Đề thi HK1 môn Toán 7 năm 2021-2022
Trường THCS Lê Lợi
-
Câu 1:
Thực hiện phép tính \(\frac{1}{2} - \frac{{ - 1}}{3} + \frac{1}{{23}} + \frac{1}{6} \) ta được:
A. \( \frac{{24}}{{17}}\)
B. \( \frac{{24}}{{23}}\)
C. \( \frac{{11}}{{23}}\)
D. \( \frac{{11}}{{42}}\)
-
Câu 2:
Thực hiện phép tính \(\frac{{15}}{7} - \left( {\frac{1}{2} - \frac{5}{2}} \right) \) ta được:
A. \( \frac{{54}}{7}\)
B. \( \frac{{11}}{7}\)
C. \( \frac{{29}}{7}\)
D. \( \frac{{9}}{7}\)
-
Câu 3:
Thực hiện phép tính \(\frac{1}{2} - \left( {\frac{1}{3} + \frac{1}{{10}}} \right)\) ta được:
A. 1
B. \( \frac{2}{{15}}\)
C. \( \frac{1}{{15}}\)
D. \( \frac{11}{{15}}\)
-
Câu 4:
Tìm x biết \(\frac{{ - 2}}{4} + \frac{5}{6}x = \frac{{ - 4}}{{15}}\)
A. x=1
B. \(x = \frac{9}{{25}}\)
C. \(x = \frac{7}{{25}}\)
D. \(x = \frac{11}{{25}}\)
-
Câu 5:
Tìm x biết \(\frac{4}{5}x - 3\frac{4}{5} = \frac{{ - 3}}{5}\)
A. x=4
B. x=1
C. x=3
D. x=2
-
Câu 6:
Tìm x biết \(\frac{3}{4} + \frac{1}{4}x = \frac{2}{5}\)
A. \(x = - \frac{1}{5}\)
B. \(x = - \frac{7}{5}\)
C. \(x = - \frac{4}{5}\)
D. \(x = - \frac{11}{5}\)
-
Câu 7:
Giá trị của biểu thức \(H = 5\frac{2}{3}:\left( {\frac{{ - 2}}{7}} \right) - 7\frac{1}{3}:\frac{2}{7} \) là
A. 1
B. \( \frac{{1}}{2}\)
C. \( \frac{{91}}{2}\)
D. \( \frac{{11}}{2}\)
-
Câu 8:
Cho góc (xOy ) đối đỉnh với góc (x'Oy' ) và góc (xOy) = 1200 Tính số đo góc (x'Oy' ).
A. 600
B. 1200
C. 2400
D. 800
-
Câu 9:
Cho hai đường thẳng xx' và yy' giao nhau tại O sao cho góc (xOy) = 450 . Chọn câu sai.
A. \( \widehat {x'Oy} = {135^ \circ }\)
B. \( \widehat {x'Oy'} = {45^ \circ }\)
C. \( \widehat {xOy'} = {135^ \circ }\)
D. \( \widehat {x'Oy'} = {135^ \circ }\)
-
Câu 10:
Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O. Góc đối đỉnh với góc (xOy') là:
A. \( \widehat {x'Oy'}\)
B. \( \widehat {x'Oy}\)
C. \( \widehat {xOy}\)
D. \( \widehat {y'Ox}\)
-
Câu 11:
Thực hiện phép tính \(\left( {\frac{4}{9} - \frac{3}{5}} \right):\frac{6}{5} + \left| {\frac{5}{9} - \frac{2}{5}} \right|:\frac{6}{5}\) ta được:
A. 1
B. -1
C. 2
D. 0
-
Câu 12:
Thực hiện phép tính \(\left| {0,5 - \frac{3}{4}} \right| \cdot \left| {\frac{1}{5} - 0,4} \right| \) ta được:
A. \(\frac{33}{{20}}\)
B. \(\frac{1}{{2}}\)
C. \(\frac{1}{{20}}\)
D. \(\frac{11}{{20}}\)
-
Câu 13:
\({4^6}\) bằng với:
A. \( {2^{9}}\)
B. \( {2^{12}}\)
C. \( {2^{4}}\)
D. \( {2^{6}}\)
-
Câu 14:
\({\left( { - 20.{x^2}} \right)^3} \) bằng với:
A. \(- 2000.{x^6}\)
B. \(2000.{x^6}\)
C. \(- 8000.{x^6}\)
D. \(-60.{x^6}\)
-
Câu 15:
Có bao nhiêu cặp (x,y) thỏa mãn \(\frac{x}{4} = \frac{y}{7}\) và xy = 112
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 16:
Có thể lập được bao nhiêu tỉ lệ thức từ các số sau: 5; 25; 125; 625
A. 0
B. 4
C. 8
D. 12
-
Câu 17:
Các tỉ lệ thức có thể có được từ đẳng thức 5.(-27) = (-9).15 là
A. \(\frac{5}{{15}} = \frac{9}{{27}};\frac{{15}}{5} = \frac{{ - 27}}{{ - 9}};\frac{5}{{ - 9}} = \frac{{15}}{{ - 27}};\frac{{ - 9}}{5} = \frac{{ - 27}}{{15}}\)
B. \(\frac{5}{{15}} = \frac{9}{{27}};\frac{{15}}{5} = \frac{{ - 27}}{{ - 9}};\frac{5}{{ - 9}} = \frac{{15}}{{ - 27}};\frac{{ - 9}}{5} = \frac{{ - 15}}{{27}}\)
C. \(\frac{15}{{5}} = \frac{9}{{27}};\frac{{15}}{5} = \frac{{ - 27}}{{ 9}}\)
D. \(\frac{15}{{5}} = \frac{9}{{27}};\frac{{15}}{5} = \frac{{ - 27}}{{ - 9}};\frac{5}{{ - 9}} = \frac{{15}}{{ - 27}};\frac{{ - 9}}{5} = \frac{{ - 15}}{{27}}\)
-
Câu 18:
Trước khi bán, người ta đã phân loại gạo thành ba loại có khối lượng tỉ lệ với các số 4;9;3. Tính số gạo mỗi bao trong 16 tấn gạo.
A. 4 tấn, 7 tấn, 3 tấn.
B. 3 tấn, 6 tấn, 9 tấn.
C. 12 tấn, 15 tấn, 3 tấn.
D. 4 tấn, 9 tấn, 3 tấn.
-
Câu 19:
Tìm x, y, z biết \(\frac{x}{{11}} = \frac{y}{{ - 3}} = \frac{z}{{ - 4}};x + y + z = 8.\)
A. x=22, y=-6, z=-8
B. x=7, y=-6, z=8
C. x=11, y=-3, z=4
D. x=20, y=-15, z=12
-
Câu 20:
Trong các phân số \(\frac{2}{7};\frac{2}{{45}};\frac{{ - 5}}{{ - 240}};\frac{{ - 7}}{{18}}\). Có bao nhiêu phân số được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 21:
Đường trung trực của một đoạn thẳng là
A. Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng đó
B. Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng đó
C. Đường thẳng cắt đoạn thẳng đó
D. Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm đoạn thẳng đó
-
Câu 22:
Cho 4 đường thẳng phân biệt đồng quy tại một điểm. Có tất cả bao nhiêu góc khác góc bẹt?
A. 16
B. 24
C. 20
D. 28
-
Câu 23:
Cho \( \widehat {AOB} = {140^0}\). Tia OC nằm giữa hai tia OA,OB sao cho \( \widehat {AOC} = {50^0}\) Chọn câu đúng
A. OA⊥OC
B. OB⊥OC
C. \( \widehat {BOC} = {80^0}\)
D. OA⊥OB
-
Câu 24:
Cho hình vẽ sau. Biết AB//CD, \(\widehat {CHG}=80^o\). Tính \(\widehat {BGH}.\)
A. 1000
B. 800
C. 100
D. 1200
-
Câu 25:
Cho y tỉ lệ thuận với x theo hệ số \(k=\frac{4}{5}\), cho x=-45, khi đó y bằng:
A. 21
B. -36
C. -12
D. -15
-
Câu 26:
Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, x=-15; y=27. Hệ số tỉ lệ thuận của x với y là:
A. \(k= - \frac{1}{9}\)
B. \(k= - \frac{5}{9}\)
C. \(k= - \frac{7}{9}\)
D. \(k= - \frac{9}{5}\)
-
Câu 27:
5m dây đồng nặng 43g. Hỏi 10km dây đồng như thế nặng bao nhiêu kilôgam?
A. 86kg.
B. 84kg.
C. 82kg.
D. 80kg.
-
Câu 28:
Chu vi của một hình chữ nhật là 64cm. Tính độ dài mỗi cạnh biết rằng chúng tỉ lệ với 3 và 5.
A. 12;20
B. 20;12
C. 9;15
D. 15;9
-
Câu 29:
Cho x tỉ lệ thuận với y theo hệ số k=-10, y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số a=3. Khi đó x tỉ lệ nghịch với z theo hệ số:
A. a=-30
B. a=-13
C. \(a=-\frac{3}{10}\)
D. \(a=-\frac{10}{3}\)
-
Câu 30:
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì tích hai giá trị tương ứng luôn không đổi
B. Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỉ số giữa hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
C. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ là 3. Khi đó, với x = 3 thì y = 1
D. Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số giữa hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
-
Câu 31:
Cho hai đường thẳng a và b cùng vuông góc với đường thẳng c, c vuông góc với a tại M và vuông góc với b tại N. Một đường thẳng m cắt a, b tại A, B. Biết \( \widehat {ABN} - \widehat {MBA} = {40^0}.\). Số đo \( \widehat {BAM}\) là:
A. 800
B. 700
C. 750
D. 1080
-
Câu 32:
Phần giả thiết: \( c \cap a = \left\{ A \right\};c \cap b = \left\{ B \right\};\widehat {{A_1}} + \widehat {{B_2}} = {180^0}\) (tham khảo hình vẽ) là của định lý nào dưới đây?
A. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc ngoài cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song.
B. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc so le trong bù nhau thì hai đường thẳng đó song song.
C. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.
D. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song.
-
Câu 33:
Làm tròn số 21,549 đến chữ số thập phân thứ nhất ta được số
A. 21,55
B. 21,54
C. 21,545
D. 21,5
-
Câu 34:
Cho \( A = \sqrt {x + 2} + \frac{3}{{11}}\). Tìm giá trị nhỏ nhất của A.
A. \(- \frac{3}{{11}}\)
B. \( \frac{3}{{11}}\)
C. \(- \frac{2}{{11}}\)
D. \( \frac{2}{{11}}\)
-
Câu 35:
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức sau: \(P = - 5 - \sqrt {x + 3} \)
A. max B = - 3
B. max B = - 4
C. max B = - 6
D. max B= - 5
-
Câu 36:
Tìm x, biết: \(3.(10+x)=111\)
A. 22
B. 24
C. 25
D. 27
-
Câu 37:
Tính: \(B = \left( {3{1 \over 3}.1,9 + 19,5:4{1 \over 3}} \right).\left( {{{62} \over {75}} - {4 \over {25}}} \right)\)
A. \(B = \dfrac{{63}}{9}\)
B. \(B = \dfrac{{64}}{9}\)
C. \(B = \dfrac{{65}}{9}\)
D. \(B = \dfrac{{64}}{9}\)
-
Câu 38:
Biết rằng điểm A(a;−1,4) thuộc đồ thị của hàm số y = 3,5x. Tìm giá trị của a
A. a = -0,4
B. a = -0,3
C. a = -0,2
D. a = -0,1
-
Câu 39:
Cho \(f\left( x \right) = - x\). Tính \(f\left( { - \frac{{11}}{3}} \right) \) ta được:
A. \(\frac{{1}}{3}\)
B. \(\frac{{11}}{3}\)
C. \(-\frac{{11}}{3}\)
D. \(-\frac{{7}}{3}\)
-
Câu 40:
Cho tam giác ABC và tam giác DEF có: \(\widehat B = \widehat D = {90^0};AC = FE;\widehat A = \widehat E\). Tính độ dài AB biết DE = 5cm
A. 4 cm
B. 3 cm
C. 5 cm
D. 6 cm