Đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022
Trường THPT Lê Quý Đôn
-
Câu 1:
Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp hai muối CuCl2 và Cu(NO3)2 một thời gian, ở anot của bình điện phân thoát ra 448 ml hồn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 25,75 và có m gam kim loại Cu bám trên catot (biết trên catot không có khí thoát ra). Giá trị của m là:
A. 0,64 gam.
B. 1,28 gam.
C. 1,92 gam.
D. 2,56 gam.
-
Câu 2:
Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết dung dịch X chứa 0,03 mol KHCO3 và 0,06 mol Na2CO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và KHSO4 0,3M được dung dịch Y và thấy thoát ra x mol CO2. Thêm dung dịch chứa 0,06 mol NaOH và 0,15 mol BaCl2 vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của x và m lần lượt là
A. 0,048 và 22,254
B. 0,045 và 22,254
C. 0,084 và 8,274
D. 0,035 và 13,980
-
Câu 3:
Hòa tan hoàn toàn 7,98g hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa a mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lit khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch NaOH 1M được cho như trong đồ thị sau :
Giá trị của a là
A. 0,42
B. 0,44
C. 0,48
D. 0,45
-
Câu 4:
Có 4 chất bột: CaCO3, Na2CO3, BaSO4, Na2SO4. Có thể dùng cặp chất nào sau đây để nhận biết các chất bột đó?
A. H2O và dung dịch NaOH.
B. Dung dịch HCl và H2O.
C. H2O và dung dịch NaCl.
D. H2O và dung dịch BaCl2.
-
Câu 5:
Cho 0,6 mol KI tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất. Tính số mol của đơn chất này.
A. 0,3
B. 0,4
C. 0,5
D. 0,6
-
Câu 6:
Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít khí màu nâu duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối khan, giá trị m là:
A. 78,4
B. 139,2
C. 46,4
D. 46,256
-
Câu 7:
Bằng phương pháp hóa học. Hãy chọn một hóa chất thích hợp để nhận biết các chất rắn (dạng bột) sau: Fe, FeO, Fe3O4, CuO.
A. dung dịch HCl
B. dung dịch HNO3 đặc, nóng
C. dung dịch AgNO3
D. dung dịch NaOH
-
Câu 8:
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 0,35 mol Al với 0,3 mol Fe2O3 thu được 0,2 mol Fe. Hiệu suất của phản ứng là
A. 66,67%
B. 57,14%
C. 83,33%
D. 68,25%
-
Câu 9:
Tính chất nào nêu dưới đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?
A. Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân
B. Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2
C. Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm
D. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với dung dịch NaOH
-
Câu 10:
Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca . Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 11:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện:
Trong hình vẽ trên, oxit X là
A. CuO.
B. Na2O.
C. MgO.
D. Al2O3.
-
Câu 12:
Chất X là 1 kim loại nhẹ, màu trắng bạc được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Chất X là:
A. Cu
B. Al
C. Cr
D. Fe
-
Câu 13:
Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột Al2O3, Fe2O3 đun nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm:
A. Al, Fe
B. Al, FeO
C. Al2O3, Fe
D. Al2O3, FeO
-
Câu 14:
Cấu hình electron của Cr3+ là:
A. [Ar]3d5
B. [Ar]3d24s2
C. [Ar]3d54s1
D. [Ar]3d3
-
Câu 15:
Để điều chế dung dịch muối sắt (III) clorua bằng 1 phản ứng hóa học, người ta cho dung dịch HCl tác dụng với:
A. Fe2(SO4)3
B. FeCO3
C. Fe2O3
D. FeO
-
Câu 16:
Chất nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm:
A. Al
B. Cu
C. Cr
D. K
-
Câu 17:
Khí thải ở một nhà máy có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư (có phản ứng xảy ra hoàn toàn), khí không bị hấp thụ là:
A. CO2.
B. SO2.
C. N2.
D. NO2.
-
Câu 18:
Dùng X để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu và tạm thời. X là:
A. CaCO3
B. FeCO3
C. MgCO3
D. Na2CO3
-
Câu 19:
Nhóm gồm các dung dịch đều phản ứng với Al2O3 là:
A. HCl, NaOH
B. NaNO3, KOH
C. CuSO4, NH3
D. HCl, KNO3
-
Câu 20:
Cho 5,2g Cr tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc nóng dư thu được m gam H2. Giá trị của m là:
A. 0,15
B. 0,20
C. 0,10
D. 0,25
-
Câu 21:
Cho 7,8g hỗn hợp X gồm Mg, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là:
A. 1,2g
B. 4,8g
C. 3,6g
D. 2,4g
-
Câu 22:
FeO, Fe(OH)2 đều thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch X loãng. X là:
A. HNO3
B. NaOH
C. HCl
D. H2SO4
-
Câu 23:
Phản ứng hóa học xảy ra khi cho nhôm tác dụng với chất nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm:
A. O2
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Cr2O3
-
Câu 24:
Chất kết tủa màu trắng hơi xanh, hóa nâu đỏ khi để lâu trong không khí là:
A. Fe(OH)2
B. FeO
C. Fe(OH)3
D. Fe2O3
-
Câu 25:
Nhôm tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch:
A. NaCl
B. K2SO4
C. KNO3
D. HCl
-
Câu 26:
Chất X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng không xảy ra phản ứng oxi hóa – khử. X là:
A. Fe3O4
B. Fe2O3
C. Fe(OH)2
D. FeO
-
Câu 27:
Dung dịch Al2(SO4)3 có thể tác dụng với:
A. NaOH
B. KNO3
C. NaCl
D. NaBr
-
Câu 28:
Cho 10,4g hỗn hợp kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 6720 ml H2 (đktc). Hai kim loại đó là:
A. Ca, Sr
B. Be, Mg
C. Sr, Ba
D. Mg, Ca
-
Câu 29:
Công thức của muối sắt (II) sunfat là:
A. FeSO4
B. FeS
C. Fe2(SO4)3
D. FeS2
-
Câu 30:
Cho phản ứng: (X) + 2NaOH → (Y) + Na2SO4. X có thể là
A. MgSO4.
B. Mg(OH)2.
C. BaSO4.
D. K2SO4.
-
Câu 31:
Dung dịch Ca(OH)2 không tác dụng với:
A. BaCl2
B. HCl
C. Al2(SO4)3
D. Na2CO3
-
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phòng thí nghiệm, natri được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa
(2) Nhôm, Crom bền với không khí và trong nước do lớp màng oxit bảo vệ
(3) Al2O3, Cr2O3 đều tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH đặc (khi đun nóng)
(4) Ion đicromat có màu vàng, ion cromat có màu da cam, trong dung dịch chúng chuyển hóa qua lại lẫn nhau
Số phát biểu không đúng là:
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 33:
Cho 5,4g nhôm tác dụng với vừa đủ dung dịch HNO3 chỉ thu được dung dịch Al(NO3)3 và V lít khí NO (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24
B. 4,48
C. 6,72
D. 3,36
-
Câu 34:
Chất X là hợp chất của crom, có khả năng làm bốc cháy S, C, P, C2H5OH khi tiếp xúc với nó. X là:
A. Cr2(SO4)3
B. Cr(OH)3
C. Cr2O3
D. CrO3
-
Câu 35:
Chất X là một bazo mạnh, được dùng để sản xuất clorua vôi. Chất X là:
A. KOH
B. Ca(OH)2
C. Ba(OH)2
D. NaOH
-
Câu 36:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm sắt, magie trong không khí thu được chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn T. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. T chứa:
A. FeO, MgO
B. Fe2O3, MgO
C. Fe3O4, MgO
D. Fe, Mg
-
Câu 37:
Cho phương trình: xAl + yHNO3 → zAl(NO3)3 + tNH4NO3 + nH2O (x, y, z, t, n là bộ hệ số tối giản). Giá trị của (t + n) là:
A. 12
B. 18
C. 17
D. 16
-
Câu 38:
Cho các chất: Fe, Fe3O4, FeSO3, FeCO3, FeCl2, FeCl3. Số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng dư là:
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 39:
Hòa tan hoàn toàn 5,56g FeSO4.7H2O vào nước được dung dịch X, X tác dụng vừa đủ với V (ml) dung dịch KMnO4 0,1M (có H2SO4 loãng dư làm môi trường). Giá trị của V là:
A. 20,0
B. 35,0
C. 40,0
D. 30,0
-
Câu 40:
Giả thiết: Nhôm tác dụng với Fe3O4 chỉ tạo Al2O3 và sắt. Trộn 10,8g bột Al với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,416 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 80,0%
B. 90,0%
C. 70,0%
D. 60,0%