Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021
Trường THPT Lê Trung Kiên
-
Câu 1:
Hai loại hoocmôn nào sau ảnh hưởng đến điều hòa nồng độ đường huyết?
A. Insulin và Glucôzơ.
B. Glucagôn và Glicôgen.
C. Insulin và Glicôgen.
D. Insulin và Glucagôn.
-
Câu 2:
Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là:
A. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm.
B. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm.
C. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương.
D. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương.
-
Câu 3:
Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là gì?
A. Miệng → thực quản → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → diều → ruột → hậu môn.
B. Miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột → hậu môn.
C. Miệng → thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → diều → ruột → hậu môn.
D. Miệng → thực quản → diều → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột → hậu môn.
-
Câu 4:
Trong những phản xạ sau đây, có bao nhiêu phản xạ thuộc phản xạ có điều kiện?
(1) Khi thấy rắn độc thì mọi người đều bỏ chạy.
(2) Khiêng vật nặng thì cơ thể toát nhiều mồ hôi.
(3) Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể run rẩy.
(4) Cá bơi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá.
(5) Tinh tinh dùng que để bắt mối trong tổ ra ăn.
A. 5
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 5:
Sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ đâu?
A. Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
B. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
C. Sự vận động của các chi.
D. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ.
-
Câu 6:
Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin.
B. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận thực hiện phản ứng.
D. Bộ phận trả lời kích thích → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng.
-
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây là đúng về chu kỳ tim?
A. Trong 1 chu kì tim, tâm nhĩ co 0,2s, tâm thất co 0,3s, pha dãn chung 0,4s.
B. Trong 1 chu kì tim, tâm nhĩ co 0,2s, tâm thất co 0,3s, pha dãn chung 0,5s.
C. Trong 1 chu kì tim, tâm nhĩ co 0,1s, tâm thất co 0,3s, pha dãn chung 0,4s.
D. Trong 1 chu kì tim, tâm nhĩ co 0,1s, tâm thất co 0,2s, pha dãn chung 0,4s.
-
Câu 8:
Các tế bào chết là quản bào và mạch ống là thành phần cấu tạo của?
A. Mạch rây.
B. Mạch gỗ.
C. Cành cây.
D. Rễ cây.
-
Câu 9:
Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Hải quỳ, đỉa, nhện, ốc.
B. San hô, tôm, ốc.
C. Thuỷ tức, san hô, hải quỳ.
D. Thuỷ tức, giun đất, tằm, châu chấu.
-
Câu 10:
Sinh trưởng sơ cấp của cây là gì?
A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
-
Câu 11:
Vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim?
A. Nucleaza.
B. Amilaza.
C. Cacboxilaza.
D. Nitrogenaza.
-
Câu 12:
Khi tế bào khí khổng trương nước thì tế bào như thế nào?
A. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
B. Vách mỏng căng ra, vách dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
C. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
D. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng căng theo nên khí khổng mở ra.
-
Câu 13:
Ý nào không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh?
A. Axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin.
B. Axêtat và côlin trở lại màng trước và vào chuỳ xinap để tái tổng hợp thành axêtincôlin.
C. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chuỳ xinap.
D. Axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xinap.
-
Câu 14:
Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương
B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ôxy hoá để hình thành xương.
C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương.
D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương.
-
Câu 15:
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch?
A. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch.
B. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
C. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giữ ổn định tĩnh mạch và mao mạch.
D. Huyết áp cao nhất ở tĩnh mạch, động mạch và thấp nhất nhất ở tĩnh mạch.
-
Câu 16:
Điện thế nghỉ là gì?
A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
B. Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm.
-
Câu 17:
Đặc điểm của con đường hấp thụ nước và ion theo con đường qua thành tế bào – gian bào?
A. Nhanh, không được chọn lọc.
B. Chậm, được chọn lọc.
C. Chậm, không được chọn lọc.
D. Nhanh, được chọn lọc.
-
Câu 18:
Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
A. Quang phân li nước.
B. Chu trình C4.
C. Pha sáng.
D. Chu trình Canvin
-
Câu 19:
Diện tích tiếp xúc xinap là gì?
A. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.
B. Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau.
C. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.
D. Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…).
-
Câu 20:
Vai trò chủ yếu của Mg đối với cây là gì?
A. Thành phần của protein.
B. Thành phần của enzim.
C. Thành phần của axit nucleic.
D. Thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.
-
Câu 21:
Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được bao nhiêu phân tử?
A. 2 phân tử axit piruvic, 1 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.
-
Câu 22:
Nhận định không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng tới cường độ quang hợp:
A. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin.
B. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
C. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohiđrat.
D. Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng đến cường độ quang hợp là như nhau.
-
Câu 23:
Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu nào sau đây?
A. Ứng động sinh trưởng.
B. Nhiệt ứng động.
C. Quang ứng động.
D. Ứng động không sinh trưởng.
-
Câu 24:
Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?
A. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
B. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
C. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
-
Câu 25:
Tập tính quen nhờn là gì?
A. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.
B. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.
C. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.
D. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.
-
Câu 26:
Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,5%, trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
A. Khuếch tán.
B. Thẩm thấu.
C. Hấp thụ thụ động.
D. Hấp thụ chủ động.
-
Câu 27:
Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng:
(1) Ở hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
(2) Tim của bò sát có 4 ngăn nên máu của chúng không bị pha trộn.
(3) Tim cá xương có 2 ngăn, đều chứa máu giàu O2.
(4) Máu đi nuôi cơ thể ở chim là máu giàu O2.
(5) Cá xương và lưỡng cư có hệ tuần hoàn đơn.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 28:
Những động vật nào sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Châu chấu, ếch, muỗi.
D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
-
Câu 29:
Ở sâu bướm, tác dụng của juvenin là gì?
A. Ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
B. Kích thích tuyến trước ngực tiết ra ecđixơn.
C. Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D. Ức chế tuyến trước ngực tiết ra ecđixơn.
-
Câu 30:
Tuổi của cây một năm được xác định theo yếu tố nào?
A. Số lóng.
B. Số chồi nách.
C. Số cành.
D. Số lá.
-
Câu 31:
Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.
B. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
C. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
-
Câu 32:
Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?
A. Diễn ra ngang bằng.
B. Diễn ra nhanh hơn.
C. Diễn ra chậm hơn một chút.
D. Diễn ra chậm hơn nhiều.
-
Câu 33:
Hô hấp là quá trình như thế nào?
A. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
B. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
D. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
-
Câu 34:
Nhận định nào sau đâu không phải là đặc điểm của bề mặt trao đổi khí?
A. Bề mặt trao đổi khí phải khô ráo, thông thoáng.
B. Bề mặt trao đổi khí phải rộng.
C. Bề mặt trao đổi khí phải mỏng.
D. Bề mặt trao đổi khí phải có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
-
Câu 35:
Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?
A. Số ít là tập tính bẩm sinh.
B. Phần lớn tập tính tự học.
C. Phần lớn là tập tính bẩm sinh.
D. Toàn là tập tính tự học.
-
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất nhận CO2 đầu tiên Ribulozơ-1,5-diP.
(2) Sản phẩm đầu tiên của pha tối là PEP.
(3) Giai đoạn tái cố định CO2 diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở.
(4) Pha tối chỉ xảy ra ở 1 loại lục lạp.
(5) Gồm phần lớn các loài thực vật trên Trái Đất.
Số phát biểu đúng với thực vật C3 là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 1
-
Câu 37:
Vai trò nào sau đây là một trong những vai trò của hoocmôn tirôxin?
A. Kích thích phát triển xương.
B. Gây biến thái từ nòng nọc thành ếch.
C. Gây biến thái sâu bướm thành bướm trưởng thành.
D. Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
-
Câu 38:
Testostêrôn được sinh sản ra ở đâu?
A. Tuyến giáp.
B. Buồng trứng.
C. Tinh hoàn.
D. Tuyến yên
-
Câu 39:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?
A. Manh tràng phát triển.
B. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
C. Ruột ngắn hơn thú ăn thực vật.
D. Dạ dày đơn.
-
Câu 40:
Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?
A. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA.
B. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại.
C. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau.
D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh.