Đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 KNTT năm 2022 - 2023
Trường THCS Đoàn thị Điểm
-
Câu 1:
Muỗi Anophen là vật chủ trung gian truyền bệnh gì cho người?
A. Bệnh dịch tả.
B. Bệnh sốt rét.
C. Bệnh ngủ li bì.
D. Bệnh viêm đường hô hấp.
-
Câu 2:
Con hà bám dưới mạn tàu thuyền gây
A. ô nhiễm nguồn nước.
B. hại cho tôm cá.
C. bệnh truyền nhiễm.
D. hư hỏng tàu thuyền.
-
Câu 3:
Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học chủ yếu là do yếu tố
A. con người.
B. tự nhiên.
C. thực vật.
D. động vật.
-
Câu 4:
Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên là
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm.
B. Cung cấp gỗ để làm nhà cửa.
C. Giúp duy trì và ổn định sự sống trên trái đất.
D. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch cho con người.
-
Câu 5:
Lực ma sát xuất hiện giữa đế giày, dép với mặt đường làm mòn đế giày, dép là
A. lực ma sát trượt.
B. lực ma sát nghỉ.
C. lực ma sát lăn.
D. cả ma sát nghỉ và ma sát lăn.
-
Câu 6:
Độ lớn của lực hút Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là
A. khối lượng của vật đó.
B. trọng lượng của vật đó.
C. thể tích của vật đó.
D. độ dài của vật đó.
-
Câu 7:
Biến dạng của vật nào sau đây giống biến dạng của lò xo?
A. Cái bình sứ.
B. Hòn đá.
C. Quả bóng cao su.
D. Miếng kính
-
Câu 8:
Các đồ dùng như quạt điện, đèn điện hoạt động được là nhờ dạng năng lượng nào?
A. Cơ năng.
B. Điện năng
C. Thế năng hấp dẫn.
D. Động năng.
-
Câu 9:
Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5 cm. Khi treo một quả cân 100 g thì độ dài của lò xo là 11 cm. Nếu treo quả cân 500 g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu?
A. 2,5 cm.
B. 0,5 cm.
C. 2,0 cm.
D. 1,0 cm
-
Câu 10:
Khi ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào tấm pin Mặt Trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đây là một ví dụ về chuyển hóa
A. Năng lượng từ ánh sáng thành năng lượng nhiệt.
B. năng lượng hạt nhân sang năng lượng hóa học.
C. năng lượng điện sang động năng.
D. năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
-
Câu 11:
Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì
A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
D. Trái Đất quay xung quanh Mặt trời.
-
Câu 12:
Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì
A. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
C. Trái Đất quay quanh trục của nó liên tục.
D. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
-
Câu 13:
Khi dòng điện chạy vào quạt điện làm quạt điện quay thì điện năng đã được chuyển hóa thành các dạng năng lượng
A. cơ năng và nhiệt năng trong đó cơ năng là năng lượng hao phí.
B. cơ năng và nhiệt năng trong đó nhiệt năng là năng lượng hao phí.
C. cơ năng và quang năng trong đó cơ năng là năng lượng hao phí.
D. cơ năng và hóa năng trong đó cơ năng là năng lượng hao phí.
-
Câu 14:
Một học sinh có khối lượng 35kg. Trọng lượng của học sinh đó là
A. 35N.
B. 3,5N.
C. 3500N.
D. 350N.
-
Câu 15:
Hai học sinh A và B cùng đi từ tầng 1 lên tầng 3 của tòa nhà lớp học. Học sinh A xách chiếc cặp có khối lượng 2kg, học sinh B xách chiếc cặp có khối lượng 3kg. Câu so sánh nào sau đây là đúng khi nói về lực tay mỗi học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp xách cặp?
A. Lực tác dụng của học sinh A lớn hơn.
B. Lực tác dụng của học sinh B lớn hơn.
C. Lực tác dụng của 2 bạn là như nhau.
D. Lực tác dụng của học sinh A bằng 1/5 lực tác dụng của học sinh B.
-
Câu 16:
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng:
A. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều trái sang phải
B. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều phải sang trái
C. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều dưới lên trên
D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều trên xuống
-
Câu 17:
Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:
A. Khối lượng của vật treo
B. Lực hút của trái đất
C. Độ dãn của lò xo
D. Trọng lượng của lò xo
-
Câu 18:
Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Khi viết phấn trên bảng.
B. Viên bi lăn trên mặt đất.
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường
-
Câu 19:
Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?
A. Đun nóng vật
B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật.
D. Cho vật chuyển động.
-
Câu 20:
Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
A. Bàn là điện.
B. Máy khoan.
C. Quạt điện.
D. Máy bơm nước.
-
Câu 21:
Thế năng đàn hồi của vật là:
A. Năng lượng do vật chuyển động.
B. Năng lượng do vật có độ cao.
C. Năng lượng do vật bị biến dạng.
D. Năng lượng do vật có nhiệt độ.
-
Câu 22:
Trong các vật liệu sau, vật liệu dẫn điện tốt là:
A. Thuỷ tinh.
B. Gốm.
C. Kim loại.
D. Cao su.
-
Câu 23:
Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là:
A. Đá vôi.
B. Cát.
C. Gạch.
D. Đất sét.
-
Câu 24:
Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:
A. carbohydrate.
B. chất béo.
C. protein.
D. Calcium
-
Câu 25:
Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ.
B. Hoá hơi.
C. Sôi.
D. Bay hơi.
-
Câu 26:
Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm?
A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản.
B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.
C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.
D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.
-
Câu 27:
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:
A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.
-
Câu 28:
Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là:
A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa quả xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trường
B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép
C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 29:
Trong các năng lượng sau đây năng lượng nào thuộc nhóm năng lượng gắn với chuyển động: Động năng của vật, năng lượng của thức ăn, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng của xăng dầu, năng lượng của dòng nước chảy.
A. Động năng của vật; năng lượng của gió đang thổi; năng lượng của dòng nước chảy.
B. Năng lượng của thức ăn; năng lượng của xăng dầu.
C. Năng lượng của thức ăn; năng lượng của xăng dầu; động năng của vật; năng lượng của gió đang thổi; năng lượng của dòng nước chảy.
D. Năng lượng của xăng dầu; động năng của vật; năng lượng của gió đang thổi
-
Câu 30:
Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời?
A. Trái đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần mặt trời. Là hành tinh duy nhất có sự sống.
B. Trái đất ở vị trí thứ năm theo thứ tự xa dần mặt trời. Là hành tinh duy nhất có sự sống.
C. Trái đất ở vị trí thứ bốn theo thứ tự xa dần mặt trời. Là hành tinh duy nhất có sự sống.
D. Trái đất ở vị trí thứ hai theo thứ tự xa dần mặt trời. Là hành tinh duy nhất có sự sống.