Đề thi HK2 môn Địa lí 12 năm 2023-2024
Trường THPT Trần Nhân Tông
-
Câu 1:
Đâu là khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế?
A. Khu vực Nhà nước
B. Khu vực ngoài Nhà nước
C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
D. Khu vực tư nhân, tập thể
-
Câu 2:
Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ
-
Câu 3:
Đâu là thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta?
A. Hoa Kì, Nhật Bản, Châu Phi
B. Hoa Kì, Nhật Bản, Nam Phi
C. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc
D. Hoa Kì, Trung Quốc, EU
-
Câu 4:
Đâu không phải là hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
A. Nguyên liệu
B. Hàng tiêu dùng
C. Tư liệu sản xuất
D. Nhiên liệu
-
Câu 5:
Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/ quốc gia nào?
A. Trung Quốc
B. Thượng Lào
C. Campuchia
D. Đồng bằng sông Hồng
-
Câu 6:
Hãy cho biết tỉnh nào ở Trung du miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc?
A. Cao Bằng
B. Tuyên Quang
C. Lào Cai
D. Lạng Sơn
-
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Móng Cái
B. Lệ Thanh
C. Lao Bảo
D. Cầu Treo
-
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 – 40 nghìn tỉ đồng?
A. Cẩm Phả
B. Thái Nguyên
C. Hạ Long
D. Việt Trì
-
Câu 9:
Tỉnh nào không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Bắc Giang
B. Ninh Bình
C. Hải Dương
D. Hưng Yên
-
Câu 10:
Loại đất nào có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng?
A. Đất mặn
B. Đất xám phù sa cổ
C. Đất phù sa
D. Đất cát biển
-
Câu 11:
Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với vùng nào?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Vịnh Bắc Bộ
D. Duyên hải Nam Trung Bộ
-
Câu 12:
Đâu là thế mạnh về tự nhiên cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông?
A. Đất đai màu mỡ
B. Nguồn nước phong phú
C. Có một mùa đông lạnh, kéo dài
D. Ít có thiên tai
-
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh nào?
A. Nghệ An
B. Quảng Trị
C. Thừa Thiên Huế
D. Hà Tĩnh
-
Câu 14:
Cho biết tỉnh nào không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hóa
B. Ninh Bình
C. Hà Tĩnh
D. Thừa Thiên – Huế
-
Câu 15:
Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có tác dụng gì?
A. Điều hòa nguồn nước
B. Chống lũ quét
C. Chắn gió, bão
D. Hạn chế lũ lụt
-
Câu 16:
Diện tích rừng của Bắc Trung Bộ lớn thứ 2 cả nước, chỉ đứng sau vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Tây Nguyên
C. Đông Nam Bộ
D. Duyên hải Nam Trung Bộ
-
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh/thành phố cuối cùng về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là gì?
A. Ninh Thuận
B. Bình Thuận
C. Quảng Nam
D. Đà Nẵng
-
Câu 18:
Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tên là gì?
A. Trường Sa, Côn Sơn
B. Côn Sơn, Nam Du
C. Hoàng Sa, Trường Sa
D. Thổ Chu, Nam Du
-
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cây bông được trồng chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A. Ninh Thuận
B. Bình Thuận
C. Khánh Hòa
D. Phú Yên
-
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các khu kinh tế ven biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
A. Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên, Vân Phong, Nhơn Hội
B. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong, Nam Phú Yên
C. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội , Nam Phú Yên, Vân Phong
D. Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong, Dung Quất
-
Câu 21:
Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?
A. Giáp biển Đông
B. Liền kề vùng Đông Nam Bộ
C. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia
D. Nằm sắt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
-
Câu 22:
Cây chè được trồng nhiều nhất ở các tỉnh nào của Tây Nguyên?
A. Gia Lai, Kon Tum
B. Kon Tum, Đăk Lắk
C. Đắc Lắk, Lâm Đồng
D. Lâm Đồng, Gia Lai
-
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết, tỉnh nào sau đây tiếp giáp Lào và Campuchia?
A. Gia Lai
B. Kon Tum
C. Đắc Lắk
D. Đăk Nông
-
Câu 24:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tuyến đường nào nối Đông Bắc Campuchia và Tây Nguyên với cảng Quy Nhơn?
A. Quốc lộ 19
B. Quốc lộ 26
C. Quốc lộ 24
D. Quốc lộ 27
-
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia?
A. Bà Rịa – Vũng Tàu
B. Đồng Nai
C. Tây Ninh
D. Bình Dương
-
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết cây cao su phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?
A. Tây Ninh
B. Bình Phước
C. Đồng Nai
D. Bình Dương
-
Câu 27:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng?
A. TP. Hồ Chí Minh
B. Biên Hòa
C. Bà Rịa – Vũng Tàu
D. Thủ Dầu Một
-
Câu 28:
Việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra nhu cầu lớn về điều gì?
A. Vốn đầu tư
B. Nguồn nguyên, nhiêu liệu
C. Thị trường tiêu thụ
D. Cơ sở năng lượng
-
Câu 29:
Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với địa điểm nào?
A. Đông Nam Bộ
B. Vịnh Thái Lan
C. Tây Nguyên
D. Campuchia
-
Câu 30:
Nhóm đất nào có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đất phù sa ngọt
B. Đất xám
C. Đất mặn
D. Đất phèn
-
Câu 31:
Nhóm đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố tập trung chủ yếu ở đâu?
A. Dọc sông Tiền và sông Hậu
B. Hạ lưu sông Tiền và sông Hậu
C. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và vùng trũng ở Cà Mau
D. Ven biển Đông và vịnh Thái Lan
-
Câu 32:
Để cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, cần phải làm gì?
A. Có nước ngọt để thau chua, rửa mặn
B. Tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn
C. Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng
D. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
-
Câu 33:
Các bộ phận của vùng biển nước ta thứ tự từ đất liền ra biển như thế nào?
A. Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa
B. Lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
C. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
D. Lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
-
Câu 34:
Đặc điểm nào đúng với nguồn lợi sinh vật biển nước ta?
A. Biển có độ sâu trung bình
B. Sinh vật biển giàu có, nhiều thành phần loài
C. Độ muối trung bình khoảng 20 – 30%
D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm
-
Câu 35:
Chim yến (loài chim cho yến sào là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao) tập trung nhiều trên các đảo đá ven bờ ở khu vực nào?
A. Bắc Trung Bộ
B. Nam Bộ
C. Nam Trung Bộ
D. Bắc Bộ
-
Câu 36:
Loại khoáng sản nào có giá trị cao và tập trung nhiều ở vùng thềm lục địa nước ta?
A. Titan
B. Cát trắng
C. Muối
D. Dầu khí
-
Câu 37:
Đâu là tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Quặng bô –xit
B. Dầu khí.
C. Sinh vật biển
D. Đất đỏ badan
-
Câu 38:
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh (thành phố) nào?
A. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam
B. Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị
C. Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
-
Câu 39:
Tỉnh nào không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
A. Vĩnh Phúc
B. Hưng Yên
C. Đà Nẵng
D. Quảng Ninh
-
Câu 40:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các sân bay nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Nội Bài, Đà Nẵng, Chu Lai
B. Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai
C. Cát Bi, Phú Quốc, Cam Ranh
D. Đà Nẵng, Phú Bài, Tân Sơn Nhất