Đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Du
-
Câu 1:
Cho biết: Ung thư thường ảnh hưởng đến người già vì?
A. Hệ thống miễn dịch yếu
B. Không có khả năng đối phó với sự thay đổi của môi trường
C. Nắm bắt sự bài tiết của một số hormone
D. Tích lũy nhiều đột biến hơn
-
Câu 2:
Đâu là ý đúng: Cơ quan chính của sự cân bằng trong cơ thể con người nằm ở đâu?
A. Phần bên trong của tai
B. Phần giữa của mũi
C. Phần trước của não
D. Phần trên cùng của cột sống
-
Câu 3:
Xác định: Các cơ giúp hình thành âm thanh trong lời nói của chúng ta được gọi là gì?
A. Xoang
B. Khoang mũi
C. yết hầu
D. Thanh quản
-
Câu 4:
Hãy cho biết: Việc duy trì một môi trường bên trong tương đối ổn định mặc dù biến động bên ngoài được gọi là quá trình gì?
A. Khuếch tán
B. Cân bằng nội môi
C. Dòng chênh lệch ion
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Cho biết: Bộ phận nào không có trong hệ tuần hoàn ở người?
A. Tim
B. Mạch máu
C. Máu
D. Da
-
Câu 6:
Xác định: Sinh vật nào biểu hiện tuần hoàn kép không hoàn toàn?
A. Chim
B. Bò sát
C. Động vật có vú
D. Cá sấu
-
Câu 7:
Xác định: Sinh vật nào không biểu hiện tuần hoàn kép?
A. Chim
B. Động vật có vú
C. Cá sấu
D. Bò sát
-
Câu 8:
Cho biết: Tên đầy đủ của CAD là gì?
A. Bệnh động mạch vành
B. Rối loạn động mạch cảnh
C. Bệnh động mạch cảnh
D. Rối loạn đau thắt ngực
-
Câu 9:
Xác định: Ý nghĩa của tâm thu đẳng tích là gì?
A. Khoảng thời gian từ khi đóng và mở van nhĩ thất
B. Khoảng thời gian từ khi đóng và mở van bán nguyệt
C. Khoảng thời gian từ khi đóng van nhĩ thất đến khi mở van bán nguyệt
D. Khoảng thời gian từ khi đóng của van bán nguyệt và độ mở của van AV
-
Câu 10:
Chọn ý đúng: Khe hở giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái được gọi là gì?
A. Van hai lá
B. Van ba lá
C. Van động mạch chủ
D. Van động mạch phổi
-
Câu 11:
Cho biết: Vách nhĩ thất được làm bằng gì?
A. Mô sụn
B. Mô sợi
C. Tế bào xương
D. Màng nhầy
-
Câu 12:
Xác định ý đúng: Những người có nhóm máu nào được coi là người chuyên cho máu?
A. A
B. B
C. O
D. AB
-
Câu 13:
Xác định: Sinh vật nào sau đây biểu hiện tuần hoàn kép không hoàn toàn?
A. Chim
B. Bò sát
C. Động vật có vú
D. Cá sấu
-
Câu 14:
Xác định: Có bao nhiêu ngăn trong tim của cá sấu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 15:
Xác định: Trong hoạt động hô hấp ở sâu bọ, sự trao đổi khí giữa các ống khí với các tế bào được thực hiện bằng cách nào?
A. Thông qua các lỗ thở.
B. Qua các túi khí trong mỗi tế bào.
C. Tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể.
D. Thông qua hệ thống mao mạch trong mỗi cơ quan.
-
Câu 16:
Đâu là ưu điểm của hệ tuần hoàn hở chưa hoàn thiện so với tuần hoàn kín?
A. Máu chảy chậm giúp sự trao đổi chất được triệt để
B. Có sắc tố hemoxianin
C. Tim không cần phải hoạt động mạnh
D. Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào nên trao đổi chất được dễ dàng
-
Câu 17:
Hãy cho biết: Ở người, sự trao đổi khí trong quá trình hô hấp được thực hiện qua đâu?
A. Bề mặt trao đổi khí của các phế nang trong phổi.
B. Hoạt động co dãn của các cơ thở làm thay đổi thế tích của khoang ngực.
C. Màng tế bào các cơ quan.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 18:
Xác định: Ở động vật, hô hấp ngoài được hiểu là gì?
A. Hô hấp ngoại bào
B. Hô hấp ngoại bào
C. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
D. Trao đổi khí qua các lỗ thở của côn trùng
-
Câu 19:
Hãy cho biết: Tại sao phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả của ĐV trên cạn?
A. Phổi có đủ các đặc điểm của củ bề mặt trao đổi khí
B. Phổi của thú gồm nhiều phế nang nên bề mặt trao đổi khí rất lớn
C. Phổi của chim có hệ thống túi khí làm tăng hiệu quả trao đổi khí
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 20:
Hãy cho biết: Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả trao đổi khí của chuột?
A. Vì chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch và có nhiều oxi hơn
B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh chim giúp phổi chim co giãn tốt hơn
C. Vì phổi chim có hệ thống ống khí trao đổi khí trực tiếp với các tế bào phổi còn phổi chuột có các phế nang phải trao đổi khí qua hệ thống mao mạch nên trao đổi khí chậm hơn
D. Vì hệ thống hô hấp của chim gồm phổi và hệ thống túi khí, hô hấp kép và không có khí cặn
-
Câu 21:
Xác định: Trao đổi khí ở người được thực hiện qua đâu?
A. Phổi mà đơn vị chức năng là các phế nang.
B. Phổi và hệ thống túi khí.
C. Các khe mang nguyên thủy ở phổi.
D. Hệ thống ống khí ở khắp cơ thể.
-
Câu 22:
Chọn ý đúng: Rắn sử dụng hình thức hô hấp nào?
A. Qua da.
B. Bằng mang.
C. Bằng hệ thống ống khí.
D. Bằng phổi.
-
Câu 23:
Xác định: Khi nồng độ H+ trong máu tăng cao sẽ kích thích trung khu hô hấp làm tăng quá trình thông khí ở phổi?
A. Sử dụng thức ăn có nhiều chất chua.
B. CO2 do hô hấp tế bào tích luỹ trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành axit cacbonic.
C. Sự phân li nước trong tế bào thành H+ và OH-
D. Ứ đọng axit lactic trong cơ.
-
Câu 24:
Xác định: Khi nồng độ ion H+ trong máu tăng, quá trình hô hấp ở cơ thể động vật sẽ thay đổi?
A. tăng nhịp và giảm cường độ
B. giảm nhịp và tăng cường độ
C. tăng nhịp và tăng cường độ
D. giảm nhịp và giảm cường độ
-
Câu 25:
Xác định: Loài động vật nào hô hấp bằng hệ thống ống khí?
A. Châu chấu.
B. Cá xương.
C. Giun đất.
D. Ếch.
-
Câu 26:
Cho biết: Loài động vật nào trao đổi khí qua mang?
A. Giun đất
B. Châu chấu
C. Tôm sông
D. Rắn
-
Câu 27:
Chọn ý đúng: Các loài động vật như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp là gì?
A. Hô hấp bằng ống khí.
B. Hô hấp bằng phổi.
C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
D. Hô hấp bằng mang.
-
Câu 28:
Xác định: Loại động vật nào hô hấp nhờ vào hệ thống ống khí phân nhánh tới tận các tế bào của cơ thể?
A. Tôm.
B. Ếch.
C. Châu chấu.
D. Rắn.
-
Câu 29:
Cho biết: Cơ quan nào là cơ quan chính để hấp thụ?
A. Miệng
B. Dạ dày
C. Ruột non
D. Ruột già
-
Câu 30:
Cho biết chất nào được vận chuyển qua hình thức vận chuyển tích cực?
A. Các ion natri
B. Các ion clorua
C. Các axit béo
D. Glyxerol
-
Câu 31:
Em hiểu: Sự hấp thụ thức ăn có nghĩa là gì?
A. Sản phẩm cuối của quá trình tiêu hóa được tống ra khỏi cơ thể
B. Sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa được tiêu hóa ra ngoài cơ thể
C. Sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa được vận chuyển đến cơ thể
D. Sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa được đưa qua niêm mạc ruột
-
Câu 32:
Cho biết: Phần trăm tinh bột bị thủy phân bởi amylase nước bọt?
A. 30%
B. 70%
C. 80%
D. 95%
-
Câu 33:
Cho biết: Vì sao tạo giống mới lại làm tăng năng suất cây trồng?
A. Giống mới có khả năng chống chịu tốt và cường độ quang hợp cao hơn.
B. Giống mới không bị nhờn đất như giống cũ, do đó quang hợp hiệu quả hơn.
C. Giống mới khiến sâu bệnh không tấn công được.
D. Giống mới thường được trồng cách li và được chăm sóc tốt hơn.
-
Câu 34:
Ý nào đúng: Đâu không phải là cách tăng năng suất cây trồng?
A. Tăng cường độ hô hấp.
B. Tăng cường độ quang hợp.
C. Tăng hệ số kinh tế.
D. Tăng diện tích lá
-
Câu 35:
Hãy cho biết: Năng suất cây trồng phụ thuộc vào đâu?
A. Khả năng quang hợp của giống cây trồng, khả năng tích lũy chất khô vào cơ quan kinh tế.
B. Nhịp điệu sinh trưởng của bô máy quang hợp
C. Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp.
D. Cả A, B và C đúng.
-
Câu 36:
Chọn ý đúng: Quang hợp quyết định khoảng bao nhiêu?
A. 90 - 95% năng suất của cây trồng.
B. 80 - 85% năng suất của cây trồng.
C. 60 - 65% năng suất của cây trồng
D. 70 - 75% năng suất của cây trồng.
-
Câu 37:
Chọn ý đúng: Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là?
A. 0,01%
B. 0,02%
C. 0,04%
D. 0,03%
-
Câu 38:
Đâu là phát biểu không đúng về ảnh hưởng của các nguyên tố khoáng đối với quang hợp?
A. N, P, S tham gia cấu thành enzim quang hợp
B. Cl tham gia vào phản ứng pha tối.
C. K tham gia điều tiết đóng mở khí khổng của lá.
D. Mg, N tham gia cấu thành diệp lục
-
Câu 39:
Hãy cho biết: Cường độ quang hợp của thực vật có thể giảm mạnh vào khi nào?
A. Buổi sáng.
B. Buổi sáng và buổi chiều
C. Buổi chiều
D. Giữa trưa.
-
Câu 40:
Cho biết: Quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ theo chiều hướng nào?
A. khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh trong giới hạn sinh thái.
B. khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp giảm.
C. đạt cực đại ở 20oC rồi sau đó giảm mạnh đến 0.
D. khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp giảm, sau đó lại tăng cực đại.