Đề thi HK1 môn KHTN 6 CTST năm 2021-2022
Trường THCS Phạm Văn Chiêu
-
Câu 1:
Loại mô nào trong các loại mô sau không cấu tạo nên dạ dày người?
A. Mô biểu bì
B. Mô giậu
C. Mô liên kết
D. Mô cơ
-
Câu 2:
Khi chơi trò nhảy dây ta có thể nhảy lên được là do đâu?
A. lực của chân đẩy bạn đó nhảy lên.
B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.
C. chân bạn đó tiếp xúc với đất.
D. lực của đất tác dụng lên dây.
-
Câu 3:
Lực được biểu diễn bằng kí hiệu như thế nào?
A. mũi tên
B. đường thẳng
C. đoạn thẳng
D. tia 0x
-
Câu 4:
Trường hợp nào sau đây, cho thấy vật bị biến dạng?
A. Mũi tên bay xa 5m sau khi được bắn ra khỏi cung tên
B. Hòn bi bắt đầu lăn trên máng nghiêng
C. Một người thợ đẩy thùng hàng
D. Quả bóng ten - nit bay đập vào mặt vợt
-
Câu 5:
1N là trọng lượng của quả cân bao nhiêu gam?
A. 100g
B. 1000g
C. 0,1g
D. 10g
-
Câu 6:
Điền vào chỗ trống “…” để hoàn chỉnh câu:
Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực ….. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
A. không có sự tiếp xúc
B. không có sự va chạm
C. không có sự đẩy, sự kéo
D. không có sự tác dụng
-
Câu 7:
Trường hợp nào liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Cô gái nâng cử tạ
B. Cầu thủ chuyền bóng
C. Nam châm hút quả bi sắt
D. Cả A và B
-
Câu 8:
Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào sau đây?
A. Lực kế
B. Nhiệt kế
C. Tốc kế
D. Đồng hồ
-
Câu 9:
Khi treo vật nặng có trọng lượng 2 N, lò xo dãn ra 1 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu?
A. 0,5 cm
B. 1,5 cm
C. 1 cm
D. 2 cm
-
Câu 10:
Chọn phát biểu đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào?
A. Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng
B. Quả bóng lăn trên sân bóng
C. Vận động viên đang trượt trên tuyết
D. Xe đạp đang đi trên đường
-
Câu 11:
Bạn An đã tác dụng vào thước nhựa một lực như thế nào làm thước nhựa bị uốn cong?
A. Lực nén
B. Lực đẩy
C. Lực kéo
D. Lực nâng
-
Câu 12:
Loài thực vật nào dưới đây không thuộc giới Thực vật?
A. Tảo lục
B. Dương xỉ
C. Lúa nước
D. Rong đuôi chó
-
Câu 13:
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm khác biệt giữa tế bào động vật và tế bào thực vật?
A. Đa số không có thành tế bào
B. Đa số không có ti thể
C. Nhân tế bào chưa hoàn chỉnh
D. Có chứa lục lạp
-
Câu 14:
Nêu chức năng của bào quan lục lạp ở tế bào thực vật?
A. Tổng hợp protein
B. Lưu trữ thông tin di truyền
C. Kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
D. Tiến hành quang hợp
-
Câu 15:
Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Tính khối lượng của 20 túi đường khi đó?
A. 24 kg.
B. 20 kg 10 lạng.
C. 22kg.
D. 20 kg 20 lạng.
-
Câu 16:
Các hạt sương tan dần khi mặt trời mọc lên thể hiện quá trình chuyển thể nào?
A. Từ rắn sang lỏng
B. Từ lỏng sang hơi
C. Từ hơi sang lỏng
D. Từ lỏng sang rắn
-
Câu 17:
Biện pháp nào sau đây giúp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí?
A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh.
B. Thải các chất khí thải ra môi trường không qua xử lí.
C. Đốt rừng làm rẫy.
D. Phá rừng để làm đồn điền, trang trại.
-
Câu 18:
Thực phẩm để lâu ngoài không khí sẽ bị hiện tượng gì?
A. Không biến đổi màu sắc.
B. Mùi vị không thay đổi.
C. Giá trị dinh dưỡng vẫn đảm bảo.
D. Biến đổi màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng.
-
Câu 19:
Nhiên liệu nào dưới đây không phải nhiên liệu hoá thạch?
A. Than đá.
B. Dầu mỏ.
C. Khí tự nhiên.
D. Ethanol.
-
Câu 20:
Đá vôi không phải là nguyên liệu của quá trình sản xuất nào dưới đây?
A. Sản xuất xi măng.
B. Sản xuất vôi.
C. Sản xuất bê tông.
D. Sản xuất đồ gốm.
-
Câu 21:
Phương pháp nào sau đây sẽ làm hạn chế quá trình hòa tan muối ăn vào nước?
A. Nghiền nhỏ muối ăn.
B. Đun nóng nước.
C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.
D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
-
Câu 22:
Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được hỗn hợp gì?
A. nhũ tương.
B. huyền phù.
C. dung dịch.
D. dung môi.
-
Câu 23:
Sử dụng phương pháp nào sau đây để có thể tách sulfur (lưu huỳnh) ra khỏi hỗn hợp sulfur và nước?
A. Lọc.
B. Chưng cất.
C. Cô cạn.
D. Chiết.
-
Câu 24:
Hệ cơ quan nào không có ở động vật?
A. Hệ chồi
B. Hệ tiêu hóa
C. Hệ hô hấp
D. Hệ tuần hoàn
-
Câu 25:
Ý nghĩa nào sau đây không phải của sự lớn lên và sinh sản của tế bào?
A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật
B. Là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã đến tuổi sinh sản
C. Giúp thay thế các tế bào già, các tế bào chết hoặc bị tổn thương ở sinh vật
D. Tất cả các ý trên đều sai
-
Câu 26:
Dùng những tiêu chí nào sau đây được sử dụng để phân loại sinh vật?
(1) Mức độ tổ chức cơ thể
(2) Mật độ cá thể của quần thể
(3) Tỉ lệ đực : cái
(4) Đặc điểm tế bào
(5) Môi trường sống
(6) Số lượng các cá thể trong độ tuổi sinh sản
(7) Kiểu dinh dưỡng
(8) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn
A. (1), (2), (5), (7)
B. (3), (4), (6), (8)
C. (1), (4), (5), (7)
D. (2), (3), (6), (8)
-
Câu 27:
Loại tế bào nào sau đây không phải là tế bào thực vật?
A. Tế bào biểu bì
B. Tế bào mạch dẫn
C. Tế bào lông hút
D. Tế bào thần kinh
-
Câu 28:
Trong các bào quan dưới đây, bào quan nào không có ở trùng roi?
A. Ribosome
B. Lục lạp
C. Nhân
D. Lông mao
-
Câu 29:
Cho các đặc điểm sau:
(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào
(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau
(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống
(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp
(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé
Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?
A. (1), (3)
B. (2), (4)
C. (3), (5)
D. (1), (4)
-
Câu 30:
Trật tự nào dưới đây là đúng khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?
A. Tế bào → cơ quan → mô → hệ cơ quan → cơ thể
B. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể
C. Cơ thể → hệ cơ quan → mô → tế bào → cơ quan
D. Hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể → mô → tế bào
-
Câu 31:
Nêu cách viết tên khoa học của một loài?
A. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
B. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
C. Cách gọi truyền thống của dân ản địa theo vùng miền, quốc gia
D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố)
-
Câu 32:
Loài nào dưới đây không có cơ thể đơn bào?
A. Trùng giày
B. Con dơi
C. Vi khuẩn lam
D. Trùng roi
-
Câu 33:
Hệ cơ quan nào không cần phối hợp hoạt động khi cơ thể đang chơi thể thao?
A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ hô hấp
C. Hệ thần kinh
D. Hệ tiêu hóa
-
Câu 34:
Đặc điểm nào không phải của giới Động vật?
A. Đa bào
B. Dị dưỡng
C. Nhân sơ
D. Có khả năng di chuyển
-
Câu 35:
Cho các bộ phận sau:
(1) Tế bào cơ
(2) Tim
(3) Mô cơ
(4) Con thỏ
(5) Hệ tuần hoàn
Hãy sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần:
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)
B. (5) → (4) → (3) → (2) → (1)
C. (4) → (3) → (1) → (2) → (5)
D. (1) → (3) → (2) → (5) → (4)
-
Câu 36:
Khi xây dựng khóa lưỡng phân, điều đầu tiên ta cần làm là gì?
A. Xác định những đặc điểm giống nhau
B. Xác định những đặc điểm đặc trưng đối lập
C. Xác định tỉ lệ đực : cái
D. Xác định mật độ cá thể của quần thể
-
Câu 37:
Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh: “ Tác dụng … hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.”
A. nén
B. đẩy
C. ép
D. ấn
-
Câu 38:
Phát biểu nào không đúng về lực?
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.
D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.
-
Câu 39:
Lực có đơn vị là gì?
A. kilôgam (kg)
B. mét (m)
C. mét khối (m3)
D. niuton (N)
-
Câu 40:
Lực tác dụng vào vật gây ra cho vật những thay đổi như thế nào?
A. có thể thay đổi tốc độ
B. có thể bị biến dạng
C. có thể vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng
D. cả ba tác dụng trên