Đề thi HK2 môn Sinh 9 năm 2020
Trường THCS Võ Thị Sáu
-
Câu 1:
Mối quan hệ giữa các sợi nấm và tảo ở địa y là mối quan hệ khác loài nào sau đây?
A. Cộng sinh
B. Hội sinh
C. Cạnh tranh
D. Kí sinh
-
Câu 2:
Người ta nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp dể tạo thành?
A. mô
B. cơ quan
C. cây non
D. mô sẹo
-
Câu 3:
Ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối tạo nên ADN?
A. tái tổ hợp
B. biến dạng
C. ghép
D. hai dòng
-
Câu 4:
Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt nam có giới hạn dưới và giới hạn trên là?
A. 5oC và 40oC
B. 5oC và 42oC
C. 4oC và 42oC
D. 5oC và 43oC
-
Câu 5:
Đặc điểm nào sau đây không có ở quần thể sinh vật mà chỉ có ở quần thể người?
A. tỉ lệ giới tính
B. kinh tế - xã hội
C. thành phần nhóm tuổi
D. mật độ
-
Câu 6:
Trong chuỗi thức ăn sinh vật nào là sinh vật sản xuất?
A. thực vật
B. động vật ăn thực vật
C. động vật ăn thịt
D. vi sinh vật
-
Câu 7:
Tác động lớn nhất của con người làm suy giảm môi trường là gì?
A. bảo vệ môi trường
B. chăn thả gia súc
C. phá hủy thảm thực vật
D. cải tạo môi trường
-
Câu 8:
Ý nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu quả của việc bón phân hợp lí và hợp vệ sinh cho cây trồng?
A. tăng độ màu mỡ cho đất
B. không gây ô nhiễm môi trường
C. không mang mầm bệnh cho người và động vật
D. hạn chế hạn hán và lũ lụt
-
Câu 9:
Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì:
A. Tạo ra các cặp gen dị hợp
B. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại
C. Chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 10:
Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam là:
A. Lúa, ngô, đậu tương
B. Lúa, khoai, sắn
C. Lúa, khoai, dưa hấu
D. Ngô, khoai, lạc
-
Câu 11:
Các tác nhân vật lí gây đột biến nhân tạo là:
A. Các tia phóng xạ
B. Sốc nhiệt
C. Tia tử ngoại
D. Cả A, B và C
-
Câu 12:
Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là:
A. Lai khác dòng
B. Lai khác thứ
C. Lai kinh tế
D. Cả A, B và C
-
Câu 13:
Nhóm nhân tố nào dưới đây đều thuộc nhóm nhân tố hữu sinh?
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
B. Con người và các sinh vật khác
C. Khí hậu, nước, đất
D. Các sinh vật khác và ánh sáng
-
Câu 14:
Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng?
A. Bạch đàn, lúa, lá lốt
B. Trầu không, ngô, lạc
C. Ớt, phượng, hồ tiêu
D. Tre, dừa, thông
-
Câu 15:
Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?
A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất
B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu
C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép
D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, cá ngừ
-
Câu 16:
Đặc điểm của tháp dân số trẻ là:
A. Đáy tháp rộng
B. Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu thị tỉ lệ tử vong cao
C. Tuổi thọ trung bình thấp
D. Cả A, B và C
-
Câu 17:
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở:
A. Độ đa dạng
B. Độ nhiều
C. Độ thường gặp
D. Cả A, B và C
-
Câu 18:
Cây có lớp bần dày vào mùa đông là do ảnh hưởng của nhân tố:
A. Đất
B. Ánh sáng
C. Nhiệt độ
D. Các cây sống xung quanh
-
Câu 19:
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là quan hệ cộng sinh?
A. Ấu trùng trai bám trên da cá
B. Vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu
C. Địa y bám trên cành cây
D. Cây Tầm gửi sống trên cây hồng
-
Câu 20:
Dùng vi khuẩn E.coli để sản xuất hoocmon insulin là ứng dụng
A. Công nghệ gen
B. Công nghệ tế bào
C. Phương pháp chọn lọc cá thể
D. Phương pháp chọn lọc hàng loạt
-
Câu 21:
Ví dụ nào sau đây không phải là một quần thể sinh vật?
A. Các cá thể cá trôi cùng sống ở 1 ao
B. Các cá thể lúa trong một ruộng
C. Các cá thể ốc bươu cùng sống ở 1 ao
D. Các cá thể cá trôi ở 2 ao cạnh nhau
-
Câu 22:
Trong các loại tài nguyên sau, thuộc loại tài nguyên tái sinh là
A. Tài nguyên đất
B. Dầu mỏ
C. Tài nguyên khoáng sản
D. Năng lượng gió
-
Câu 23:
Một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí là
A. Chất thải rắn
B. Khí thải từ hoạt động GTVT
C. Khí Biogas
D. Nước thải sinh hoạt
-
Câu 24:
Nhóm sinh vật nào là nhóm sinh vật hằng nhiệt:
A. Cá chép, cóc, bồ câu, thằn lằn.
B. Nấm, lúa, chim sẻ, cá lóc, kỳ nhông.
C. Nấm, ngô, thằn lằn, giun đất, cá chép.
D. Cá voi, hổ, mèo rừng, chuột đồng.
-
Câu 25:
Xác định một quần xã ổn định, ta căn cứ vào:
A. Độ đa dạng
B. Tỉ lệ sinh tử
C. Thời gian tồn tại
D. Phạm vi phân bố
-
Câu 26:
Các tập hợp sau, tập hợp nào không là quần thể sinh vật:
A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.
B. Đàn cá sống ở sông.
C. Đàn chim sẻ sống trong rừng cây.
D. Các cây thông trong rừng.
-
Câu 27:
Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có có lợi và cũng không có hại gì, mối quan hệ đó được gọi là
A. ký sinh
B. ức chế cảm nhiễm
C. hội sinh
D. cộng sinh
-
Câu 28:
Mật độ của quần thể tăng cao khi
A. nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào.
B. điều kiện sống thay đổi.
C. địa bàn sinh sống của quần thể thay đổi.
D. nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào và điều kiện sống thay đổi.
-
Câu 29:
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn
A. các tính chắt vật lí, hoá học của nước bị thay đổi.
B. các tính chắt vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi.
C. các tính chắt vật lí, hoá học, sinh học của mòi trường bị thay đổi.
D. các tính chắt vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
-
Câu 30:
Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn là
A. xây dựng nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu, đồ dùng...
B. tạo bể lắng và lọc nước thải.
C. trồng nhiều cây xanh.
D. sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.