Đề thi HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 Cánh diều năm 2021-2022
Trường THCS Trương Văn Bang
-
Câu 1:
Loại thực vật nào có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?
A. Cây trúc đào
B. Cây tam thất
C. Cây gọng vó
D. Cây giảo cổ lam
-
Câu 2:
Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?
A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn
B. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất
C. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác
D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm
-
Câu 3:
Thực vật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản
B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp
C. Cân bằng khí oxygen và carbon dioxide trong khí quyển
D. Điều hòa khí hậu
-
Câu 4:
Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách nào?
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
B. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
C. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2
-
Câu 5:
Có thể dựa vào đặc điểm nào để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống?
A. Bộ xương ngoài
B. Lớp vỏ
C. Xương cột sống
D. Vỏ calium
-
Câu 6:
Thuỷ tức là đại diện của nhóm động vật nào?
A. Ruột khoang
B. Giun
C. Thân mềm
D. Chân khớp
-
Câu 7:
Cá heo là đại diện của nhóm động vật nào?
A. Cá
B. Thú
C. Lưỡng cư
D. Bò sát
-
Câu 8:
Sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Hoang mạc
B. Rừng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Đài nguyên
-
Câu 9:
Động vật nào không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?
A. Cá heo
B. Sóc đen Côn Đảo
C. Rắn lục mũi hếch
D. Gà lôi lam đuôi trắng
-
Câu 10:
Biện pháp nào không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người
-
Câu 11:
Trong những dạng năng lượng sau thì dạng nào năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng Mặt Trời
B. Năng lượng từ dầu mỏ
C. Năng lượng thủy triều
D. Cả A và C
-
Câu 12:
Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng không tái tạo?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 13:
Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?
A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó
B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó
C. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó
D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó
-
Câu 14:
Sao chổi là loại thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo nào?
A. Thẳng
B. Rất dẹt
C. Cong
D. Tròn
-
Câu 15:
Nguyên nhân nào sẽ dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?
A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất
B. Mây che Mặt Trời trên bầu trời
C. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn
D. Núi cao che khuất Mặt Trời
-
Câu 16:
Hành tinh nào sau đây gần Mặt Trời nhất?
A. Thủy tinh
B. Hải Vương tinh
C. Thiên Vương tinh
D. Hỏa tinh
-
Câu 17:
Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?
A. Kim tinh
B. Mộc tinh
C. Hải Vương tinh
D. Thiên Vương tinh
-
Câu 18:
Nói về hiện tượng mọc và lặn hàng ngày của Mặt Trời, nhận định nào sau đây là đúng?
Mặt trời mọc ở
A. Hướng tây lúc sáng sớm
B. Hướng đông lúc sáng sớm
C. Hướng bắc lúc sáng sớm
D. Hướng nam lúc sáng sớm
-
Câu 19:
Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do chuyển động quay xung quanh trục của Trái Đất. Em hãy cho biết về thời gian Trái Đất quay hết một vòng xung quanh trục là:
A. Một tháng
B. Một năm
C. Một tuần
D. Một ngày đêm
-
Câu 20:
Hành tinh nào sau đây xếp thứ tư kể từ Mặt Trời?
A. Trái Đất
B. Thủy Tinh
C. Kim Tinh
D. Hỏa Tinh
-
Câu 21:
Các hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng được thay đổi lần lượt từ ngày nay sang ngày khác. Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Em hãy cho biết thời gian gần đúng của Tuần trăng?
A. 1 năm
B. 7 ngày
C. 29 ngày
D. 1 ngày
-
Câu 22:
Lực nào gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
A. Lực đẩy
B. Lực hấp dẫn
C. Lực ma sát
D. Lực kéo
-
Câu 23:
Tại tỉnh Ninh Thuận, người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là gì?
A. Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời
B. Năng lượng của gió
C. Năng lượng của sóng biển
D. Năng lượng của dòng nước
-
Câu 24:
Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?
A. Khoảng 6 giờ
B. Khoảng 12 giờ
C. Khoảng 24 giờ
D. Khoảng 36 giờ
-
Câu 25:
Mặt Trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn rất nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do đâu?
A. Mặt Trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà
B. Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất
C. Mặt Trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà
D. Mặt Trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà
-
Câu 26:
Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?
A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời
C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà
D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà
-
Câu 27:
Cho biết tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng trong hình?
A. Trăng khuyết đầu tháng
B. Trăng khuyết cuối tháng
C. Trăng lưỡi liềm
D. Trăng bán nguyệt
-
Câu 28:
Tại sao chúng ta quan sát được nhiều hình dạng khác nhau của Mặt Trăng từ Trái Đất?
A. Mặt Trăng có thể thay đổi hình dạng
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng
C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Trái Đất
D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất
-
Câu 29:
Các thiết bị nào dưới đây sử dụng xăng để hoạt động?
A. Xe máy, ôtô, máy phát điện
B. Máy bay, xe đạp, máy phát điện
C. Tàu hỏa, bếp gas, xe máy
D. Ô tô, máy bay, tàu hỏa
-
Câu 30:
Năng lượng của dầu mỏ là năng lượng gì?
A. Tái tạo vì dầu mỏ là vô hạn
B. Tái tạo vì dầu mỏ hình thành rất nhanh
C. Không tái tạo vì phải trải qua hàng trăm triệu năm mới hình thành dầu mỏ được và có nguy cơ cạn kiệt
D. Cả A và B đúng
-
Câu 31:
Thiết bị nào không sử dụng pin Mặt Trời để hoạt động?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 32:
Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn là gì?
(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.
(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.
(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.
(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm vi khuẩn.
Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất là:
A. (1), (2), (3), (4), (5)
B. (1), (2), (5)
C. (2), (3), (4), (5)
D. (1), (2), (3), (4)
-
Câu 33:
Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ dạng nào?
A. Điện năng chủ yếu sang động năng
B. Điện năng chủ yếu sang nhiệt năng
C. Nhiệt năng chủ yếu sang động năng
D. Nhiệt năng chủ yếu sang quang năng
-
Câu 34:
Nguồn năng lượng nào tái tạo được?
A. Dầu và than đá
B. Dầu và thủy triều
C. Thủy triều và địa nhiệt
D. Thủy triều và xăng
-
Câu 35:
Mặt Trăng quay quanh Trái đất hết một vòng vào khoảng bao lâu?
A. 1 tuần
B. 2 tuần
C. 3 tuần
D. Một tháng
-
Câu 36:
Dạng năng lượng nào là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng gió
B. Năng lượng từ than đá
C. Năng lượng từ khí tự nhiên
D. Năng lượng từ dầu mỏ
-
Câu 37:
Hiện tượng ban đêm trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện lúc nào?
A. Khi Mặt Trời mọc
B. Khi Mặt Trời lặn
C. Khi ta đứng trên núi
D. Khi quan sát thấy hoàng hôn
-
Câu 38:
Sự khác nhau giữa tảo và dương xỉ là gì?
A. Tảo thì có ở dạng đơn bào hoặc đa bào, còn dương xỉ chỉ có ở dạng đa bào
B. Tảo thì có ở dạng đơn bào, còn dương xỉ chỉ có ở dạng đơn bào hoặc đa bào
C. Tảo chỉ có dạng đa bào, dương xỉ chỉ có dạng đơn bào
D. Tảo chỉ có dạng đơn bào, dương xỉ chỉ có dạng đa bào
-
Câu 39:
Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có đặc điểm gì?
A. Có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi
B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi
C. Chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi
D. Có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn
-
Câu 40:
Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa là gì?
A. Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát
B. Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối
C. Phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát
D. Làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối