Đề thi HK2 môn Hóa học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Tất Thành
-
Câu 1:
Chất X có khả năng làm nhạt màu dung dịch nước brom nhưng không làm nhạt màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường. Vậy chất X có thể là
A. toluen
B. stiren
C. xiclopropan
D. xiclobutan
-
Câu 2:
Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M=236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe).
A. o- hoặc p-đibrombenzen
B. o- hoặc p-đibromuabenzen
C. m-đibromuabenzen
D. m-đibromben
-
Câu 3:
Hóa chất nhận biết benzen, toluen và stiren bên dưới đây?
A. dung dịch brom
B. dung dịch KMnO4
C. dung dịch KOH
D. khí clo
-
Câu 4:
Đốt 9,18 g 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 8,1 g H2O và CO2. Dẫn toàn bộ lượng CO2 vào 100ml dd NaOH 1M thu được m g muối. Giá trị của m và thành phần của muối bên dưới đây?
A. 64,78 g (2 muối)
B. 64,78g (Na2CO3)
C. 8,4g (NaHCO3)
D. 10,6g (Na2CO3)
-
Câu 5:
Đốt hết m gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 4,05 gam H2O và 7,728 lítCO2 (đktc). Giá trị của m và số tổng số mol của A, B lần lượt là gì?
A. 4,59 và 0,04.
B. 9,18 và 0,08.
C. 4,59 và 0,08.
D. 9,14 và 0,04.
-
Câu 6:
X tác dụng được với H2 tạo thành hidrocacbon no Y. Phân tích Y có 14,29% H, còn lại là cacbon. Tỉ khối hơi của Y đối với heli là 21. Xác định CTPT của X là gì?
A. C6H6
B. C6H12
C. C8H8
D. C8H10
-
Câu 7:
Chia hỗn hợp gồm 2 andehit no, đơn chức thành 2 phần bằng nhau:
phần 1: đốt cháy hoàn toàn thu được 0,54 gam H2O.
phần 2: hidrô hóa (Xt:Ni, t0) thu được hỗn hợp X.
Nếu đốt cháy X thì thể tích CO2 (đkc) thu được là …
A. 0,672
B. 0,112
C. 1,68
D. 2,24
-
Câu 8:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ và glixerol thu được 14,56 lít CO2 (đktc) và 13,5 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của glixerol trong hỗn hợp có giá trị là:
A. 23,4%
B. 46,7%
C. 43,8 %
D. 35,1 %
-
Câu 9:
Dãy giảm dần nhiệt độ sôi bên dưới?
A. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH
B. C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO
C. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH
D. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO
-
Câu 10:
Cho 2 axit (A đơn chức, B hai chức đều no, mạch hở) 16,4 gam tác dụng với Na vừa đủ được 3,36 lít khí H2 và bao nhiêu gam muối?
A. 21,7 gam.
B. 20,7 gam.
C. 23,0 gam.
D. 18,4 gam.
-
Câu 11:
Cho 0,04 mol X gồm CH2 = CH – COOH, CH3COOH và CH2 = CH – CHO phản ứng với 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol X cần 40ml dung dịch NaOH 0,75M. Em hãy tính khối lượng của CH2 = CH – COOH?
A. 1,44 gam
B. 2,88 gam
C. 0,72 gam
D. 0,56 gam
-
Câu 12:
Giảm dần tính axit (1) CH3-COOH ; (2) CH2Cl-COOH ; (3) CH2F-COOH theo thứ tự?
A. (2) > (1) > (3).
B. (3) > (2) > (1).
C. (2) > (3) > (1).
D. (1) > (2) > (3).
-
Câu 13:
Đốt m gam hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol glixerol bằng 1/2 số mol metan) cần 0,41 mol O2, thu được 0,54 mol CO2. Cho m gam X vào KOH dư thì lượng muối mà ta thu được sau phản ứng?
A. 39,2 gam.
B. 27,2 gam.
C. 33,6 gam.
D. 42,0 gam.
-
Câu 14:
Hãy tính V etilen (đktc) cần để thu được 6g axit axetic biết %H = 100%?
A. 1,12l
B. 2,24l
C. 3,36l
D. 33,6l
-
Câu 15:
Dẫn 3g etanol vào CuO dư thu được chất lỏng A. Khi A phản ứng với AgNO3 trong NH3 thấy có 8,1g bạc kết tủa. Tính %H oxi hóa etanol.
A. 55,7 %
B. 62,5%
C. 57,5%
D. 75,5%
-
Câu 16:
Cho 3,6g axit cacboxylic no, đơn chức nào dưới đây khi cho tác dụng với 500 ml KOH 0,12M và NaOH 0,12M thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan.
A. C2H5COOH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. C3H7COOH.
-
Câu 17:
Lấy m gam X gồm 2 axit đơn chức, hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với 75 ml NaOH 0,2M. Sau phản ứng phải dùng 25 ml dung dịch HCl 0,2M để trung hoà kiềm dư, cô cạn 1,0425 gam hỗn hợp muối. CTPT của 2 axit lần lượt là gì?
A. C2H3COOH; C3H5COOH
B. CH3COOH; C2H5COOH
C. C3H7COOH; C2H5COOH
D. HCOOH; CH3COOH
-
Câu 18:
Iso-hexan tác dụng với clo (có chiếu sáng) có thể tạo tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 19:
Hiện tượng xảy ra khi cho AgNO3 vào ống nghiệm chứa một ít dẫn xuất halogen CH2=CHCH2Cl, lắc nhẹ là gì?
A. Thoát ra khí màu vàng lục.
B. xuất hiện kết tủa trắng.
C. không có hiện tượng.
D. xuất hiện kết tủa vàng.
-
Câu 20:
Tìm X biết khi đun nóng dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất anđehit axetic.
A. 1,1- đibrometan.
B. 1,2- đibrometan.
C. etyl clorua.
D. A và B đúng.
-
Câu 21:
Cho các phát biểu sau :
(1) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(2) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
(3) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(4) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
(5) Tất cả các kim loại đều có thể chìm được trong nước.
(6) Hợp chất có khả năng cho phản ứng tráng gương thì cũng có khả năng tác dụng với nước Br2.
(7) Tách nước (1700C, H2SO4 đặc ) ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc 1 có số nguyên tử cacbon lớn hơn 1 luôn có thể thu được anken.
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
-
Câu 22:
X là hợp chất no, hở chứa một nhóm chức axit và một nhóm chức ancol nào bên dưới đây?
A. CnH2n – 2O3 (n ≥ 3)
B. CnH2nO3 (n ≥ 2)
C. CnH2n + 2O3 (n ≥ 3)
D. CnH2n – 4O3 (n ≥ 2)
-
Câu 23:
Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 10,8.
B. 16,2.
C. 21,6.
D. 43,2.
-
Câu 24:
Cho Na tác dụng với etanol dư sau đó chưng cất đuổi hết etanol dư rồi đổ nước vào, cho thêm vài giọt quỳ tím thì thấy dung dịch
A. có màu xanh
B. có màu đỏ
C. có màu hồng
D. có màu tím
-
Câu 25:
Cho các chất: phenol, p-metylphenol, p-nitrophenol và axit picric. Tính axit giảm dần theo thứ tự nào sau đây:
A. axit picric > phenol > p – nitrophenol > p – metylphenol
B. axit picric > p - nitrophenol > phenol > p – metylphenol
C. p – metylphenol > phenol > p – nitrophenol > axit picric
D. p – metylphenol > p – nitrophenol > phenol > axit picric
-
Câu 26:
Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì:
A. phenol là chất kết tinh, ít tan trong nước lạnh.
B. tính axit của H2CO3 > C6H5OH > HCO3-.
C. CO2 là một chất khí.
D. Nếu tạo ra Na2CO3 thì nó sẽ bị CO2 dư tác dụng tiếp theo phản ứng: Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3.
-
Câu 27:
Điều sai về phenol dưới:
(a) Phenol (C6H5-OH) là một ancol thơm.
(b) Phenol tác dụng với dung dịch natri hidroxit tạo thành muối tan và nước.
(c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
(d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó có tính axit.
(e) Hợp chất C6H5-CH2-OH là phenol.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 28:
Cho C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6H4OH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T) bao nhiêu đồng đẳng?
A. X, Z, T.
B. Y, T.
C. Y, Z.
D. X, Z.
-
Câu 29:
0,5 mol phenol có khối lượng mấy?
A. 92 g
B. 47 g
C. 48 g
D. 46 g
-
Câu 30:
Tính khối lượng axit picric thu được khi cho 18,8 gam phenol tác dụng với 45g dung dịch HNO3 63%?
A. 50g
B. 34,35g
C. 34,55g
D. 35g
-
Câu 31:
Tính m HNO3 65% cần sử dụng để điều chế 1 tấn TNT, với hiệu suất 80%?
A. 0,53 tấn
B. 0,83 tấn
C. 1,04 tấn
D. 1,60 tấn
-
Câu 32:
Xác định tên X biết X có tỉ khối đối với không khí xấp xỉ 3,173. Ở nhiệt độ thường X không làm mất màu nước brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4.
A. etylbenzen
B. benzen
C. stiren.
D. toluen
-
Câu 33:
Xác định A biết đốt 0,1 mol hidrocacbon A, thu được 0,6 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Cũng 0,1 mol A cho tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 29,2 gam kết tủa có màu vàng nhạt.
A. 3-metyl penta-1,4-điin
B. Hexa-1,5-điin
C. hexa-1,3-dien-5-in
D. Cả A, B đúng
-
Câu 34:
Đun bát sứ đựng naphtalen có úp phễu một thời gian, sau đó để nguội. Khi mở phễu ra thấy trong phễu có các tinh thể hình kim loại bám xung quanh. Điều này chứng tỏ naphtalen có tính chất nào?
A. Naphtalen dễ bay hơi.
B. Naphtalen có tính thăng hoa.
C. Naphtalen là hợp chất có mùi thơm.
D. Naphtalen khó cháy.
-
Câu 35:
Hóa chất làm mất màu KMnO4 là gì?
A. stiren
B. toluen
C. propan
D. benzen
-
Câu 36:
Tìm A, B biết C2H2 → A → B → m-bromnitrobenzen.
A. Benzen; nitrobenzen
B. Nitrobenzen; benzen
C. Benzen, brombenzen
D. Nitrobenzen; brombenzen.
-
Câu 37:
Loại thuốc thử dùng để phân biệt benzen, stiren, toluen và hex – 1 – in?
A. dd Brom và dd AgNO3/NH3
B. dd AgNO3/NH3 và KMnO4
C. dd AgNO3
D. dd HCl và dd Brom
-
Câu 38:
Trùng hợp 15,6 gam stiren thu được hỗn hợp A gồm polistiren và stiren dư. Lượng A tác dụng đủ với 200 ml dung dịch KMnO4 0,1 M. Khối lượng polistiren tạo thành là:
A. 50%
B. 60%
C. 70%
D. 80%
-
Câu 39:
Đề hiđro hoá etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất chung 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là:
A. 13,52 tấn
B. 10,6 tấn
C. 13,25 tấn
D. 8,48 tấn
-
Câu 40:
Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren (dư). Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung KI dư vào thấy xuất hiện 1,27 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là:
A. 60%.
B. 75%.
C. 80%.
D. 83,33%.