.
D. con chim, đôi giày, vi khuẩn.
-
Câu 7:
Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?
A. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi.
B. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt.
C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng.
D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích.
-
Câu 8:
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là
A. sự ngưng tự.
B. sự bay hơi.
C. sự nóng chảy.
D. sự đông đặc.
-
Câu 9:
Quặng nào sau đây được khai thác để sản xuất nhôm?
A. Quặng apatite
B. Quặng bauxite
C. Quặng hematite
D. Quặng titanium
-
Câu 10:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.
B. Thực phẩm bị biến đổi tính chất thì không dùng được.
C. Bảo quản thực phẩm không đúng cách làm giảm chất lượng thực phẩm.
D. Trong thành phần của ngô, khoai, sắn không chứa tinh bột.
-
Câu 11:
Dựa vào tính chất nào của thủy tinh mà thủy tinh thường được sử dụng làm dụng cụ trong phòng thí nghiệm?
A. Bền với điều kiện môi trường.
B. Không thấm nước và không tác dụng mới nhiều hóa chất.
C. Trong suốt.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 12:
Dãy gồm các lương thực là
A. Gạo, ngô, khoai, sắn
B. Gạo, thịt, khoai, cá
C. Trứng, cá, thịt, sữa
D. Sắn, khoai, sữa, cá.
-
Câu 13:
Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?
A. Nước muối sinh lí.
B. Bột canh.
C. Nước khoáng.
D. Muối ăn (sodium chloride).
-
Câu 14:
Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được
A. dung dịch.
B. huyền phù.
C. dung môi.
D. nhũ tương.
-
Câu 15:
Cho các đặc điểm sau:
(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm
(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập
(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài
(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)
(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài
Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?
A. (1), (2), (4)
B. (1), (3), (4)
C. (5), (2), (4)
D. (5), (1), (4)
-
Câu 16:
Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là?
A. Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → mô
B. Mô → tế bào → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể
C. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể
D. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → tế bào → mô
-
Câu 17:
Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
A. Màu sắc
B. Kích thước
C. Số lượng tế bào tạo thành
D. Hình dạng
-
Câu 18:
Cho các sinh vật sau:
(1) Tảo lục
(2) Vi khuẩn lam
(3) Con bướm
(4) Tảo vòng
(5) Cây thông
Các sinh vật đa bào là?
A. (1), (2), (5)
B. (5), (3), (1)
C. (1), (2), (5)
D. (3), (4), (5)
-
Câu 19:
Vi khuẩn là
A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
-
Câu 20:
Dạ dày được cấu tạo từ các cấp độ tổ chức nhỏ hơn nào?
A. Mô và hệ cơ quan
B. Tế bào và cơ quan
C. Tế bào và mô
D. Cơ quan và hệ cơ quan
-
Câu 21:
Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?
A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều
B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau
-
Câu 22:
Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
A. 4
B. 8
C. 12
D. 16
-
Câu 23:
Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
A. Mọc thêm roi
B. Hình thành bào xác
C. Xâm nhập qua da
D. Hình thành lông bơi
-
Câu 24:
Điều gì xảy ra nếu số lượng nguyên sinh vật có trong chuỗi thức ăn dưới nước bị suy giảm?
A. Các sinh vật khác phát triển mạnh mẽ hơn
B. Các sinh vật trong cả khu vực đó bị chết do thiếu thức ăn
C. Có nguồn sinh vật khác phát triển thay thế các nguyên sinh vật
D. Các sinh vật ăn các nguyên sinh vật giảm đi vì thiếu thức ăn
-
Câu 25:
Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?
A. Khởi sinh
B. Nguyên sinh
C. Nấm
D. Thực vật
-
Câu 26:
Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?
A. Tế bào
B. Mô
C. Cơ quan
D. Hệ cơ quan
-
Câu 27:
Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?
A. Ti thể
B. Thể Golgi
C. Ribosome
D. Lục lạp
-
Câu 28:
Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
-
Câu 29:
Vật chất di truyền của một virus là?
A. ARN và ADN
B. ARN và gai glycoprotein
C. ADN hoặc gai glycoprotein
D. ADN hoặc ARN
-
Câu 30:
Chọn phương án đúng
Đập một cái búa vào một quả bóng cao su. Lực mà búa tác dụng vào quả bóng sẽ làm cho quả bóng:
A. búa bị biến dạng một chút.
B. bị biến dạng và thay đổi chuyển động.
C. chuyển động của búa bị thay đổi.
D. thay đổi chuyển động.
-
Câu 31:
Em hãy xác định vật gây ra lực trong hoạt động nâng tạ?
A. Quả tạ.
B. Đôi chân.
C. Bắp tay.
D. Cánh tay.
-
Câu 32:
Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài.
B. Viên đá rơi.
C. Nam châm hút viên bi sắt.
D. Mặt trăng quay quanh Mặt Trời.
-
Câu 33:
Hiếu đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào có lực ma sát lớn hơn?
A. Không so sánh được.
B. Lăn vật
C. Cả 2 cách như nhau
D. Kéo vật
-
Câu 34:
Lực là gì?
A. Tác dụng đẩy của vật này lên vật khác
B. Tác dụng kéo của vật này lên vật khác
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 35:
Đơn vị đo của lực là?
A. Kilôgam (kg)
B. Niuton (N)
C. Lít (L)
D. centimet (cm)
-
Câu 36:
Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
C. Cành cây đu đưa khi có gió thổi.
D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại
-
Câu 37:
Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách đó một đoạn.
D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
-
Câu 38:
Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:
A. Fms = 35N
B. Fms = 50N
C. Fms > 35N
D. Fms < 35N
-
Câu 39:
Treo một vật vào lực kế, nhận xét nào sau đây là đúng
A. Lực mà lò xo lực kế tác dụng vào vật là lực đàn hồi
B. Lực mà vật tác dụng vào lò xo là trọng lượng vật
C. Lực mà vật tác dụng vào lò xo và lực mà lò xo tác dụng vào vật là hai lực cân bằng.
D. A, B, C đều đúng
-
Câu 40:
Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường
A. chỉ làm mặt tường bị biến dạng
B. chỉ làm biến đổi chuyển động của mặt tường
C. không làm mặt tường biến dạng nhưng làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. không gây ra tác dụng nào cả