Đề thi HK2 môn Hóa học 10 năm 2021
Trường THPT Lý Tự Trọng
-
Câu 1:
Khi điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm (sơ đồ hình bên), người ta thường thu khí O2 bằng cách đẩy nước là do khí oxi:
A. nhẹ hơn nước.
B. ít tan trong nước.
C. tan nhiều trong nước.
D. khó hóa lỏng.
-
Câu 2:
Cho 0,1 mol SO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là:
A. NaHSO3.
B. NaOH và Na2SO3.
C. Na2SO3.
D. NaHSO3 và Na2SO3.
-
Câu 3:
Chất nào sau đây khi cho vào hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh?
A. Cl2
B. F2
C. I2
D. Br2
-
Câu 4:
Ở điều kiện thường, trạng thái vật lí nào sau đây là của clo?
A. Khí, màu vàng lục
B. Lỏng, màu nâu đỏ
C. Khí, màu lục nhạt
D. Rắn, màu tím đen
-
Câu 5:
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu trắng ?
A. HCl
B. KBr
C. NaF
D. KI
-
Câu 6:
Nhóm gồm các chất đều có khả năng phản ứng với axit H2SO4 đặc, nguội là:
A. Cu và Al2O3.
B. Al và Fe2O3.
C. Fe và MgO.
D. Fe và CuO.
-
Câu 7:
Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?
A. 4P + 5O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2P2O5.
B. 2Cl2 + 7O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2Cl2O7.
C. 2Mg + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2MgO.
D. CH4 + 2O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CO2 + 2H2O.
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lưu huỳnh ?
A. Chất rắn, màu vàng.
B. Không tan trong các dung môi hữu cơ.
C. Không tan trong nước.
D. Dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
-
Câu 9:
Lưu huỳnh là chất khử trong phản ứng nào sau đây ?
A. S + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) SO2.
B. S + 2Na \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Na2S.
C. S+ H2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) H2S.
D. S + Mg \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) MgS.
-
Câu 10:
Nhóm chất đều tác dụng với dung dịch HCl là
A. Mg và KCl.
B. Fe và NaCl.
C. Cu và K2CO3.
D. Zn và NaOH.
-
Câu 11:
X là một loại muối clorua, là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hóa chất để điều chế Cl2, H2, NaOH, nước Gia-ven,…. Đặc biệt, X có vai trò quan trọng trong bảo quản thực phẩm và làm gia vị thức ăn. X là:
A. KCl.
B. NaCl.
C. AlCl3.
D. ZnCl2.
-
Câu 12:
Oxi và ozon là
A. hai hợp chất của oxi.
B. hai đồng vị của oxi.
C. hai dạng dạng thù hình của oxi.
D. hai đồng phân của oxi.
-
Câu 13:
Cho m gam Al phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng vừa đủ kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí sunfurơ (đktc). Giá trị m là
A. 6,7 gam.
B. 2,7 gam.
C. 4,5 gam.
D. 5,4 gam.
-
Câu 14:
Kim loại nào sau đây thụ động với dung dịch H2SO4 đặc nguội?
A. Fe và Cu.
B. Al và Zn.
C. Al và Fe.
D. Fe và Mg.
-
Câu 15:
Sự tăng áp suất có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng hóa học của phản ứng: H2 (k) + Br2 (k) ⇄ 2HBr (k)?
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
B. Cân bằng không thay đổi.
C. Phản ứng trở thành 1 chiều.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
-
Câu 16:
Sục từ từ để cho 4,48 lít khí SO2 (đktc) tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch NaOH 3M. Muối tạo thành sau phản ứng là
A. NaHSO3.
B. hỗn hợp Na2SO3 và NaHSO3.
C. Na2SO3.
D. Na2SO4.
-
Câu 17:
Cho phản ứng hóa học Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 0,01 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 40 giây tính theo HCOOH là
A. 5,0.10-5 mol/(l.s).
B. 2,0.10-4 mol/(l.s).
C. 2,5.10-5 mol/(l.s).
D. 2,5.10-4 mol/(l.s).
-
Câu 18:
Tính chất hóa học đặc trưng của H2S là
A. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
B. tính oxi hóa mạnh.
C. tính axit mạnh, tính khử yếu.
D. tính khử mạnh.
-
Câu 19:
Đốt 13 gam bột một kim loại hóa trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2 gam. Kim loại đó là
A. Mg.
B. Cu.
C. Zn.
D. Ca.
-
Câu 20:
Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
A. CaCO3.
B. NaHCO3.
C. (NH4)2SO4.
D. KMnO4.
-
Câu 21:
Tỉ khối của một hỗn hợp gồm oxi và ozon đối với khí hiđro bằng 22. Thành phần phần trăm về thể tích của oxi và ozon lần lượt là
A. 25% và 75%.
B. 44% và 56%.
C. 35% và 75%.
D. 75% và 25%.
-
Câu 22:
Khi bị vỡ nhiệt kế có chứa thủy ngân, cách thu gom thủy ngân an toàn nhất là dùng
A. lưu huỳnh.
B. cacbon.
C. vôi sống.
D. giấm.
-
Câu 23:
Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn là
A. ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA.
B. ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.
C. ô thứ 16, chu kì 3 nhóm VIA.
D. ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.
-
Câu 24:
Cho 12 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại đồng và nhôm tác dụng hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội, lấy dư thu được 3,36 lít SO2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 80,00%.
B. 62,31%.
C. 20,00%.
D. 73,85%.
-
Câu 25:
Cho phản ứng sau: Cl2 + 2H2O + SO2 → 2HCl + H2SO4. Vai trò của Cl2 trong phản ứng trên là
A. chất khử.
B. chất oxi hóa.
C. môi trường.
D. vừa chất oxi hóa, vừa chất khử.
-
Câu 26:
Để nhận biết I2 người ta dùng thuốc thử là
A. hồ tinh bột.
B. quỳ tím.
C. dung dịch AgNO3.
D. dung dịch BaCl2.
-
Câu 27:
Những số oxi hóa của Clo có thể có là?
A. -1, 0, +1, +2, +3, +5.
B. -1, 0, +2, +6, +5, +7.
C. -1, 0, +1, +2, +5, +7.
D. -1, 0, +1, +3, +5, +7.
-
Câu 28:
Dung dịch axit nào sau đây được dùng trong việc khắc thủy tinh?
A. HI.
B. HBr.
C. HF.
D. HCl.
-
Câu 29:
Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt khí SO2 và CO2?
A. Dung dịch brom trong nước.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch Ba(OH)2.
D. Dung dịch Ca(OH)2.
-
Câu 30:
Trong các halogen sau: F2, Cl2, Br2, I2 đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. F2.
B. Cl2.
C. Br2.
D. I2.
-
Câu 31:
Cấu hình e lớp ngoài cùng của các halogen là
A. ns2np4.
B. ns2np3.
C. ns2np6.
D. ns2np5.
-
Câu 32:
Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 90 ml.
B. 57 ml.
C. 75 ml.
D. 50 ml.
-
Câu 33:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc nguội?
A. Fe.
B. Zn.
C. Mg.
D. Ca.
-
Câu 34:
Liên kết trong các phân tử clo, brom, iot, oxi, nitơ đều là
A. liên kết cộng hóa trị có cực.
B. liên kết cộng hóa trị không cực.
C. liên kết ion.
D. liên kết cho - nhận.
-
Câu 35:
Khi cho kim loại nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng, khí nào tạo thành sau phản ứng là
A. SO2.
B. H2S.
C. H2.
D. CO2.
-
Câu 36:
Dãy kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Zn, Fe, Mg.
B. Ba, Fe, Zn.
C. Mg, Al, Zn.
D. Cu, Ag, Au.
-
Câu 37:
Cho 4,8 gam kim loại Mg tác dụng hết với HCl thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là:
A. 4,48 lít.
B. 1,12 lít.
C. 3,36 lít.
D. 1,68 lít.
-
Câu 38:
Dãy nào sau đây sắp xếp đúng thứ tự thay đổi độ mạnh tính axit của các dung dịch halogenua?
A. HCl > HBr > HF > HI.
B. HI > HBr > HCl > HF.
C. HF > HCl > HBr > HI.
D. HCl > HBr > HI > HF.
-
Câu 39:
Cho cân bằng sau: C(r) + H2O (k) ⇄ CO(K) + H2 (k) (ΔH > 0). Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng?
A. Tăng lượng hơi nước.
B. Thêm khí H2 vào.
C. Dùng chất xúc tác.
D. Tăng nhiệt độ.
-
Câu 40:
Sắt tác dụng với chất nào sau đây tạo muối FeCl3?
A. HCl.
B. Cl2.
C. CuCl2.
D. NaCl.