Đề thi HK2 môn Toán 6 năm 2021
Trường THCS Trần Hưng Đạo
-
Câu 1:
Phân số tối giản của phân số \(\dfrac{{20}}{{ - 140}}\) là:
A. \(\dfrac{{10}}{{ - 70}}\)
B. \(\dfrac{{ - 4}}{{28}}\)
C. \(\dfrac{2}{{ - 14}}\)
D. \(\dfrac{{ - 1}}{7}\)
-
Câu 2:
Kết quả của phép chia \(\dfrac{5}{9}:\dfrac{{ - 7}}{3}\) là:
A. \( - \dfrac{5}{{21}}\)
B. \( - \dfrac{{35}}{{27}}\)
C. \(\dfrac{5}{{21}}\)
D. Một kết quả khác
-
Câu 3:
\(\dfrac{3}{4}\) của 60 là :
A. 30
B. 40
C. 45
D. 50
-
Câu 4:
Giá trị của a bằng bao nhiêu nếu \(\dfrac{2}{5}\) của a bằng 4 ?
A. 10
B. 12
C. 14
D. 16
-
Câu 5:
Biết \(\angle xOy = {70^0},\angle aOb = {110^0}\) . Hai góc trên là hai góc
A. Phụ nhau
B. Kề nhau
C. Bù nhau
D. Kề bù
-
Câu 6:
\(Ot\) là tia phân giác của góc \(xOy\) nếu:
A. Tia Ot nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy\)
B. \(\angle xOt = \angle yOt = \dfrac{1}{2}\angle xOy\)
C. \(\angle xOt = \angle yOt\)
D. Cả ba phương án trên đều sai
-
Câu 7:
Thực hiện phép tính sau: \(\dfrac{{31}}{{17}} + \dfrac{{ - 5}}{{13}} + \dfrac{{ - 8}}{{13}} - \dfrac{{14}}{{17}}\)
A. \(\dfrac{{1}}{{2}}\)
B. \(\dfrac{{2}}{{3}}\)
C. 0
D. 1
-
Câu 8:
Thực hiện phép tính sau: \(7\dfrac{5}{{11}} - \left( {2\dfrac{3}{7} + 3\dfrac{5}{{11}}} \right)\)
A. 1
B. 0
C. \(\dfrac{{7}}{11}\)
D. \(\dfrac{{11}}{7}\)
-
Câu 9:
Tìm x, biết: \(x + \dfrac{1}{2} = \dfrac{{ - 3}}{4}\)
A. \(x = \dfrac{{ - 5}}{4}\)
B. \(x = \dfrac{{ - 4}}{5}\)
C. \(x = \dfrac{{ 5}}{4}\)
D. \(x = \dfrac{{ 4}}{5}\)
-
Câu 10:
Tìm x, biết: \({\left( {x + 3} \right)^3} = 8\)
A. x = -2
B. x = -1
C. x = 0
D. x = 1
-
Câu 11:
Tìm x, biết: \(3.\left| x \right| - \dfrac{1}{3} = \dfrac{8}{3}\)
A. \(x = 1\)
B. \(x = 1\) hoặc \(x = - 1\)
C. \(x = - 1\)
D. \(x = 1\) hoặc \(x = 0\)
-
Câu 12:
Có một tập bài kiểm tra gồm 45 bài được xếp thành ba loại: Giỏi, khá và trung bình. Trong đó số bài đạt điểm giỏi bằng \(\dfrac{1}{3}\) tổng số bài kiểm tra. Số bài đạt điểm khá bằng \(90\% \) số bài còn lại. Tính số bài trung bình.
A. 4 bài
B. 2 bài
C. 3 bài
D. 5 bài
-
Câu 13:
Thực hiện các phép tính: \(\dfrac{{ - 4}}{3} - \dfrac{7}{{ - 6}} + \dfrac{1}{2}\)
A. \(\dfrac{1}{2}\)
B. \(\dfrac{1}{3}\)
C. \(\dfrac{2}{3}\)
D. \(\dfrac{1}{4}\)
-
Câu 14:
A. \(\dfrac{4}{7}\)
B. \(\dfrac{2}{7}\)
C. \(\dfrac{1}{7}\)
D. \(\dfrac{3}{7}\)
-
Câu 15:
Thực hiện các phép tính: \(5\dfrac{3}{7} - \left( {4\dfrac{3}{7} + 1} \right)\)
A. \(\dfrac{1}{2}\)
B. \(\dfrac{2}{3}\)
C. 0
D. 1
-
Câu 16:
Thực hiện các phép tính: \(1\dfrac{5}{{15}}.0,75 - \left( {\dfrac{{11}}{{20}} + 25\% } \right):\dfrac{3}{5}\)
A. \(\dfrac{{ 1}}{2}\)
B. \(\dfrac{{ -1}}{2}\)
C. \(\dfrac{{ 1}}{4}\)
D. \(\dfrac{{ - 1}}{4}\)
-
Câu 17:
Tìm \(x\) biết: \(\dfrac{2}{3} + x = \dfrac{{ - 1}}{2}\)
A. \(x = \dfrac{{ 2}}{3}\)
B. \(x = \dfrac{{ - 7}}{6}\)
C. \(x = \dfrac{{ 7}}{6}\)
D. \(x = \dfrac{{ -2}}{3}\)
-
Câu 18:
Chiều dài của mảnh vườn hình chữ nhật là \(60m\), chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{3}\) chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn hình chữ nhật.
A. \( 2400\left( {{m^2}} \right)\)
B. \( 240\left( {{m^2}} \right)\)
C. \( 2000\left( {{m^2}} \right)\)
D. \( 2300\left( {{m^2}} \right)\)
-
Câu 19:
Cho góc bẹt \(\angle xOy\). Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ \(xy\) kẻ hai tia \(Oz\) và \(Ot\) sao cho \(\angle xOz = {50^0}\) và \(\angle yOt = {80^0}\). Tính số đo góc \( xOt\)
A. \(\angle xOt = {120^0}\)
B. \(\angle xOt = {130^0}\)
C. \(\angle xOt = {110^0}\)
D. \(\angle xOt = {100^0}\)
-
Câu 20:
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu là (O; R).
B. Đường tròn tâm O, đường kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu là (O; R).
C. Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R/2, kí hiệu là (O; R).
D. Hình tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu là (O; R).
-
Câu 21:
Số nguyên x thỏa mãn điều kiện \(\dfrac{{ - 42}}{7} < x < \dfrac{{ - 24}}{6}\)
A. -6
B. -5
C. -4
D. -3
-
Câu 22:
Hỗn số \( - 3\dfrac{2}{5}\) viết dưới dạng phân số là:
A. \(\dfrac{{ - 17}}{5};\)
B. \(\dfrac{{17}}{5}\)
C. \( - \dfrac{6}{5};\)
D. \( - \dfrac{{13}}{5}.\)
-
Câu 23:
Phân số nào dưới đây là phân số tối giản?
A. A.\(\dfrac{{125}}{{300}};\)
B. \(\dfrac{{416}}{{634}};\)
C. \(\dfrac{{351}}{{417}};\)
D. \(\dfrac{{141}}{{143}}\)
-
Câu 24:
Trong các phân số sau, phân số nào lớn hơn \(\dfrac{3}{5}\) là:
A. \(\dfrac{{11}}{{20}}\)
B. \(\dfrac{8}{{15}}\)
C. \(\dfrac{{10}}{{15}}\)
D. \(\dfrac{{23}}{{40}}\)
-
Câu 25:
Biết \(\angle xOy = {45^0}\) và \(\angle aOb = {135^0}.\) Hai góc \(\angle xOy\) và \(\angle aOb\) là hai góc
A. A. phụ nhau
B. kề nhau
C. bù nhau
D. kề bù
-
Câu 26:
Nếu \(\dfrac{x}{7} = \dfrac{{ - 4}}{{21}}\) thì x bằng
A. \(\dfrac{4}{3};\)
B. \(\dfrac{{ - 4}}{{147}};\)
C. \(\dfrac{3}{{ - 4}};\)
D. \(\dfrac{{ - 4}}{3}.\)
-
Câu 27:
Số nghịch đảo của \(\dfrac{5}{{ - 7}}\) là
A. \(\dfrac{7}{5}\)
B. \(\dfrac{{ - 7}}{5}\)
C. \(\dfrac{5}{7}\)
D. \(\dfrac{{ - 12}}{7}.\)
-
Câu 28:
Hình gồm các điểm cách O một khoảng \(6cm\) là:
A. Đường tròn tâm O, bán kính \(6cm;\)
B. Hình tròn tâm O, bán kính \(6cm;\)
C. Đường tròn tâm O, bán kính \(3cm;\)
D. Hình tròn tâm O, bán kính \(3cm.\)
-
Câu 29:
Nếu điểm M nằm trong đường tròn tâm O bán kính 4cm. Khi đó:
A. OM < 4cm
B. OM = 4cm
C. OM > 4cm
D. OM ≥ 4cm
-
Câu 30:
Cho đường tròn (O; 5cm) và OM = 6cm. Chọn câu đúng:
A. Điểm M nằm trên đường tròn
B. Điểm M nằm trong đường tròn
C. Điểm M nằm ngoài đường tròn
D. Điểm M trùng với tâm đường tròn
-
Câu 31:
Chọn câu đúng nhất: Tam giác ABC là hình có:
A. Ba cạnh AB; AC; BC
B. Ba đỉnh A; B; C
C. Ba góc ∠A; ∠B; ∠C
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 32:
Chọn câu sai khi nói về tam giác MNP
A. ΔMNP có 3 góc là: ∠MNP; ∠MPN; ∠PMN
B. ΔMNP có 3 đường thẳng là: MP; MN; PN
C. Ba điểm M; N; P không thẳng hàng
D. ΔMNP có 3 cạnh là: MN; PM; PN
-
Câu 33:
Cho 5 điểm A; B; C; D; E trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Có bao nhiêu tam giác có các đỉnh là 3 trong 5 đỉnh trên:
A. 9
B. 10
C. 8
D. 7
-
Câu 34:
Chọn câu sai:
A. Góc vuông là góc có số đo bằng 90°
B. Góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90° là góc nhọn
C. Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°
D. Góc có số đo nhỏ hơn 180° là góc tù
-
Câu 35:
Cho 9 tia chung gốc (không có tia nào trùng nhau) thì số góc tạo thành là:
A. 16
B. 72
C. 36
D. 42
-
Câu 36:
Góc trên hình có số đo bao nhiêu độ:
A. 50°
B. 40°
C. 60°
D. 130°
-
Câu 37:
Cho số đo các góc sau: 15°; 35°; 45°; 80°; 90°; 115°; 120°; 150°; 180° . Trong đó, có bao nhiêu góc tù:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 38:
Đổi 915’ ra độ ta được:
A. 15°15'
B. 15,15°
C. 15,25°
D. 15°25'
-
Câu 39:
Gọi C là điểm nằm giữa hai điểm A và B. Lấy điểm O không nằm trên đường thẳng A B. Vẽ ba tia OA, OB, OC. Hỏi tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
A. OA
B. OB
C. OC
D. Không xác định được
-
Câu 40:
Cho bốn điểm A, B, C, D không nằm trên đường thẳng a, trong đó A và B thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a, còn C và D thuộc nửa mặt phẳng ki A. Hỏi đường thẳng a cắt bao nhiêu đoạn thẳng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6