Đề thi HK1 môn Toán 7 năm 2020
Trường THCS Nghĩa Lâm
-
Câu 1:
Tập hợp số hữu tỉ được kí hiệu là?
A. N
B. N*
C. Q
D. R
-
Câu 2:
Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng phân số a/b với:
A. a = 0 ; b ≠ 0
B. a, b ∈ Z, b ≠ 0
C. a, b ∈ N
D. a ∈ N, b ≠ 0
-
Câu 3:
Trong các khẳng định sau, khẳng định sai là:
A. N ⊂ Z
B. N* ⊂ N
C. N ⊂ Q
D. Q ⊂ Z
-
Câu 4:
Có bao nhiêu số hữu tỉ thỏa mãn có mẫu bằng 7, lớn hơn \(\frac{{ - 5}}{9}\) và nhỏ hơn \(\frac{{ - 2}}{9}\)
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 5:
Cho các số hữu tỉ: \(\frac{{ - 2}}{3};\frac{{ - 3}}{5};\frac{2}{3};\frac{5}{4};0\). Hãy sắp xếp các số hửu tỉ trên theo thứ tự tăng dần:
A. \(\frac{{ - 2}}{3};\frac{{ - 3}}{5};0;\frac{5}{4};\frac{2}{3}\)
B. \(\frac{{ - 3}}{5};\frac{{ - 2}}{3};0;\frac{5}{4};\frac{2}{3}\)
C. \(\frac{{ - 3}}{5};\frac{{ - 2}}{3};0;\frac{2}{3};\frac{5}{4}\)
D. \(\frac{{ - 2}}{3};\frac{{ - 3}}{5};0;\frac{2}{3};\frac{5}{4}\)
-
Câu 6:
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. \(\frac{0}{2}\) là số hữu tỉ dương
B. \(\frac{-2}{-7}\) là số hữu tỉ dương
C. \(\frac{3}{0}\) vừa là số hữu tỉ dương vừa là số hữu tỉ âm
D. \(\frac{0}{5}\) không là số hữu tỉ
-
Câu 7:
Cho số hữu tỉ \(x = \frac{{a - 3}}{2}\). Với giá trị nào của a thì x là số nguyên dương?
A. a = 3 − 2k (k ∈ N*)
B. a = 3 + k (k ∈ N*)
C. a = 2k (k ∈ N*)
D. a = 3 + 2k (k ∈ N*)
-
Câu 8:
Cho các phân số sau: \(\frac{1}{2};\frac{{12}}{{28}};\frac{6}{{21}};\frac{{ - 30}}{{ - 70}};\frac{{15}}{{ - 35}};\frac{7}{3};\frac{{ - 3}}{7}\)
Có bao nhiêu phân số biểu diễn số hữu tỉ \(\frac37\)?
A. 1
B. 2
C. 6
D. 7
-
Câu 9:
Số \(\frac{-5}{12}\) là kết quả của phép tính nào dưới đây?
A. \(\frac{{ - 1}}{6} + \frac{{ - 3}}{{12}}\)
B. \(1 - \frac{{ - 17}}{{12}}\)
C. \(\frac{{ - 7}}{{12}} + 1\)
D. \(\frac{{ - 1}}{6} - \frac{{ - 3}}{{12}}\)
-
Câu 10:
Chọn kết luận đúng nhất về kết quả của phép tính \(\frac{{ - 2}}{{13}} + \frac{{ - 11}}{{26}}\) là:
A. Là số nguyên âm
B. Là số nguyên dương
C. Là số hữu tỉ âm.
D. Là số hữu tỉ dương.
-
Câu 11:
Tìm x biết (x + 2)(x - 1) < 0.
A. 1 < x < 2
B. -2 < x < 1
C. -1 < x < 2
D. -2 < x < -1
-
Câu 12:
Gọi x0 là giá trị thỏa mãn \(\frac{5}{7}:x - \frac{2}{5} = \frac{1}{3}\). Chọn câu đúng?
A. x0 < 1
B. x0 = 1
C. x0 > 1
D. x0 = -1
-
Câu 13:
Với giá trị nào dưới đây của m thì số hữu tỉ \(x = \frac{{m + 1}}{{2100}}\) là số hữu tỉ dương?
A. -1
B. 2
C. -2100
D. -2
-
Câu 14:
Viết biểu thức \({3^4}{.3^5}:\frac{1}{{27}}\) dưới dạng lũy thừa của một số ta được kết quả nào dưới đây?
A. 310
B. 311
C. 312
D. 313
-
Câu 15:
Cho hai số a = 9920 và b = 999910. Khẳng định nào sau đây là đúng
A. a = b
B. a < b
C. a > b
D. \(a \ge b\)
-
Câu 16:
Cho 20n : 5n = 4. Tìm n.
A. n = 0
B. n = 3
C. n = 2
D. n = 1
-
Câu 17:
Cho x; y; z là ba số dương phân biệt. Tìm tỉ số \(\frac{x}{y}\) biết \(\frac{y}{{x - z}} = \frac{{x + y}}{z} = \frac{x}{y}\).
A. \(\frac{x}{y}=2\)
B. \(\frac{x}{y}=\frac 1 2\)
C. \(\frac{x}{y}=4\)
D. \(\frac{x}{y}=\frac 1 4\)
-
Câu 18:
Cho bốn số m, n, 5, 7 với m, n ≠ 0 và 5m = 7n, một tỉ lệ thức đúng được thiết lập từ bốn số trên là?
A. \(\frac{5}{m} = \frac{7}{n}\)
B. \(\frac{n}{7} = \frac{5}{m}\)
C. \(\frac{5}{7} = \frac{m}{n}\)
D. \(\frac{5}{7} = \frac{n}{m}\)
-
Câu 19:
Hai lớp 6A và 6B đi lao động trồng cây. Biết rằng tỉ số giữa số cây trồng được của lớp 6A và lớp 6B là 0,875 và lớp 6B trồng nhiều hơn lớp 6A là 23 cây. Tính số cây mỗi lớp đã trồng
A. 131 và 154
B. 141 và 164
C. 151 và 174
D. 161 và 184
-
Câu 20:
Cho 7x = 4y và y - x = 24. Tìm giá trị x, y?
A. y = 4; x = 7
B. x = 32; y = 56
C. x = 56; y = 32
D. x = 4; y = 7
-
Câu 21:
Hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tại điểm O tạo thành 4 góc. Tổng số các cặp góc đối đỉnh (không kể góc bẹt) là:
A. 3 cặp
B. 6 cặp
C. 9 cặp
D. 2 cặp
-
Câu 22:
Đường trung trực của đoạn thẳng AB là:
A. Đường thẳng vuông góc với đoạn AB
B. Đường thẳng đi qua trung điểm của AB
C. Đường thẳng vuông góc với AB tại trung điểm của AB
D. Đường thẳng vuông góc với AB tại A.
-
Câu 23:
Tiên đề Ơclít được phát biểu:
“Qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng a ....”
A. Có duy nhất một đường thẳng đi qua M và song song với a.
B. Có hai đường thẳng song song với a.
C. Có ít nhất một đường thẳng song song với a.
D. Có vô số đường thẳng song song với a.
-
Câu 24:
Nếu c ⊥ a và b ⊥ a thì:
A. a // b
B. b // c
C. a ⊥ b
D. c ⊥ b
-
Câu 25:
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. Nếu a // c và b // c thì a // b
B. Nếu a ⊥ c và b ⊥ c thì a // b
C. Nếu a ⊥ c và b ⊥ c thì a ⊥ b
D. Nếu a ⊥ c và b // c thì a ⊥ b
-
Câu 26:
Hai góc đối đỉnh thì
A. Bù nhau.
B. Phụ nhau.
C. Bằng nhau.
D. Cùng bằng 90o.
-
Câu 27:
Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bao nhiêu cặp góc đối đỉnh.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Đường thẳng xy là trung trực của đoạn thẳng MN khi
A. xy đi qua điểm I của MN.
B. xy ⊥ MN.
C. xy ⊥ MN tại I và IM = IN.
D. xy // MN và IM = IN.
-
Câu 29:
Qua 1 điểm ở ngoài đường thẳng cho trước, ta vẽ được bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng cho trước.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 30:
Số điểm chung của hai đường thẳng song song là
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3