Đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2022-2023
Trường THPT Ngô Quyền
-
Câu 1:
Chọn ý đúng: Tim được bao bởi một túi màng, có bao nhiêu vách?
A. 1
B. 2
C. 3
D. không có màng bọc
-
Câu 2:
Xác định: Sinh vật nào không biểu hiện tuần hoàn kép?
A. Chim
B. Động vật có vú
C. Cá sấu
D. Bò sát
-
Câu 3:
Xác định sinh vật có vòng tuần hoàn đơn là?
A. Cá
B. Chim
C. Động vật có vú
D. Bò sát
-
Câu 4:
Đâu là ý nghĩa của tâm thu đẳng tích?
A. Khoảng thời gian từ khi đóng và mở van nhĩ thất
B. Khoảng thời gian từ khi đóng và mở van bán nguyệt
C. Khoảng thời gian từ khi đóng van nhĩ thất đến khi mở van bán nguyệt
D. Khoảng thời gian từ khi đóng của van bán nguyệt và độ mở của van AV
-
Câu 5:
Đâu là tên gọi của khe hở giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải?
A. Van động mạch chủ
B. Van hai lá
C. Van ba lá
D. Van động mạch phổi
-
Câu 6:
Xác định ý đúng: Chất nào không có trong hệ mạch?
A. Tim
B. Mạch máu
C. Máu
D. Phổi
-
Câu 7:
Chọn ý đúng: Làm thế nào có thể tránh được bệnh bào thai nguyên bào hồng cầu?
A. Sử dụng kháng thể Rh cho mẹ
B. Sử dụng kháng thể kháng Rh cho con
C. Sử dụng kháng thể kháng Rh cho mẹ
D. Sử dụng kháng thể kháng Rh cho cả hai
-
Câu 8:
Xác định: Những kháng thể nào được hình thành khi một người mẹ Rh âm tính với một đứa con Rh dương tính?
A. Kháng thể Rh được hình thành ở mẹ
B. Kháng thể Rh được hình thành ở thai nhi
C. Kháng thể Rh được hình thành trong lần mang thai thứ hai
D. Kháng thể Rh được hình thành ở cả hai
-
Câu 9:
Xác định ý đúng: Huyết tương không có các yếu tố đông máu là gì?
A. Máu
B. Huyết thanh
C. Bạch huyết
D. Dịch
-
Câu 10:
Cho biết trong máu huyết tương chiếm bao nhiêu %?
A. 35%
B. 45%
C. 50%
D. 55%
-
Câu 11:
Hãy cho biết: Chất nào không có trong máu?
A. Chất nền chất lỏng
B. Huyết tương
C. Nguyên bào sợi
D. Các yếu tố hình thành
-
Câu 12:
Xác định đâu là vai trò của kali trong cơ thể thực vật?
A. Hoạt hóa enzim.
B. Cân bằng nước và ion.
C. Mở khí khổng.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 13:
Chọn ý đúng: Nguyên tố là thành phần cấu trúc của diệp lục?
A. Hg
B. Niken
C. Kali
D. Nito
-
Câu 14:
Hãy cho biết: Ở trong cây, nguyên tố sắt có vai trò gì?
A. là thành phần cấu trúc của protein, axit nucleic.
B. là thành phần của thành tế bào và màng tế bào
C. là thành phần cấu trúc của diệp lục
D. là thành phần của xitocrom và hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục
-
Câu 15:
Xác định ý đúng: Triệu chứng của cây khi thiếu sắt là?
A. gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng
B. lá nhỏ có màu vàng.
C. lá non có màu lục đậm không bình thường
D. lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.
-
Câu 16:
Xác định: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu canxi của cây là?
A. gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.
B. lá non có màu lục đậm không bình thường,
C. lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.
D. lá nhỏ có màu vàng.
-
Câu 17:
Hãy cho biết: Ở thực vật trên cạn, vì sao trên đất nhiều mùn cây sinh trưởng tốt?
A. Đất mùn có chứa nhiều oxi.
B. Trong mùn có chứa nhiều khoáng
C. Trong mùn có chứa nhiều nitơ
D. Đất mùn tơi xốp giúp cây hút nước dễ hơn
-
Câu 18:
Hãy cho biết đâu là ý đúng: Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây lá cây sẽ xanh lại?
A. Fe3+.
B. Mg2+.
C. Ca2+.
D. Na+.
-
Câu 19:
Cho biết: Khi bón phân qua lá cần lưu ý điều gì?
A. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa.
B. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.
C. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa.
D. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.
-
Câu 20:
Hãy cho biết: Amôn hóa là quá trình gì?
A. Biến đổi NO3- thành NH4+
B. Tổng hợp các axit amin.
C. Biến đổi chất hữu cơ thành amôniac
D. Biến đổi NH4+ thành NO3-
-
Câu 21:
Xác định đâu là nhóm các nguyên tố đa lượng trong các nguyên tố: Nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm?
A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt.
B. Nitơ, kali, photpho và kẽm.
C. Nitơ, photpho, kali, canxi và đồng.
D. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi.
-
Câu 22:
Đâu là nguyên tố vi lượng?
A. K, Zn, Mo
B. Mn, Cl, Zn
C. C, H, B
D. B, S, Ca
-
Câu 23:
Xác định: Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thường biểu hiện rõ nhất ở cơ quan nào?
A. Sự thay đổi kích thước của cây
B. Sự thay đổi số lượng lá trên cây
C. Sự thay đổi số lượng quả trên cây
D. Sự thay đổi màu sắc lá cây
-
Câu 24:
Em hãy cho biết: Cây cần những thành phần nào để tiến hành quang hợp?
A. Nước, chất diệp lục.
B. Khí cacbônic, năng lượng ánh sáng mặt trời.
C. Các bó mạch.
D. Cả A và B.
-
Câu 25:
Hãy cho biết: Bào quan không tham gia vào quá trình hô hấp sáng ở thực vật?
A. Perôxixôm.
B. Trung thể
C. Ti thể.
D. Lục lạp.
-
Câu 26:
Hãy cho biết ý nào đúng: Những bào quan nào cùng tham gia vào quá trình hô hấp sáng ở thực vật?
A. Lưới nội chất, perôxixôm, ti thể.
B. Lưới nội chất, ribôxôm, ti thể.
C. Lục lạp, lizôxôm, ti thể.
D. Lục lạp, perôxixôm, ti thể.
-
Câu 27:
Xác định đâu là điểm giống nhau trong chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C4 và CAM?
A. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào mô giậu
B. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG
C. Có sự tham gia của 2 loại lục lạp
D. Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP
-
Câu 28:
Xác định: Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp được gọi là?
A. Cường độ ánh sáng cực đại.
B. Điểm bù ánh sáng.
C. Cường độ ánh sáng trung bình.
D. Điểm bão hòa ánh sáng
-
Câu 29:
Em hãy xác định khi nói về con đường truyền năng lượng của các sắc tố quang hợp?
A. Carotenoit hấp thụ năng lượng và trực tiếp chuyển hóa thành ATP để cung cấp cho phản ứng tối.
B. Tất cả các sắc tố quang hợp đều có chức năng hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành ATP.
C. Carotenoit hấp thụ năng lượng và truyền về cho diệp lục b; diệp lục b truyền về cho diệp lục a.
D. Diệp lục b hấp thụ năng lượng và truyền về cho carotenoit hoặc truyền về cho diệp lục a.
-
Câu 30:
Xác định: Pha sáng của quang hợp ở thực vật diễn ra tại đâu?
A. Chất nền lục lạp.
B. Màng trong ti thể.
C. Chất nền ti thể.
D. Màng tilacoit.
-
Câu 31:
Cho biết: Đối với quá trình quang hợp ở một loài thực vật, điểm bão hòa ánh sáng?
A. Cường độ quang hợp của cây khi cường độ ánh sáng đạt tối đa.
B. Giá trị cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp đạt tối đa.
C. Giá trị cường độ ánh sáng tối đa mà quang hợp vẫn có thể xảy ra.
D. Cường độ quang hợp tối đa của thực vật trong điều kiện ánh sáng hữu hạn.
-
Câu 32:
Đâu là ý đúng khi nói về các thí nghiệm ở thực vật?
A. Tiến hành thí nghiệm phát hiện hô hấp ở hạt, ta có thể sử dụng hạt khô hoặc hạt nảy mầm đều được
B. Giấy lọc tẩm coban clorua có màu hồng, khi thoát hơi nước xảy ra ở lá giấy sẽ chuyển màu xanh da trời
C. Tiến hành thí nghiệm chiết rút sắc tố carotenoit ở lá người ta sử dụng dung môi là nước cất.
D. Tiến hành thí nghiệm chiết rút sắc tố diệp lục ở lá người ta sử dụng dung môi là cồn 90O – 96O.
-
Câu 33:
Hãy cho biết: Khi nói về vai trò của quá trình quang hợp ở thực vật, ý nào sai?
A. Quang hợp cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
B. Quang hợp tạo ra toàn bộ các chất hữu cơ trên trái đất.
C. Quang hợp hấp thụ CO2 và giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
D. Quang hợp chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các hợp chất hữu cơ.
-
Câu 34:
Xác định ý đúng: Trong chu trình cacbon, cacbon từ môi trường vô sinh được sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ cho sinh vật nhờ quá trình?
A. Hô hấp.
B. Tiêu hóa.
C. Phân giải chất hữu cơ.
D. Quang hợp.
-
Câu 35:
Đâu là ý đúng: Sản phẩm của quá trình quang phân li nước bao gồm các thành phần?
A. CO2, C6H12O6
B. H+, electron và O2
C. Electron và NADPH
D. H+, O2, NADPH
-
Câu 36:
Hãy cho biết: Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ do đâu?
A. Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu
B. Rễ cây phân nhánh chiếm chiều rộng
C. Rễ lan toả hướng đến nguồn nước ở trong đất
D. Rễ hình thành một số lượng khổng lồ tế bào lông hút
-
Câu 37:
Xác định: Quá trình nào không diễn ra ở pha sáng của quang hợp?
A. Cố định CO2
B. Quang phân li nước
C. Hình thành các chất có tính khử mạnh
D. Tổng hợp ATP
-
Câu 38:
Xác định: Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm?
A. CO và ATP
B. Năng lượng ánh sáng
C. Nước và O2
D. ATP và NADPH
-
Câu 39:
Xác định đâu là thành phần của diệp lục trong các nguyên tố: N, P, K, Ca, Fe, Mg?
A. N, P, Ca
B. N, Mg
C. K, N, Mg
D. Mg, Fe
-
Câu 40:
Chọn ý đúng: Trong quang hợp, ôxi được giải phóng ra có nguồn gốc từ?
A. phân tử nước
B. phân tử CO2
C. phân tử C6H12O6
D. phân tử APG