Đề thi HK1 môn KHTN 6 Cánh diều năm 2021-2022
Trường THCS Lê Danh Phương
-
Câu 1:
Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?
A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
B. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.
C. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
D. Quả bóng không bị biến đổi.
-
Câu 2:
Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
C. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước.
D. Từ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.
-
Câu 3:
Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của cọc tre.
B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre.
C. Chỉ làm biến dạng cọc tre.
D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
-
Câu 4:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Tác dụng .....hoặc..... của vật này lên vật khác gọi là lực:
A. Đẩy, kéo.
B. Đẩy, nén.
C. Uốn, kéo.
D. Nén, uốn.
-
Câu 5:
Lực nào dưới đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
C. Lực dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy móc cọ xát với nhau.
-
Câu 6:
Khi xe chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để làm gì?
A. tăng ma sát trượt
B. tăng ma sát lăn
C. tăng ma sát nghỉ.
D. giảm ma sát trượt.
-
Câu 7:
Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Viên bi lăn trên cát.
B. Bánh xe đạp chạy trên đường.
C. Trục ổ bi ở xe máy khi hoạt động.
D. Khi viết phấn trên bảng.
-
Câu 8:
Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Cô gái nâng cử tạ.
B. Cầu thủ né bóng.
C. Nam châm hút quả bi sắt.
D. Trái đất hút một vật.
-
Câu 9:
Lực nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.
B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên chân quả bóng.
C. Lực cầm quyển sách.
D. Lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng.
-
Câu 10:
Một túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng bằng bao nhiêu N?
A. 2N.
B. 20N.
C. 200N.
D. 2000N.
-
Câu 11:
Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết đại lượng nào của vật?
A. trọng lượng của vật đó.
B. thể tích của vật đó.
C. khối lượng của vật đó.
D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của vật khác.
-
Câu 12:
Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây trường hợp nào không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường
B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày
C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn
D. Lực xuất hiện giữa dây curoa và bánh xe truyền chuyển động
-
Câu 13:
Xây dựng khóa lưỡng phân không dựa trên đặc điểm nào dưới đây?
A. Đặc điểm hình dạng
B. Đặc điểm kích thước
C. Đặc điểm kích thích và phản ứng
D. Đặc điểm cấu trúc
-
Câu 14:
Một khóa lưỡng phân có mấy lựa chọn ở mỗi nhánh?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 15:
Các nhà khoa học sử dụng khóa lưỡng phân để làm gì?
A. phân chia sinh vật thành từng nhóm
B. xây dựng thí nghiệm
C. xác định loài sinh sản vô tính hay hữu tính
D. dự đoán thế hệ sau
-
Câu 16:
Công cụ nào không hữu ích trong việc xác định các đặc điểm của sinh vật khi xây dựng khóa lưỡng phân?
A. Kính lúp cầm tay
B. Kính viễn vọng
C. Kính hiển vi
D. Thước mét
-
Câu 17:
Trong hệ thống phân loại 5 giới sinh vật, vi khuẩn thuộc giới nào?
A. Giới Khởi sinh
B. Giới Nấm
C. Giới Nguyên sinh
D. Giới Động vật
-
Câu 18:
Thế giới sống được phân thành các nhóm theo trình tự nào?
A. Loài -> Chi -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới
B. Chi -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới -> Loài
C. Loài -> Chi -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới
D. Loài -> Chi -> Lớp -> Họ -> Bộ -> Ngành -> Giới
-
Câu 19:
Cho các đại diện dưới đây: (1) Nấm sò (2) Vi khuẩn (3) Tảo lục đơn bào (4) Rong
Trong các đại diện trên, có bao nhiêu đại diện thuộc giới Nguyên sinh?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 20:
Trong các loài dưới đây, loài nào không thuộc giới Thực vật?
A. Tảo đơn bào
B. Dương xỉ
C. Rêu
D. Thông
-
Câu 21:
Loại rừng nào dưới đây có hệ thực vật phong phú nhất?
A. Rừng lá kim phương Bắc
B. Rừng lá rộng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Rừng ngập mặn ven biển
-
Câu 22:
Nhóm nào dưới đây gồm những cây thích nghi với môi trường khô nóng ở sa mạc?
A. Sen, đậu ván, cà rốt
B. Rau muối, cà chua, dưa chuột
C. Xương rồng, lê gai, cỏ lạc đà
D. Mâm xôi, cà phê, đào
-
Câu 23:
Đơn vị phân loại nhỏ nhất của thế giới sống là gì?
A. Ngành
B. Lớp
C. Loài
D. Giới
-
Câu 24:
Thành phần nào dưới đây có trong cấu tạo virus?
A. Vỏ protein
B. Nhân
C. Màng sinh chất
D. Tế bào chất
-
Câu 25:
Virus không được coi là một sinh vật hoàn chỉnh vì sao?
A. virus thường gây bệnh ở người và động vật
B. virus chưa có cấu tạo tế bào
C. virus là loại tế bào nhỏ nhất
D. virus không có khả năng nhân đôi
-
Câu 26:
Bệnh nào dưới đây không phải do virus gây ra?
A. Bệnh đốm trắng hoặc nâu trên lá cây
B. Bệnh thối rữa ở quả ớt, dâu tây và bí ngô
C. Bệnh quai bị ở người
D. Bệnh lao ở người
-
Câu 27:
Nhận định nào về vi khuẩn dưới đây là đúng?
A. Vi khuẩn chưa có cấu tạo tế bào
B. Vi khuẩn chỉ sống trong tế bào vật chủ
C. Vi khuẩn là sinh vật đơn bào nhỏ bé
D. Vi khuẩn không gây bệnh cho con người
-
Câu 28:
Ý nào dưới đây không đúng với vai trò của vi khuẩn?
A. Để chế biến các thực phẩm lên men: sữa chua, dưa muối
B. Làm thuốc chữa tất cả các bệnh
C. Phân hủy xác thực vật, động vật
D. Làm phân bón vi sinh cho cây trồng
-
Câu 29:
Loại vi khuẩn nào dưới đây có lợi?
A. Vi khuẩn lao
B. Vi khuẩn thương hàn
C. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ Đậu
D. Vi khuẩn uốn ván
-
Câu 30:
Bộ Y tế khuyến cáo "5K" chung sống an toàn với dịch bệnh do virus Corona là gì?
A. Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế
B. Khẩu trang, khử virus, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế
C. Khẩu trang, khử khuẩn, khí hậu, không tụ tập, khai báo y tế
D. Khí sạch, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế
-
Câu 31:
Vi khuẩn có hại vì sao?
A. nhiều vi khuẩn gây bệnh cho động vật, thực vật và người
B. vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường
C. vi khuẩn làm hỏng thức ăn: gây ôi thiu, thối rữa
D. vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường; gây bệnh cho động vật, thực vật và người; làm hỏng thức ăn
-
Câu 32:
Virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người có hình dạng nào sau đây?
A. Hình đa diện
B. Hình cầu
C. Hình que
D. Hình dấu phẩy
-
Câu 33:
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn?
A. Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định.
B. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.
C. Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
D. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.
-
Câu 34:
Tính chất nào dưới đây là tính chất hóa học của đường?
A. Tan trong nước
B. Có màu trắng
C. Là chất rắn ở điều kiện thường
D. Khả năng cháy trong oxygen tạo thành khí carbon dioxide và nước.
-
Câu 35:
Những tính chất nào sau đây là tính chất vật lí?
A. Khả năng tan trong nước, màu sắc, khả năng bị cháy.
B. Tính dẫn điện. nhiệt độ sôi, khả năng tác dụng với nước.
C. Tính dẫn điện, khả năng tác dụng với nước, khả năng bị cháy.
D. Khả năng tan trong nước, nhiệt độ sôi, màu sắc.
-
Câu 36:
Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là gì?
A. Sự ngưng tụ
B. Sự bay hơi
C. Sự đông đặc
D. Sự nóng chảy
-
Câu 37:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào liên quan đến sự bay hơi?
A. Đưa nước vào tủ lạnh để làm đá.
B. Phơi quần áo ướt ngoài trời nắng sẽ khô dần.
C. Kem để ngoài tủ lạnh sau một thời gian bị chảy lỏng.
D. Tấm gương nhà tắm bị mờ đi sau khi ta tắm nước nóng
-
Câu 38:
Đun nóng ấm nước. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra, em thấy nhiều hơi nước thoát ra khỏi mặt thoáng của xoong nước. Hiện tượng đó được gọi là:
A. Sự ngưng tụ
B. Sự bay hơi
C. Sự đông đặc
D. Sự nóng chảy
-
Câu 39:
Úp công thủy tinh lên cây nến đang cháy, vì sao nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?
A. Khi úp cốc lên, không khí có gió nên cây nến tắt
B. Khi úp cốc lên không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt
C. Khi úp cốc lên oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn
D. Khi úp cốc lên khí oxygen và khí carbon dioxyide bị cháy hết nên nến tắt.
-
Câu 40:
Khi đun bếp lò,luôn phải khơi thoáng, quạt hoặc thổi mạnh để làm gì?
A. Tăng thêm lượng oxygen
B. Làm ngọn lửa nhỏ đi
C. Thêm chất cháy
D. Thêm nhiệt