Đề thi HK2 môn GDCD 11 năm 2022-2023
Trường THPT Lý Chính Thắng
-
Câu 1:
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp xu thế phát triển của thời đại và nguyện vọng của:
A. Thế giới.
B. Dân tộc.
C. Nhân dân.
D. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
-
Câu 2:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chế độ này bằng chế độ khác tiến bộ hơn là gì?
A. Sự phát triển về văn hóa.
B. Sự phát triển về kinh tế.
C. Sự phát triển về an ninh quốc phòng.
D. Sự phát triển về giáo dục.
-
Câu 3:
V.I. Lê nin viết: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển:
A. Phong kiến.
B. Chiếm hữu nô lệ.
C. Xã hội chủ nghĩa.
D. Tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 4:
Đảng và Nhà nước ta đã xác định một trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng một xã hội:
A. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ.
B. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
C. Dân giàu, nước mạnh, lực lượng sản xuất tiến bộ.
D. Dân giàu, nước mạnh, bình đẳng, đoàn kết.
-
Câu 5:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ:
A. Toàn diện.
B. Gián tiếp.
C. Trực tiếp.
D. Lâu dài.
-
Câu 6:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tiền tư bản tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ:
A. Toàn diện.
B. Lâu dài.
C. Trực tiếp.
D. Gián tiếp.
-
Câu 7:
Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Nhà nước nhân dân lao động làm chủ.
B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
D. Sẵn sàng gây hấn với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới.
-
Câu 8:
Chủ nghĩa Mác – Lê nin khẳng định có mấy hình thức quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
-
Câu 9:
Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường nào?
A. Đi lên chế độ chủ nghĩa tư bản.
B. Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
C. Bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản để đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Không đi lên chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 10:
Tại sao Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản?
A. Mang lại nền độc lập thực sự cho đất nước.
B. Giúp giai cấp thống trị được phát triển toàn diện.
C. Mang cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến cho giai cấp thống trị.
D. Các quốc gia khác cũng làm như vậy.
-
Câu 11:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của:
A. nhân dân.
B. giai cấp công nhân.
C. đảng viên, cán bộ công chức Nhà nước.
D. giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức.
-
Câu 12:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lí mọi mặt đời sống xã hội chủ yếu bằng phương tiện nào sau đây?
A. Chính sách.
B. Đường lối.
C. Chủ trương.
D. Pháp luật.
-
Câu 13:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp:
A. công nhân và nông dân.
B. công nhân.
C. công nhân, nông dân và trí thức.
D. tất cả các giai cấp trong xã hội.
-
Câu 14:
Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
B. trấn áp các giai cấp đối kháng.
C. tổ chức và xây dựng.
D. trấn áp và tổ chức xây dựng.
-
Câu 15:
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được biểu hiện tập trung nhất ở sự lãnh đạo của:
A. Đảng Cộng Sản.
B. nhà nước.
C. người dân.
D. nông dân.
-
Câu 16:
Bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất ở:
A. sự phục vụ lợi ích của nhân dân.
B. sự thể hiện ý chí của nhân dân.
C. sự do nhân dân xây dựng nên.
D. sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.
-
Câu 17:
Một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước là:
A. trấn áp và bảo vệ đất nước.
B. tổ chức đàn áp sự phản kháng trong xã hội.
C. đảm bảo trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
D. tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
-
Câu 18:
Nhà nước pháp quyền XHCN mang bản chất của:
A. giai cấp công nhân.
B. giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
C. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
D. tầng lớp trí thức trong xã hội.
-
Câu 19:
Trong các kiểu nhà nước, Nhà nước nào dưới đây khác về chất so với các nhà nước trước đó?
A. Chiếm hữu nô lệ.
B. Phong kiến.
C. Tư bản.
D. Xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 20:
Bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất là:
A. phục vụ lợi ích của nhân dân.
B. sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với nhà nước.
C. thể hiện ý chí của nhân dân.
D. do nhân dân xây dựng nên.
-
Câu 21:
Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế là:
A. chức năng của nhà nước pháp quyền nước ta.
B. ý nghĩa của nhà nước pháp quyền nước ta.
C. ý muốn của nhà nước pháp quyền nước ta.
D. đường lối của nhà nước pháp quyền nước ta.
-
Câu 22:
Tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân là:
A. chức năng của nhà nước pháp quyền nước ta.
B. ý nghĩa của nhà nước pháp quyền nước ta.
C. ý muốn của nhà nước pháp quyền nước ta.
D. đường lối của nhà nước pháp quyền nước ta.
-
Câu 23:
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về:
A. người có chức quyền.
B. số đông.
C. một nhóm người.
D. nhân dân.
-
Câu 24:
Tính dân tộc của Nhà nước ta thể hiện ở chỗ trong quá trình hoạt động luôn kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của:
A. dân tộc.
B. thế giới.
C. khu vực.
D. một nhóm người.
-
Câu 25:
Phương án nào dưới đây là chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tổ chức và xây dựng.
B. Tổ chức các hoạt động từ thiện.
C. Tổ chức các sự kiện truyền thông.
D. Tổ chức đàn áp sự phản kháng trong xã hội.
-
Câu 26:
Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Là nhà nước của nhân dân.
B. Là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
C. Là nhà nước của riêng giai cấp công nhân.
D. Là nhà nước của giai cấp công nhân và các giai cấp, tầng lớp khác.
-
Câu 27:
Chị H viết đơn tố cáo hành vi thường xuyên xả nước thải ra môi trường của ông K. Vậy việc làm của H thể hiện nội dung nào dưới đây trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền?
A. Trách nhiệm.
B. Nghĩa vụ.
C. Sự hiếu thắng.
D. Sự góp ý.
-
Câu 28:
Anh H thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước là thể hiện nội dung nào dưới đây trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền?
A. Trách nhiệm.
B. Nghĩa vụ.
C. Sự hiếu thắng.
D. Sự góp ý.
-
Câu 29:
Anh B tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?
A. Góp ý vào các dự thảo luật.
B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt.
C. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.
D. Tham gia các hoạt động xã hội.
-
Câu 30:
Anh B tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?
A. Tố cáo hành vi tham nhũng.
B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt.
C. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.
D. Tham gia các hoạt động xã hội.
-
Câu 31:
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước ta thể hiện nhà nước ta mang bản chất của:
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp thống trị.
C. Giai cấp công – nông – trí thức.
D. Giai cấp bị trị.
-
Câu 32:
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả:
A. Tính nhân dân và tính dân tộc.
B. Tính nhân dân và tính giai cấp.
C. Tính giai cấp và tính dân tộc.
D. Tính giai cấp và tính hiện đại.
-
Câu 33:
Công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình là:
A. Công an.
B. Quốc hội.
C. Tòa án.
D. Nhà nước.
-
Câu 34:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính dân tộc của Nhà nước ta?
A. Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
B. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
C. Chăm lo lợi ích mọi mặt cho tất cả các dân tộc.
D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
-
Câu 35:
Nội dung nào dưới đây thể hiện chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Thực hiện đoàn kết toàn dân.
B. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
C. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
D. Để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
-
Câu 36:
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kì chưa có nhà nước, đó là xã hội:
A. Cộng sản nguyên thủy.
B. Phong kiến.
C. Chiếm hữu nô lên.
D. Tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 37:
Cuối thời kì cộng sản nguyên thủy, chế độ tư hữu hình thành dẫn đến xã hội xảy ra hiện tượng:
A. Kinh tế phát triển.
B. Năng suất lao động tăng.
C. Phân chia giai cấp.
D. Phân chia đẳng cấp.
-
Câu 38:
Khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được thì:
A. Xảy ra chiến tranh.
B. Nhà nước ra đời.
C. Triệt tiêu giai cấp.
D. Mâu thuẫn biến mất.
-
Câu 39:
Nội dung nào dưới đây thể hiện khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nhà nước của nhân dân, do nhân dan và vì nhân dân.
B. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật.
C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 40:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp:
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Thống trị.
D. Bị trị.