Đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020
Trường THPT Nguyễn Trung Trực
-
Câu 1:
Một vật rơi tự do từ độ cao h = 500m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Thời gian kể từ lúc rơi đến khi vật chạm đất là:
A. 5s
B. 10s
C. 20s
D. 7,07s
-
Câu 2:
Phương trình chuyển động của một vật chuyển động biến đổi đều có dạng: \(x = 5 + 2t + 0,25{t^2}\) (x tính bằng m; t tính bằng giây). Phương trình vận tốc của vật đó là (v đo bằng m/s):
A. v=−2+0,5t
B. v=−2+0,25t
C. v=2+0,5t
D. v=2−0,25t
-
Câu 3:
Một hành khách ngồi trong tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy tài N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi tàu nào chuyển động so với sân ga
A. Tài H đứng yên, tàu N chạy
B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên
C. Cả hai tàu đều chạy
D. Cả hai tàu đều đứng yên
-
Câu 4:
Trong chuyển động tròn đều thì
A. Tốc độ dài của chất điểm là không đổi
B. Véc tơ vận tốc của chất điểm là không đổi
C. Véc tơ gia tốc không đổi
D. Véc tơ vận tốc của chất điểm thay đổi cả về hướng và độ lớn
-
Câu 5:
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian ?
A. Gia tốc
B. Tốc độ tức thời
C. Tọa độ
D. Quãng đường đi
-
Câu 6:
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của gia tốc rơi tự do ?
A. Phương thẳng đứng
B. Chiều từ trên xuống dưới
C. Độ lớn không thay đổi theo độ cao
D. Độ lớn phụ thuộc vào vị trí địa lý
-
Câu 7:
Yếu tố nào sau đây không phụ thuộc vào hệ quy chiếu
A. Vật làm mốc
B. Hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc
C. Gốc thời gian
D. Vật chuyển động
-
Câu 8:
Chuyển động nào sau đây có vận tốc trung bình luôn bằng vận tốc tức thời
A. Chuyển động nhanh dần đều
B. Chuyển động chậm dần đều
C. Chuyển động thẳng đều
D. Chuyển động tròn đều
-
Câu 9:
Phương trình nào sau đây biểu diễn chuyển động thẳng chậm dần đều ? (x tính bằng m; t tính bằng giây)
A. \({x = 20 - 3t - 2{t^2}}\)
B. \({x = 12 + 5t + 3{t^2}}\)
C. \({x = 100 - 10t}\)
D. \({x = 25 - 6t + 4{t^2}}\)
-
Câu 10:
Một thước đo chiều dài có độ chia nhỏ nhất là 1cm. Sai số hệ thống của thước đo trên là
A. 1cm
B. 0,5cm
C. 1mm
D. 0,5mm
-
Câu 11:
Một vật rơi tự do từ nơi có độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là
A. \({v = \sqrt {gh} }\)
B. \({v = \sqrt {2gh} }\)
C. \({v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} }\)
D. \({\sqrt {\frac{h}{g}} }\)
-
Câu 12:
Công thức liên hệ giữa vận tốc dài và tốc độ góc của chuyển động thẳng đều có dạng
A. \({v = \frac{\omega }{R}}\)
B. \({v = \sqrt {\omega R} }\)
C. \({v = \frac{{{\omega ^2}}}{R}}\)
D. \(v={\omega R}\)
-
Câu 13:
Vận tốc tuyệt đối
A. Là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động
B. Bằng tổng của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo
C. Là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên
D. Luôn lớn hơn vận tốc tương đối.
-
Câu 14:
Trong chuyển động tròn đều vecto vận tốc dài có
A. phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.
B. độ lớn thay đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.
C. độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.
D. độ lớn không đổi và có phương trùng với bán kính quỹ đạo.
-
Câu 15:
Chuyển động cơ là sự thay đổi … của vật này so với vật khác theo thời gian. Từ cần điền vào chỗ trống là:
A. chiều
B. phương
C. hướng
D. vị trí
-
Câu 16:
Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 10 + 60t (km, h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào so với gốc tọa độ và với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm cách gốc tọa độ 60 km với vận tốc 10 km/h.
B. Từ gốc tọa độ với vận tốc 60 km/h.
C. Từ điểm cách gốc tọa độ 10 km với vận tốc 60 km/h.
D. Từ gốc tọa độ với vận tốc 10 km/h.
-
Câu 17:
Trong các phương trình sau, phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều là
A. x = t² + 4t – 10
B. x = –0,5t – 4
C. x = 5t² – 20t + 5
D. x = 10 + 2t + t²
-
Câu 18:
Sự rơi tự do là sự chuyển động của vật khi
A. không có lực tác dụng.
B. tổng các lực tác dụng lên vật bằng không.
C. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực với vận tốc ban đầu bằng không.
D. bỏ qua lực cản của không khí.
-
Câu 19:
Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3 giờ, khi chạy về mất 6 giờ. Nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước từ A đến B thì mất
A. 13 giờ.
B. 12 giờ.
C. 11 giờ.
D. 10 giờ.
-
Câu 20:
Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động
A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.
B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.
C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại.
D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.
-
Câu 21:
Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2. Độ sâu định lượng của giếng nước đó là
A. 43 m.
B. 45 m.
C. 39 m.
D. 41 m.
-
Câu 22:
Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do bằng 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là:
A. 9,8 m/s
B. 1,0 m/s
C. 10 m/s
D. 0,98 m/s
-
Câu 23:
Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 12 km/h bỗng hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều, sau một phút thì dừng lại. Độ lớn gia tốc của xe là:
A. \({\frac{{10}}{3}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}}\)
B. \({\frac{1}{{18}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}}\)
C. \({\frac{1}{5}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}}\)
D. \({\frac{1}{2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}}\)
-
Câu 24:
Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo đường trục Ox có dạng x = 5 – 20t (x đo bằng km và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2 giờ chuyển động là
A. 35 km
B. 40 km
C. -40 km
D. -35 km
-
Câu 25:
Một người đi xe máy xuất phát từ địa điểm M lúc 8 giờ để chạy tới điểm N cách M một khoảng 180 km. Hỏi người đi xe máy phải chạy với vận tốc bằng bao nhiêu để có thể tới N lúc 12 giờ ? Coi chuyển động của xe máy là thẳng đều.
A. 40 km/h
B. 45 km/h
C. 50 km/h
D. 35 km/h
-
Câu 26:
Chọn khẳng định đúng
A. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, gia tốc luôn cùng chiều với vận tốc.
B. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
C. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc giảm đều theo thời gian.
D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, gia tốc luôn cùng chiều với vận tốc.
-
Câu 27:
Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm ?
A. Mặt Trăng tự quay quanh trục của nó
B. Một hành khách trên xe bút
C. Hòn bi rơi từ trên cao xuống đất
D. Cái đu quay đang chuyển động quanh trục của nó
-
Câu 28:
Một ô tô chạy trên một đường thẳng với vận tốc 10 m/s. Hai giây sau, vận tốc của xe là 15 m/s. Hỏi gia tốc trung bình của xe trong khoảng thời gian đó bằng bao nhiêu ?
A. 1,5m/s2
B. 3,5m/s2
C. 0,5m/s2
D. 2,5m/s2
-
Câu 29:
Một ô tô chuyển động thẳng đều từ A đến B trên đường thẳng AB với vận tốc 60 km/h, ô tô xuất phát tại A. Quãng đường AB = 100 km. Chọn trục tọa độ Ox có gốc O ở A, phương trùng với đường thẳng AB, chiều dương từ A đến B. Chọn gốc thời gian lúc ô tô xuất phát. Phương trình chuyển động của ô tô là
A. x = 100−60t
B. x = 100+60
C. x = 60t
D. x = 60(t−2)
-
Câu 30:
Một vật đứng yên
A. Khi vị trí của nó so với vật cố định là không đổi
B. Khi khoảng cách của nó đến một vật cố định là không đổi
C. Khi vị trí của nó so với vật khác là không đổi
D. Khi khoảng cách của nó đến vật khác là không đổi
-
Câu 31:
Chỉ ra phát biểu sai
A. Gia tốc rơi tự do ở các nơi khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau
B. Gia tốc rơi tự do ở các độ cao khác nhau so với mặt đất thì khác nhau
C. Gia tốc rơi tự do của các vật có khối lượng khác nhau thì luôn khác nhau
D. Gia tốc rơi tự do không phụ thuộc vào kích thước và khối lượng của vật
-
Câu 32:
Hai lực cân bằng là hai lực
A. có cùng độ lớn.
B. cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn.
C. đặt vào một vật, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.
D. trực đối.
-
Câu 33:
Hai người khiêng một vật nặng 1200N bằng một đòn tre dài 1m, một người đặt điểm treo của vật cách vai mình 40cm. Bỏ qua trọng lượng của đòn tre. Mỗi người phải chịu một lực bao nhiêu?
A. 480 N, 720 N
B. 450 N, 630 N
C. 385 N, 720 N
D. 545 N, 825 N
-
Câu 34:
Một người nâng một tấm gỗ dài 1,5 m, nặng 30 kg và giữ cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc 60°. Biết trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người đó nâng 120 cm, lực nâng vuông góc với tấm gỗ. Tính lực nâng của người đó.
A. 300 N
B. 51,96 N
C. 240 N
D. 30 N
-
Câu 35:
Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
A. tốc độ góc của vật
B. khối lượng của vật
C. hình dạng và kích thước của vật
D. vị trí của trục quay
-
Câu 36:
Chọn câu đúng.
A. Khi vật rắn cân bằng thì trọng tâm là điểm đặt của tất cả các lực.
B. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng nằm trên trục đối xứng của vật.
C. Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó.
D. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật.
-
Câu 37:
Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là
A. Hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
B. Momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.
C. Tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
D. Giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.
-
Câu 38:
Gọi \(\vec F\) là lực tác dụng lên vật rắn có trục quay O, d là cánh tay đòn của lực đối với trục quay O. Mômen của lực là:
A. M=F.d
B. M=\(\vec F\).d
C. M=F/d
D. M=\(\vec F\).d
-
Câu 39:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về cách phân tích một lực thành hai lực song song?
A. Chỉ có duy nhất một các phân tích một lực thành hai lực song song.
B. Có vô số cách phân tích một lực thành hi lực song song.
C. Việc phân tích một lực thành hai lực song song phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
D. Chỉ có thể phân tích một lực thành hai lực song sing nếu lực ấy có điểm đặt tại trọng tâm của vật mà nó tác dụng.
-
Câu 40:
Chọn câu trả lời sai:
Điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của ba lực không song song là
A. hợp lực của ba lực phải bằng không
B. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba
C. ba lực phải đồng phẳng và đồng quy và có hợp lực bằng không
D. ba lực đồng quy nhưng không đồng phẳng