Đề thi HK2 môn Hóa học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Phan Bội Châu
-
Câu 1:
Trong các phản ứng sau đây, hãy chỉ ra phản ứng không đúng:
A. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
B. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3
C. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
D. H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl
-
Câu 2:
Có 3 ống nghiệm đựng các khí SO2, O2, CO2. Dùng phương pháp thực nghiệm nào sau đây để nhận biết các chất trên?
A. Cho từng khí lội qua dung dịch H2S, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
B. Cho từng khí lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
C. Cho hoa hồng vào các khí, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
D. A và C đúng.
-
Câu 3:
Để phân biệt 2 bình mất nhãn chứa 2 dung dịch axit riêng biệt HCl loãng và H2SO4 loãng, thuốc thử sử dụng là
A. Ba.
B. Cu.
C. Zn.
D. Al.
-
Câu 4:
Tính chất hóa học của ozon:
A. Kim loại.
B. Tính oxi hóa mạnh, mạnh hơn cả oxi.
C. Tính khử mạnh hơn cả oxi.
D. Trung tính.
-
Câu 5:
Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm bằng cách:
A. Nhiệt phân KClO3 có MnO2 xúc tác.
B. Điện phân nước.
C. Điện phân dung dịch NaOH.
D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
-
Câu 6:
Cho các chất khí sau: CO, H2, CH4, CO2. Khí không cháy trong O2 là:
A. CO2.
B. CO.
C. CH4.
D. H2.
-
Câu 7:
Tính chất hóa học của oxi:
A. Tính khử
B. Trung tính
C. Kim loại
D. Tính oxi hóa mạnh
-
Câu 8:
Chọn phản ứng sai:
A. CuO + H2SO4 đặc → CuSO4 + H2O
B. S + H2SO4 đặc → SO2 + H2O
C. Fe(OH)2 + H2SO4 đặc → FeSO4 + H2O
D. FeCl3 + H2S → FeCl2 + S + HCl
-
Câu 9:
Để thu được CO2 từ hỗn hợp CO2, SO2, người ta cho hỗn hợp đi chậm qua:
A. dung dịch NaOH dư.
B. dung dịch nước vôi trong dư.
C. dung dịch Br2 dư.
D. dung dịch Ba(OH)2 dư.
-
Câu 10:
Dãy kim loại nào sau đây phản ứng được với H2SO4 đặc, nguội?
A. Zn, Al, Mg, Ca.
B. Al, Fe, Ba, Cu.
C. Cu, Cr, Ag, Fe.
D. Cu, Ag, Zn, Mg.
-
Câu 11:
Tính chất hóa học của lưu huỳnh:
A. Tính khử
B. Trung tính
C. Tính oxi hóa và tính khử
D. Kim loại
-
Câu 12:
Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia vào các phản ứng hóa học sau:SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4 (1);SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên:
A. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử
B. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa
C. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử
D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử
-
Câu 13:
Cho các chất sau: S, SO2, H2S, H2SO4, Cl2, HCl, O2, O3. Dãy gồm các chất vừa có thể đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong các phản ứng hóa học là
A. H2S, H2SO4, Cl2, HCl.
B. S, SO2, Cl2, HCl.
C. S, SO2, H2S, H2SO4.
D. Cl2, O2, O3.
-
Câu 14:
Cho phản ứng: a Al + b H2SO4 đặc, nóng → c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2OTổng hệ số cân bằng của phương trình trên (a+b+c+d+e) là:
A. 18
B. 19
C. 20
D. 21
-
Câu 15:
Cấu hình electron nguyên tử Cl và ion Cl- lần lượt là:
A. 1s22s22p63s23p6 và 1s22s22p63s23p5
B. 1s22s22p63s23p5 và 1s22s22p63s23p4
C. 1s22s22p63s23p5và 1s22s22p63s23p6
D. 1s22s22p63s23p3 và 1s22s22p63s23p6
-
Câu 16:
Cho 45 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng muối sinh ra là
A. 70,1 gam.
B. 85,8 gam.
C. 112,2 gam.
D. 160,3 gam.
-
Câu 17:
Cho sơ đồ phản ứng: S + H2SO4 đặc → X + H2O. Vậy X là:
A. H2S.
B. H2SO4.
C. SO3.
D. SO2.
-
Câu 18:
Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3.
B. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2.
C. CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl.
D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4.
-
Câu 19:
Trong phòng thí nghiệm, ta thường điều chế clo bằng cách:
A. cho HCl tác dụng với MnO2.
B. phân hủy HCl.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. điện phân nóng chảy NaCl khan.
-
Câu 20:
Trong phương trình hóa học sau: Cl2 + H2O \( \rightleftarrows \) HCl + HClO nguyên tử clo trong phân tử Cl2 đóng vai trò là
A. chất khử.
B. vừa là chất oxi hóa vừa là chất môi trường.
C. chất oxi hóa.
D. vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
-
Câu 21:
Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, AgNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2. Khi cho dung dịch Na2S vào các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp phản ứng tạo ra chất kết tủa.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 22:
Cho sơ đồ phản ứng: X + Br2 + H2O → H2SO4 +..... X là:
A. SO2
B. H2S
C. CO2
D. SO2 và H2S
-
Câu 23:
Có 4 bình không ghi nhãn, mỗi bình chứa 1 trong các dung dịch sau: natri bromua, kali sunfat, axit clohiđric, axit sunfuric. Để phân biệt các dung dịch trên, ta có thể dùng các hóa chất sau:
A. Phenolphtalein, dung dịch AgNO3
B. Quỳ tím, dung dịch BaCl2
C. Quỳ tím, khí Cl2
D. Phenolphtalein, dung dịch BaCl2
-
Câu 24:
HX (X là halogen) có thể được điều chế bằng phản ứng hóa học sau:NaX + H2SO4 đặc → HX + NaHSO4
NaX có thể là chất nào trong số các chất sau đây?
A. NaI.
B. NaF và NaCl.
C. NaBr.
D. NaI và NaBr.
-
Câu 25:
Chất không thể dùng làm khô khí hidro clorua là
A. dung dịch H2SO4 đặc.
B. CaCl2 khan.
C. NaOH rắn.
D. P2O5.
-
Câu 26:
Thành phần của nước clo có chứa những chất sau
A. H2O, Cl2, HCl, HClO.
B. HCl, HClO.
C. Cl2, HCl, H2O.
D. Cl2, HCl, HClO.
-
Câu 27:
Cho sơ đồ của phản ứng:H2S + KMnO4 + H2SO4 → H2O + S + MnSO4 + K2SO4
Thứ tự hệ số của các chất tham gia phản ứng là dãy số nào trong các dãy sau?
A. 3, 2, 5
B. 2, 2, 5
C. 5, 2, 4
D. 5, 2, 3
-
Câu 28:
Tính chất đặc biệt của dung dịch H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây mà dung dịch H2SO4 loãng không tác dụng?
A. Fe, Al, Ni.
B. BaCl2, NaOH, Zn.
C. Cu, S, C12H22O11 (đường saccarozo).
D. NH3, MgO, Ba(OH)2.
-
Câu 29:
Hòa tan hoàn toàn 13,4 gam hỗn hợp 3 kim loại đứng trước hiđro vào dung dịch HCl, ta thu được dung dịch X và 11,2 lít khí bay ra (ở đktc). Khi cô cạn dung dịch X, khối lượng muối khan thu được là
A. 49,9 gam.
B. 48,9 gam.
C. 49,4 gam.
D. 31,15 gam.
-
Câu 30:
Khi cho 21,75 gam mangan đioxit rắn tác dụng với axit clohiđric đậm đặc đun nóng thì thể tích clo thu được ở đktc là:
A. 5,6 lít
B. 5,0 lít
C. 11,2 lít
D. 8,4 lít
-
Câu 31:
Khi cho SO2 sục qua dung dịch X từ từ đến dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng sau đó kết tủa tan. X là dung dịch nào trong các dung dịch sau?
A. Dung dịch NaHCO3.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch Ba(OH)2.
D. Dung dịch H2S.
-
Câu 32:
Để loại bỏ khí H2S ra khỏi hỗn hợp H2S và HCl, người ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch A lấy dư. Dung dịch đó là:
A. Dung dịch NaHS
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch Pb(NO3)2
-
Câu 33:
Cho 22,4 gam kim loại A hóa trị II (duy nhất) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 7,84 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại A là:
A. Pb
B. Mg
C. Cu
D. Zn
-
Câu 34:
Số oxi hoá của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là
A. +8
B. -2
C. +4
D. +6
-
Câu 35:
Đặc điểm chung của các nguyên tố halogen là
A. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
B. có tính oxi hóa mạnh
C. ở điều kiện thường là chất khí
D. tác dụng mạnh với nước
-
Câu 36:
Cho 8 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg, Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thấy có 4,48 lít H2 (đktc) thoát ra. Khối lượng muối sunfat của magie là
A. 16,4.
B. 15,2.
C. 12,0.
D. 27,2.
-
Câu 37:
Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra trong dung dịch?
A. NaBr + Cl2
B. NaI + Cl2.
C. NaCl + Br2.
D. NaI +Br2.
-
Câu 38:
Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử thì có thể chọn chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên?
A. Natri hidroxit
B. Natri cacbonat
C. Bari hiđroxit
D. Quỳ tím
-
Câu 39:
Nhóm gồm tất cả các kim loại tan trong axit sunfuric đặc nóng nhưng không tan trong axit sunfuric loãng là
A. Al, Cu, Au.
B. Al, Fe, Cr.
C. Ag, Fe, Pt.
D. Ag, Cu, Hg.
-
Câu 40:
Cho 0,2 mol SO2 tác dụng với 0,3 mol NaOH. Sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị m là
A. 24,8.
B. 18,9.
C. 23,0.
D. 20,8.