Đề thi HK2 môn Hóa học 10 năm 2021
Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
-
Câu 1:
Chất nào sau đây tan trong nước nhiều nhất?
A. O2
B. Cl2
C. H2S
D. SO2
-
Câu 2:
S + H2SO4đ → X + H2O. Vậy X là?
A. H2SO3
B. SO3
C. SO2
D. H2S
-
Câu 3:
Chất X là chất khí ở điều kiện thường, có màu vàng lục dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Chất X là?
A. SO2
B. O3
C. Cl2
D. O2
-
Câu 4:
Nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình e lớp ngoài cùng là?
A. ns2np6
B. ns2np7
C. ns2np4
D. ns2np5
-
Câu 5:
Cho phản ứng Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Ban đầu nồng độ của Br2 là 0,096 mol/l, sau 2 phút nồng độ Br2 là 0,012 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong thời gian trên là?
A. 7 * 10-4 mol/(l.s)
B. 8 * 10-4 mol/(l.s)
C. 6 * 10-4 mol/(l.s)
D. 5 * 10-4 mol/(l.s)
-
Câu 6:
Có 3 bình đựng 3 chất khí riêng biệt : O2, O3, H2S lần lượt cho từng chất này qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, chất khí làm dung dịch chuyển màu xanh là?
A. O3
B. O3 và O2
C. O2
D. H2S
-
Câu 7:
Cặp thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch không màu sau: NaCl, Na2SO4, H2SO4 là?
A. NaOH, HCl
B. AgNO3, quỳ tím
C. Qùy tím, BaCl2
D. H2SO4, AgNO3
-
Câu 8:
Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân và gom lại là?
A. cát
B. vôi sống
C. muối ăn
D. lưu huỳnh
-
Câu 9:
Cho 9,4 gam hỗn hợp FeS và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 10,6. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư sinh ra m gam kết tủa đen. Gía trị của m là?
A. 17,925 gam
B. 23,9 gam
C. 10,755 gam
D. 11,95 gam
-
Câu 10:
Dẫn khí SO2 vào dung dịch nước brom. Phương trình phản ứng hóa học xảy ra là?
A. SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O
B. SO2 + Br2 + H2O → SO3 + HBr
C. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
D. SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
-
Câu 11:
Trong công nghiệp sản xuất H2SO4 người ta dùng chất nào sau đây để hấp thụ SO3?
A. Oleum
B. H2SO4 loãng
C. H2SO4 đặc
D. H2O
-
Câu 12:
Trong trường hợp chất nào, nguyên tố S không thể hiện tính OXH?
A. H2SO4
B. SO2
C. Na2S
D. Na2SO3
-
Câu 13:
Dãy chất nào vừa có tính OXH, vừa có tính khử?
A. Cl2, SO2, H2SO4
B. F2, S, SO2
C. O2, Cl2, H2S
D. S, SO2, Cl2
-
Câu 14:
Trong các thí nghiệm cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thường sinh ra một lượng lớn khí SO2 (khí này rất độc, ảnh hưởng đến đường hô hấp …). Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của người làm thí nghiệm, ta xử lý khí SO2 bằng
A. Bông tẩm giấm ăn
B. Bông tẩm xút
C. Bông tẩm muối ăn
D. Bông tẩm KMnO4
-
Câu 15:
Hòa tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc được 4,48 lít khí H2 (đktc). Gía trị của m là?
A. 11,2
B. 5,6
C. 2,8
D. 1,4
-
Câu 16:
Dẫn khí Clo qua dung dịch NaOH ở nhiệt độ phòng thì muối thu được là?
A. NaClO, NaClO3
B. NaCl, NaClO3
C. NaCl, NaClO4
D. NaCl, NaClO
-
Câu 17:
Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl và Clo cho cùng một muối clorua kim loại?
A. Cu
B. Ag
C. Fe
D. Mg
-
Câu 18:
Để tiết kiệm thời gian trong quá trình nấu ăn giúp cho thực phẩm (xương, thịt,…) nhanh chín hơn, người ta thường nấu thực phẩm bằng nồi áp suất. Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng?
A. Nhiệt độ
B. Nồng độ
C. Áp suất
D. Chất xúc tác
-
Câu 19:
Đổ dung dịch chứa 1 gam HBr vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. nhúng giấy quì tím vào thì khiến quì tím chuyển sang màu?
A. Không xác định được
B. Không đổi màu
C. Đỏ
D. Xanh
-
Câu 20:
Hấp thụ 6,72 lít khí SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 2M. Dung dịch sau phản ứng chứa
A. NaHSO3, 0,4M; Na2SO3 0,8M
B. NaHSO3 1,2M
C. NaHSO3, 0,5M; Na2SO3 1M
D. Na2SO3 1M
-
Câu 21:
Trong phản ứng tổng hợp amoniac
N2(k) + 3H2(k) \(\underset{{}}{\leftrightarrows}\)2NH3(k) ∆H < 0.
Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp cần phải
A. Giảm nhiệt độ và áp suất
B. Tăng nhiệt độ và áp suất
C. Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất
D. Tăng nhiệt độ và áp suất
-
Câu 22:
Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng:
A. Xuất hiện chất rắn màu đen
B. Vẫn trong suốt, không màu
C. Bị vẩn đục, màu vàng
D. Chuyến sang màu nâu đỏ
-
Câu 23:
Cho lần lượt các chất sau: Cu, CuO, H2S, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là?
A. 5
B. 6
C. 4
D. 7
-
Câu 24:
Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?
A. HI > HBr > HCl > HF
B. HCl > HBr > HI > HF
C. HCl > HBr > HF > HI
D. HF > HCl > HBr > HI
-
Câu 25:
Dãy chất tác dụng với H2SO4 đặc nguội là?
A. CaCO3, Al, CuO
B. S, Fe, KOH
C. CaCO3, Au, NaOH
D. Cu, MgO, Fe(OH)3
-
Câu 26:
Cho các dung dịch: H2SO4, NaOH, NaCl, BaCl2, Na2SO4 được đựng trong các lọ riêng biệt không có nhãn. Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu chất?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 27:
Trong thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí oxi người ta có thể nhiệt phân các hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt như KMnO4 (rắn), KClO3 (rắn),... Cho các bước tiến hành như sau
1.Kẹp ống nghiệm lên giá, đưa ống dẫn vào miệng bình thu khí.
2.Lấy một lượng nhỏ tinh thể KMnO4 cho vào ống nghiệm, thêm một nhúm bông ở gần miệng ống nghiệm.
3.Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn.
4.Dùng đèn cồn hơ đều ống nghiệm sau đó tập trung đun tại chỗ có KMnO4.
5.Lấy đầy nước vào các bình thu khí, sau đó úp trong chậu nước.
6.Khi đã thu đủ lượng khí cần dùng thì rút ống dẫn khí, sau đó tắt đèn cồn.
Thứ tự các thao tác tiến hành thí nghiệm là
A. 5 – 1 – 2 – 4 – 3 – 6.
B. 5 – 2 – 1 – 4 – 3 – 6.
C. 5 – 2 – 3 – 1 – 4 – 6.
D. 1 – 5 – 2 – 3 – 4 – 6.
-
Câu 28:
Cho các phản ứng hóa học sau:
\(\eqalign{ & \left( a \right)S + {O_2} \to S{O_2} \cr & \left( b \right)S + 3{F_2} \to S{F_6} \cr & \left( c \right)S + Hg \to HgS. \cr & \left( d \right)S + 6HN{O_{3\left( d \right)}} \to {H_2}S{O_4} + 6N{O_2} + 2{H_2}O \cr} \)
Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 29:
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì và ở hai nhóm A liên tiếp. Số proton của ngyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?
A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
C. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
-
Câu 30:
Lấy 50 ml dung dịch HCl 1M vào một ống nghiệm rồi thả vào đó một mẩu quỳ tím. Nhỏ từ từ dung dịch KOH 2M vào ống nghiệm trên đến khi thấy màu giấy quỳ thành màu tím trở lại thì hết đúng V ml. Giá trị của V là
A. 0 ml.
B. 50 ml.
C. 25 ml.
D. 100 ml.
-
Câu 31:
Cho các nguyên tố 20Ca, 12Mg, 13Al, 15P. Thứ tự tính kim loại giảm dần là
A. Ca, Mg, Al, P.
B. Mg, Ca, Al, P.
C. Al, Mg, Ca, P.
D. Ca, P, Al, Mg.
-
Câu 32:
Quá trình nào sau đây không sinh ra khí oxi?
A. Cho MnO2 tác dụng với HCl đặc, nóng.
B. Điện phân nước.
C. Nhiệt phân KClO3, xúc tác MnO2
D. Cây xanh quang hợp.
-
Câu 33:
Cho các nhận định sau
(1) Iot tan nhiều trong ancol etylic tạo thành cồn iot để sát trùng.
(2) Số oxi hóa của N trong NH4+ và NH3 đều là -3.
(3) H2S là một khí độc, không màu, mùi trứng thối.
(4) Axit sunfuric đặc có tính háo nước nên được sử dụng để làm khô một số khí như O2, CO2...
(5) Flo có thể tan trong nước tạo thành nước flo.
(6) Khi cho khí clo tác dụng với vôi tôi hoặc sữa vôi ở nhiệt độ thường ta thu được clorua vôi.
Số nhận định đúng là
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
-
Câu 34:
Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất khí của X với hidro (hợp chất Y) thì X chiếm 97,26% về khối lượng. X là
A. F.
B. Cl.
C. Br.
D. I.
-
Câu 35:
Cho cân bằng trong bình kin sau:
\(2N{O_{2\left( k \right)}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{\(\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}\)}} {N_2}{O_{4\left( k \right)}}\)
(màu nâu đỏ) (không màu)
Biết rằng khi tăng nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng nghịch có
A. \(\Delta H < 0\), phản ứng thu nhiệt.
B. \(\Delta H < 0\), phản ứng tỏa nhiệt.
C. \(\Delta H > 0\), phản ứng thu nhiệt.
D. \(\Delta H > 0\), phản ứng thu nhiệt.
-
Câu 36:
Công thức của oleum là:
A. SO3
B. H2SO4
C. H2SO4.nSO3
D. H2SO4.nSO2
-
Câu 37:
Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CO2.
B. CH4 và NH3.
C. CO và CH4.
D. SO2 và NO2.
-
Câu 38:
Hòa tan kim loại R trong m gam dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi SO2 (sản phẩm khí duy nhất) bay ra hết thì dung dịch còn lại có khối lượng m gam. Kim loại R là
A. Cu
B. Mg
C. Fe
D. Ag
-
Câu 39:
Khi cho O3 tác dụng lên giấy tẩm dung dịch hồ tinh bột và KI, thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do
A. sự oxi hóa kali.
B. sự oxi hóa iotua.
C. sự oxi hóa tinh bột.
D. sự oxi hóa ozon.
-
Câu 40:
Hoà tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dd H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là:
A. 3,81 gam.
B. 5,81 gam.
C. 4,81 gam.
D. 6.81 gam.