Đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022
Trường THPT Phan Thanh Tài
-
Câu 1:
Hợp lực của hai lực song song cùng chiều F1 và F2 có giá cách hai lực thành phần F1 và F2 là d1 và d2 tuân theo
A. F2d1 = F1d2
B. \(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)
C. \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}}\)
D. \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)
-
Câu 2:
Cho hai lực song song cùng chiều, cùng tác dụng vào một vật. F1 = 50N, F2 = 40N. Hỏi hợp lực của hai lực có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. F = 85N
B. F = 10N
C. F = 45N
D. F = 90N
-
Câu 3:
Một người gánh một thùng gạo nặng 250N và một thùng ngô 150N trên một đòn gánh. Hỏi vai người chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh:
A. Chịu lực 500N
B. Chịu lực 400N
C. Chịu lực 200N
D. Chịu lực 100N
-
Câu 4:
Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo:
A. Xe có khối lượng lớn.
B. Xe có mặt chân đế rộng.
C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.
D. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn.
-
Câu 5:
Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2 m?
A. 10 N.
B. 10 N.m
C. 11N
D. 11N.m
-
Câu 6:
Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống.“Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng .............. có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các ..............có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
A. mômen lực.
B. hợp lực.
C. trọng lực.
D. phản lực.
-
Câu 7:
Một người gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 300N, thúng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1,5m. Hỏi vai người ấy phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng và vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.
A. 200N
B. 300N
C. 400N
D. 500N
-
Câu 8:
Một quả cầu có trọng lượng P = 60N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc a = 30o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực của tường tác dụng lên quả cầu có độ lớn là
A. \(40\sqrt 3 \)
B. \(20\sqrt 3 \)
C. \(30\sqrt 3 \)
D. 30
-
Câu 9:
Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó
A. không đổi
B. giảm dần
C. tăng dần
D. bằng 0
-
Câu 10:
Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng
A. 0,008m/s
B. 2m/s
C. 8m/s
D. 0,8m/s
-
Câu 11:
Chọn phát biểu đúng. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là
A. đường thẳng.
B. đường tròn.
C. đường gấp khúc.
D. đường parapol
-
Câu 12:
Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu , cùng lúc đó vật II được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?
A. Vật I chạm đất trước vật II.
B. Vật I chạm đất sau vật II
C. Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II.
D. Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mội vật.
-
Câu 13:
Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v0. Tầm bay xa của nó phụ thuộc vào:
A. m và v0.
B. m và h
C. v0 và h
D. m, v0 và h.
-
Câu 14:
Khi nói về chuyển động ném ngang, câu nói nào dưới đây là sai:
A. Trong chuyển động ném ngang, véc tơ vận tốc của vật luôn luôn thay đổi phương.
B. Trong chuyển động ném ngang, độ lớn của véc tơ vận tốc của vật tăng dần.
C. Gia tốc của chuyển động ném ngang là gia tốc rơi tự do.
D. Từ cùng một độ cao trên mặt đất ta có thể tăng tốc độ ban đầu của vật ném ngang để vật rơi xuống nhanh hơn
-
Câu 15:
Hòn bi A có khối lượng lớn gấp đôi hòn bi B. Cùng một lúc từ độ cao h, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây đúng:
A. chạm đất trước
B. A chạm đất sau
C. Cả hai chạm đất cùng lúc
D. Phụ thuộc vào vận tốc ném bi B
-
Câu 16:
Chọn đáp án đúng. Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của chất điểm là:
A. Chuyển động thẳng đều
B. Chuyển động rơi tự do
C. Chuyển động thẳng đều theo phương ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng
D. Chuyển động thẳng biến đổi đều
-
Câu 17:
Một vật được ném ngang từ độ cao h = 80 m với vận tốc đầu v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian và tầm bay xa của vật là:
A. 3s và 60m.
B. 2s và 40m.
C. 1s và 20m.
D. 4s và 80m.
-
Câu 18:
Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây?
A. Giới hạn vận tốc của xe
B. Tạo lực hướng tâm
C. Tăng lực ma sát
D. Cho nước mưa thoát dễ dàng.
-
Câu 19:
Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.
B. Bản chất của vật.
C. Điều kiện về bề mặt.
D. Áp lực lên mặt tiếp xúc
-
Câu 20:
Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu áp lực lên hai mặt đó tăng lên.
A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Không thay đổi.
D. Không biết được
-
Câu 21:
Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ:
A. tăng 2 lần.
B. tăng 4 lần.
C. giảm 2 lần.
D. không đổi.
-
Câu 22:
Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng K = 100N/m để lò xo dãn ra được 10cm ? Lấy g = 10m/s2
A. 1 kg
B. 10 kg
C. 100 kg
D. 1000 kg
-
Câu 23:
Trong 1 lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia chịu 1 lực kéo bằng 5,0N. Khi ấy lò xo dài 25cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?
A. 1,25N/m
B. 20N/m
C. 23,8N/m
D. 125N/m
-
Câu 24:
Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là:
A. 1 cm
B. 2 cm
C. 3 cm
D. 4 cm
-
Câu 25:
Một người có khối lượng 50kg hút Trái Đất với một lực bằng bao nhiêu ? Lấy g = 9,81m/s2.
A. 490,5N
B. 50N
C. 49,05N
D. 500N
-
Câu 26:
Một vật có khối lượng m = 3 kg đặt trên mặt đất tại nơi có g = 9,8 m/s2, khi đó lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vật có độ lớn bằng
A. 19,8N
B. 9,8N
C. 29,4N
D. 4,9N
-
Câu 27:
Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trời và do Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất.
A. Hai lực này cùng phương, cùng chiều.
B. Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn.
C. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
D. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.
-
Câu 28:
Khi đồng thời tăng khối lượng của cả hai vật (coi như hai chất điểm ) và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
A. tăng gấp bốn
B. tăng gấp đôi
C. giảm đi một nửa
D. giữ nguyên như cũ
-
Câu 29:
Lực 10 N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây ? Cho biết góc giữa cặp lực đó.
A. 3N, 15N; 1200
B. 3N, 6N; 600
C. 3N, 13N; 1800
D. 3N, 5N; 00
-
Câu 30:
Một canô chạy thẳng đều xuôi dòng từ A đến B cách nhau 36 km mất khoảng thời gian 1,5h. Vận tốc của dòng chảy là 6 km/h. Vận tốc của canô đối với dòng chảy là:
A. 18 m/s
B. 6 km/h
C. 12 km/h
D. 18 km/h
-
Câu 31:
Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có:
A. Phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.
B. Có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
C. Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại mỗi điểm.
D. Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với bán kính của quỹ đạo tại mỗi điểm
-
Câu 32:
Chuyển động của vật nào dưới đây không phải là chuyển động tròn đều ?
A. Chuyển động của con ngựa trong chiếc đu quay khi đang hoạt động ổn định.
B. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi quạt đang quay.
C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi máy bay đang bay thẳng đều đối với người dưới đất.
D. Chuyển động của chiếc ống bương chứa nước trong cái cọn nước
-
Câu 33:
Chọn câu sai. Trong chuyển động tròn đều bán kính r, chu kì T, tần số f.
A. Chất điểm đi được một vòng trên đường tròn hết T giây.
B. Cứ mỗi giây, chất điểm đi được f vòng, tức là đi được một quãng đường bằng 2fπr.
C. Chất điểm đi được f vòng trong T giây.
D. Nếu chu kì T tăng lên hai lần thì tần số f giảm đi hai lần.
-
Câu 34:
Một con kiến bò dọc theo miệng chén có dạng là đường tròn bán kính R. Khi đi được nửa đường tròn, đường đi và độ dời của con kiến trong chuyển động trên là?
A. πR và πR.
B. 2R và πR.
C. πR và 2R.
D. πR và O.
-
Câu 35:
Bi A có trọng lượng lớn gấp đôi bi B, cùng một lúc tại một mái nhà ở cùng độ cao, bi A được thả còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Hãy cho biết câu nào sau đây đúng?
A. A chạm đất trước B.
B. A chạm đất sau B.
C. Cả hai chạm đất cùng lúc.
D. Thời gian chuyển động của bi B lớn gấp hai lần thời gian chuyển động của bi A.
-
Câu 36:
Chọn câu trả lời đúng. Phương trình chuyển động của vật có dạng: x = 3 - 4t + 2t2 (m;s)
Biểu thức vận tốc tức thời của vật theo thời gian là:
A. v = 2(t-2) (m/s)
B. v = 2(t-1) (m/s)
C. v = 4(t-1) (m/s)
D. v = 2(t+2) (m/s)
-
Câu 37:
Vật chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình: x = 2t2 - 32 , tọa độ tính bằng m, thời gian tính bằng s. Hãy chọn nhận định đúng.
A. Khi t = 0, vật cách gốc tọa độ 32m.
B. Đây là chuyển động thẳng chậm dần đều.
C. Sau 5s, vật đi được quãng đường 18m.
D. Sau 4s vật có tọa độ bằng 0.
-
Câu 38:
Lúc 6h một ô tô chuyển động thẳng đều từ A đến B với vận tốc 30 km/h. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 6h. Phương trình chuyển động của ô tô là:
A. x = 30 + 30t ( km-h);
B. x = 30 - 30t ( km-h);
C. x = 30t ( km-h);
D. x = - 30t ( km-h)
-
Câu 39:
Trường hợp nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?
A. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng.
B. Chiếc máy đang bay từ Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh.
C. Chiếc máy bay đang đi vào nhà ga.
D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.
-
Câu 40:
Một ô tô khách đang chạy trên đường. Đối với người nào dưới đây, ô tô đang đứng yên:
A. Người đứng bên lề đường.
B. Người đi xe máy đang bị xe khách vượt qua.
C. Người lái xe con đang vượt xe khách.
D. Một hành khách ngồi trong ô tô.