Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2022-2023
Trường THPT Trương Vĩnh Ký
-
Câu 1:
Sự kiện hay vấn đề nào tác động trực tiếp, dẫn đến sự hình thành trật tự thế giới hai cực sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô sau chiến tranh.
B. Thành lập Liên hợp quốc.
C. Hội nghị Ianta và những quyết định của các cường quốc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai.
-
Câu 2:
Hội nghị Ianta diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu do
A. quan điểm khác nhau về việc có hay không tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
B. mâu thuẫn trong quan điểm của các cường quốc về vấn đề thuộc địa sau chiến tranh.
C. các nước tham dự đều muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò, địa vị của mình.
D. Liên Xô muốn duy trì, củng cố hoà bình, còn Mĩ muốn phân chia thế giới thành các hệ thống xã hội đối lập.
-
Câu 3:
Tính chất cách mạng tháng Hai năm 1917 Nga là gì?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ
B. Cách mạng vô sản
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
D. Cách mạng văn hóa
-
Câu 4:
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là do:
A. Các nước Tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất.
B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trong những năm 1924-1929 dẫn đến cung vượt qua cầu.
C. Người dân không đủ tiền mua hàng hoá.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giớ 1918-1923.
-
Câu 5:
Chủ trương của Liên Xô đối với Liên minh chống phát xít là:
A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống Phát xít và nguy cơ chiến tranh nhưng ban đầu không được chấp nhận.
B. đối đầu với các nước ta bản Anh Pháp.
C. hợp tác với Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.
D. không hợp tác với các nước tư bản.
-
Câu 6:
Điểm khác về thành tựu của chiến lược kinh tế hướng ngoại so với chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN là gì?
A. Tạo nền tảng kinh tế cho sự thành lập Cộng đồng ASEAN.
B. Thu hút được nguồn vốn lớn và kĩ thuật của nước ngoài, tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, kinh tế đối ngoại tăng trưởng.
C. Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp chế tạo, chế biến.
D. Đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước.
-
Câu 7:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi bùng nổ sớm nhất ở khu vực nào?
A. Nam Phi.
B. Trung Phi.
C. Bắc Phi.
D. Trung Phi và Nam Phi.
-
Câu 8:
Mĩ đã xoá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam dưới thời của Tổng thống nào?
A. B.Clintơn.
B. G.Busơ (cha).
C. R.Rigân.
D. G.Kennơđi.
-
Câu 9:
Ý nào không phản ánh đúng chính sách ưu tiên của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tìm cách quay trở lại các thuộc địa cũ của mình.
B. Ra sức củng cố chính quyền của giai cấp tư sản; ổn định tình hình chính trị – xã hội.
C. Tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
D. Tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
-
Câu 10:
Nhật Bản kí hiệp ước đồng ý cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình là nhằm
A. tạo liên minh chống ảnh hưởng của Liên Xô.
B. tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ và giảm chi phí quốc phòng.
C. tạo liên minh chống ảnh hưởng của Trung Quốc.
D. tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải cách dân chủ.
-
Câu 11:
Quốc gia nào không phải là thành viên của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)?
A. Thổ Nhĩ Kì.
B. Đan Mạch.
C. Hà Lan.
D. Thuỵ Điển.
-
Câu 12:
Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương là gì?
A. Hạn chế phát triển công nghiệp nặng.
B. Đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải.
C. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
D. Chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp.
-
Câu 13:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết đây là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi
A. tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
B. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
D. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
-
Câu 14:
Luận cương chính trị (10–1930) của Đảng đã xác định động lực cách mạng là
A. công nhân, nông dân.
B. tiểu tư sản trí thức, nông dân.
C. tư sản dân tộc, công nhân, nông dân.
D. trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc, nông dân.
-
Câu 15:
Cuộc mít tinh lần đầu tiên được tổ chức công khai trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Ngày 1–5–1939, tại Nhà hát lớn (Hà Nội).
B. Ngày 1–5–1938, tại khu Đấu Xảo (Hà Nội).
C. Ngày 1–8–1936, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
D. Ngày 1–5–1938, tại Bến Thuỷ (Vinh).
-
Câu 16:
Kết quả quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là gì?
A. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức.
B. Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, nới lỏng một số quyền dân sinh, dân chủ.
D. Thành lập Mặt trận Dân chủ, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp xã hội.
-
Câu 17:
Mục tiêu số một của cách mạng Việt Nam được đề ra trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5–1941) là
A. giải phóng dân tộc.
B. phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
C. thành lập chính phủ nhân dân.
D. cách mạng ruộng đất.
-
Câu 18:
Bài học nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng là vấn đề có ý nghĩa sống còn của nước ta hiện nay?
A. Dự đoán, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta.
C. Tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước, phân hoá, cô lập cao độ kẻ thù.
D. Linh hoạt trong việc kết hợp các hình thức đấu tranh cách mạng.
-
Câu 19:
Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (cuối năm 1950) nhằm mục đích gì?
A. Khai thác triệt để Đông Dương.
B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. Cùng Mĩ thiết lập ách thống trị ở Đông Dương.
D. Thiết lập khối quân sự ở Đông Dương.
-
Câu 20:
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951) đã quyết định đổi tên Đảng là
A. Đảng Dân chủ Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đảng Lao động Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Câu 21:
Tổ chức nào đã góp phần tăng cường khối đại đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược?
A. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.
B. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
-
Câu 22:
Nhằm bồi dưỡng sức dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta có chính sách nào?
A. Mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
B. Chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khoá.
C. Chia lại toàn bộ ruộng công cho nông dân.
D. Phát động triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất (từ đầu năm 1953).
-
Câu 23:
Trải qua 8 năm chiến tranh, khi Pháp ngày càng sa lầy và thất bại ở Đông Dương, thái độ của Mĩ như thế nào?
A. Can thiệp sâu hơn nữa vào Đông Dương.
B. Doạ cắt các khoản viện trợ cho Pháp ở Đông Dương.
C. Có ý định đưa quân vào Đông Dương.
D. Bắt đầu can thiệp vào Đông Dương.
-
Câu 24:
Nguyên nhân nào là quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung?
A. Sự lãnh đạo của Đảng, với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
B. Xây dựng được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh ...
C. Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô, của các nước dân chủ nhân dân, nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ,...
D. Toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
-
Câu 25:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?
A. Tăng cường thu thuế
B. Phát hành tiền giấy bạc
C. Tăng cường nhập khẩu hàng hóa Pháp
D. Nâng mức thuế quan đối với hàng hóa các nước khác
-
Câu 26:
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào
A. phát triển chính trị.
B. phát triển quốc phòng.
C. phát triển văn hóa - giáo dục.
D. phát triển kinh tế.
-
Câu 27:
Trong giai đoạn từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947, Quân giải phóng Trung Quốc ở vào thế
A. phòng ngự bị động.
B. chủ động tấn công.
C. tiêu thổ kháng chiến.
D. phòng ngự tích cực.
-
Câu 28:
Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ chủ trương
A. tiếp tục chạy đua vũ trang.
B. hỗ trợ các nước phát triển kinh tế.
C. đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.
D. thiết lập trật tự thế giới "đơn cực" với vai trò lãnh đạo.
-
Câu 29:
Những cuộc đấu tranh quyết liệt ở Nghệ An − Hà Tĩnh đã đưa đến kết quả thế nào?
A. Chính quyền thực dân, phong kiến ở tỉnh lị Nghệ An - Hà Tĩnh bị tê liệt và tan rã.
B. Ruộng đất công được chia lại công bằng.
C. Hệ thống chính quyền của thực dân và phong kiến nhiều thôn, xã bị tê liệt hoặc tan rã.
D. Hệ thống chính quyền của thực dân và phong kiến ở nhiều tỉnh bị tê liệt hoặc tan rã.
-
Câu 30:
Tại sao các Zaibatsu ở Nhật bị giải tán?
A. Vì các Zaibatsu bóc lột công nhân tàn tệ.
B. Vì các Zaibatsu nắm độc quyền, lũng đoạn nền kinh tế.
C. Vì các Zaibatsu chống lại Thiên hoàng.
D. Vì các Zaibatsu tiến hành kháng chiến chống Mỹ.
-
Câu 31:
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
D. kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
-
Câu 32:
Ý nào sau đây không phải là nội dung các vấn đề đấu tranh trong Hội nghị Yalta?
A. Phân chia lại khu vực đóng quân ở các nước phát xít và khu vực ảnh hưởng sau chiến tranh.
B. Các nước hợp tác về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới.
D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh và thành lập Liên hợp quốc.
-
Câu 33:
Sau thế chiến thứ hai, ba nước đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là
A. Indonesia, Việt Nam, Lào.
B. Indonesia, Việt Nam, Campuchia
C. Việt Nam, Lào, Campuchĩa.
D. Việt Nam, Lào, Thái Lan.
-
Câu 34:
Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.
B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ.
C. duy trì hòa bình, an ninh thế giới, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D. thi hành chính sách hòa bình, trung lập tích cực.
-
Câu 35:
Điều nào sau đây không phải là các biện pháp về mặt kinh tế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh?
A. Thu thuế chợ, thuế đò, thuế muối.
B. Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo.
C. Thành lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ lẫn nhau.
D. Đắp đê, tu sửa cầu cống đường sá.
-
Câu 36:
Sự kiện lịch sử nào đã diễn ra vào tháng 3/1952 tại Cuba?
A. N. Mandela được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên.
B. Fidel Castro cùng 135 thanh niên tấn công trại lính Moncada.
C. Mỹ giúp Batixta thiết lập chế độ độc tài quân sự.
D. Fidel Castro cùng 81 chiến sĩ trở về Cuba trên tàu Granma.
-
Câu 37:
Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
A. các công ty lớn xuất hiện ngày càng nhiều.
B. cuộc chạy đua vũ trang trở nên gay gắt.
C. trên thế giới đã diễn ra với xu thế toàn cầu hóa.
D. sự đối đầu giữa hai phe - xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trở nên nghiêm trọng.
-
Câu 38:
Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ sau chiến tranh lạnh là gì?
A. Trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
B. Đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng.
C. Là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.
D. Cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới "hai cực".
-
Câu 39:
Việt Nam vận dụng nguyên tắc nào của tổ chức Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề biển Đông?
A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
-
Câu 40:
Vai trò của EU là gì?
A. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.
B. Tổ chức thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng châu Âu thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
C. Là diễn đàn của khu vực châu Âu, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì trật tự an ninh khu vực.
D. Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.