Đề thi HK2 môn Toán 6 năm 2021
Trường THCS Văn Tự
-
Câu 1:
Cho dãy số: 1, 5, 9, 13,.... Tìm số thứ 12 của dãy số
A. 37
B. 41
C. 45
D. 49
-
Câu 2:
Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần: \({3 \over 4},{{ - 9} \over 5},{{ - 2} \over { - 3}},{3 \over { - 7}};\)
A. \({{ 3} \over -7};{-9 \over { 5}};{{ - 2} \over { - 3}};{3 \over 4}.\)
B. \({{ - 9} \over 5};{3 \over { - 7}};{{ - 2} \over { - 3}};{3 \over 4}.\)
C. \({{ - 9} \over 5};{3 \over { 7}};{{ - 2} \over { - 3}};{3 \over 4}.\)
D. \({{ - 9} \over 5};{3 \over { - 7}};{{ - 2} \over { 3}};{3 \over 4}.\)
-
Câu 3:
Cho các phân số như bên dưới, hãy chọn câu đúng.
A. \(\dfrac{{23}}{{99}} = \dfrac{{2323}}{{9999}} = \dfrac{{232323}}{{999999}} >\dfrac{{23232323}}{{99999999}} \)
B. \(\dfrac{{23}}{{99}} > \dfrac{{2323}}{{9999}} > \dfrac{{232323}}{{999999}} >\dfrac{{23232323}}{{99999999}} \)
C. \(\dfrac{{23}}{{99}} = \dfrac{{2323}}{{9999}} > \dfrac{{232323}}{{999999}} >\dfrac{{23232323}}{{99999999}} \)
D. \(\dfrac{{23}}{{99}} = \dfrac{{2323}}{{9999}} = \dfrac{{232323}}{{999999}} =\dfrac{{23232323}}{{99999999}} \)
-
Câu 4:
Không qui đồng, hãy so sánh hai phân số sau:\( \dfrac{{37}}{{67}}\,\, và \,\,\dfrac{{377}}{{677}}\)
A. \( \dfrac{{37}}{{67}} < \dfrac{{377}}{{677}} \)
B. \(\dfrac{{37}}{{67}} > \dfrac{{377}}{{677}} \)
C. \(\dfrac{{37}}{{67}} = \dfrac{{377}}{{677}} \)
D. \(\dfrac{{37}}{{67}} \ge \dfrac{{377}}{{677}} \)
-
Câu 5:
Trong các phân số sau, phân số nào sai?
A. \(\dfrac{{34}}{{33}} > 1\)
B. \(\dfrac{{ - 113}}{{ - 112}} >1\)
C. \( \dfrac{{ - 234}}{{432}} < 0\)
D. \(\dfrac{{874}}{{ - 894}} > 0\)
-
Câu 6:
Tính tổng \(B = \dfrac{2}{{3.5}} + \dfrac{3}{{5.8}} + \dfrac{{11}}{{8.19}} + \dfrac{{13}}{{19.32}} + ... + \dfrac{{25}}{{32.57}} + \dfrac{{30}}{{57.87}}\) ta được kết quả là:
A. \(S = \dfrac{{28}}{{87}} \)
B. \(S = \dfrac{4}{5} \)
C. S = 2
D. Cả A, C đều sai
-
Câu 7:
Cho \(S = \dfrac{1}{{21}} + \dfrac{1}{{22}} + \dfrac{1}{{23}} + ... + \dfrac{1}{{35}}\). Chọn câu đúng.
A. \(S > \dfrac{1}{2} \)
B. \(S < \dfrac{1}{2} \)
C. \(S = \dfrac{1}{2} \)
D. S = 2
-
Câu 8:
Tìm số tự nhiên x biết \(\dfrac{1}{3} + \dfrac{1}{6} + \dfrac{1}{{10}} + ... + \dfrac{1}{{x\left( {x + 1} \right):2}} = \dfrac{{2019}}{{2021}}\)
A. 2018
B. 2021
C. 2020
D. 2019
-
Câu 9:
Tính \(5\dfrac{3}{8} + 9\dfrac{2}{7}\) có kết quả bằng bao nhiêu?
A. \(\dfrac{{82}}{{56}}\)
B. \(\dfrac{{56}}{{281}}\)
C. \(\dfrac{{821}}{{56}}\)
D. \(\dfrac{{21}}{{56}}\)
-
Câu 10:
Tính hợp lý \(A = \left( {17\dfrac{{29}}{{31}} - 3\dfrac{7}{8} + 17\dfrac{{51}}{{59}}} \right) - \left( {2\dfrac{{29}}{{31}} + 7\dfrac{{51}}{{59}} - 4} \right)\) ta được kết quả là:
A. \(25\dfrac{3}{8}\)
B. \(25\dfrac{1}{8} \)
C. \(15\dfrac{1}{8}\)
D. \(1\dfrac{1}{8}\)
-
Câu 11:
Tính: \(M = \dfrac{{{1^2}}}{{1.2}}.\dfrac{{{2^2}}}{{2.3}}.\dfrac{{{3^2}}}{{3.4}}-.\dfrac{{{{99}^2}}}{{99.100}}.\dfrac{{{{100}^2}}}{{101}}\) ta được kết quả bằng bao nhiêu?
A. \(\dfrac{100}{{101}}\)
B. \(\dfrac{1}{{101}} \)
C. 12
D. 1
-
Câu 12:
Tính giá trị của \(M = 34\dfrac{{11}}{{29}}.x - 11\dfrac{3}{{29}}.x - 28\dfrac{{37}}{{29}}.x\) biết \(x = - 11\dfrac{4}{{25}}\)
A. \(\dfrac{{1674}}{{25}} \)
B. \(\dfrac{{1672}}{{25}}\)
C. \(\dfrac{{167}}{{25}}\)
D. \(\dfrac{{174}}{{25}}\)
-
Câu 13:
Tính \(\frac{1}{2}.\frac{3}{4}\)
A. \(\frac{4}{6}\)
B. \(\frac{3}{8}\)
C. \(\frac{6}{4}\)
D. \(\frac{8}{3}\)
-
Câu 14:
Tìm x biết: \(\dfrac{x}{126}=\dfrac{-5}{9}.\dfrac{4}{7}\)
A. x = -10
B. x = -20
C. x = -30
D. x = -40
-
Câu 15:
Tìm x biết: \(x-\dfrac{1}{4}=\dfrac{5}{8}.\dfrac{2}{3}\)
A. \({1 \over 3}\)
B. \({2 \over 3}\)
C. 1
D. \({4 \over 3}\)
-
Câu 16:
Tìm x biết \(\left| {\dfrac{3}{4}x - \dfrac{3}{5}} \right| - \dfrac{1}{2} = 0\)
A. \(x = \dfrac{2}{{15}} \)
B. \(x = \dfrac{{22}}{{15}} \)
C. không tồn tại x
D. \(x = \dfrac{{22}}{{15}}; x = \dfrac{2}{{15}}\)
-
Câu 17:
Kết quả của phép tính \(\left( { - 6\dfrac{1}{7}} \right) - \left( { - 7\dfrac{1}{6}} \right)\) bằng bao nhiêu?
A. \(-\dfrac{{43}}{{42}}\)
B. \(\dfrac{{43}}{{42}} \)
C. \(\dfrac{{42}}{{43}}\)
D. \(-\dfrac{{42}}{{43}}\)
-
Câu 18:
Tìm x biết: \(\frac{{ - 3}}{5} - x = \frac{1}{{12}} - \frac{3}{4}\)
A. \(- \frac{1}{{15}}\)
B. \( \frac{1}{{15}}\)
C. \(- \frac{2}{{15}}\)
D. \( \frac{2}{{15}}\)
-
Câu 19:
Tìm số tự nhiên x biết: \(\left( {2x - 7} \right) - \left( {x + 135} \right) = 0\)
A. 142
B. -142
C. -132
D. 132
-
Câu 20:
Để hoàn thành một công việc, nếu 2 người A và B cùng làm với nhau thì mất 12 giờ, nếu A làm một mình thì mất 21 giờ. Hỏi nếu B làm một mình thì mất mấy giờ để hoàn thành công việc đó ?
A. 28 (giờ)
B. 18 (giờ)
C. 21 (giờ)
D. \(\frac{{12}}{{21}}\) (giờ)
-
Câu 21:
Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?
A. 150%
B. 40%
C. 60%
D. 80%
-
Câu 22:
Tìm x biết 136,5 - x = 5,4 : 0,12
A. x=81,5
B. x=91,5
C. x=91
D. x=19,5
-
Câu 23:
Tìm số tự nhiên x sao cho: \(6\frac{1}{3}:4\frac{2}{9} < x < \left( {10\frac{2}{9} + 2\frac{2}{5}} \right) - 6\frac{2}{9}\)
A. x∈{2;3;4;5;6}
B. x∈{3,4;5;6}
C. x∈{2;3,4;5}
D. x∈{3,4;5;6;7}
-
Câu 24:
Tìm x biết: \( {8\frac{1}{5}x\left( {11\frac{{94}}{{1591}} - 6\frac{{38}}{{1517}}} \right):8\frac{{11}}{{43}} = 75{\rm{\% }}}\)
A. 20
B. 3
C. \(\frac{3}{{20}}\)
D. \(\frac{20}{{3}}\)
-
Câu 25:
Tính: \(\displaystyle C = {{ - 5} \over 7}.{2 \over {11}} + {{ - 5} \over 7}.{9 \over {11}} + 1{5 \over 7}\)
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 26:
Cho hai tia OA, OB không đối nhau. Gọi C là điểm nằm giữa A, B. Vẽ điểm D sao cho B nằm giữa A và D. Đọc tên các tia nằm giữa hai tia khác?
A. OC và OB
B. OD và OA
C. OA và OB
D. OC và OD
-
Câu 27:
Cho hình vẽ sau. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Hai điểm M và N thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng y, nằm khác phía đối với đường thẳng x.
B. Hai điểm M và P nằm khác phía đối với đường thẳng x và cũng nằm khác phía đối với đường thẳng y
C. Hai điểm N và P thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng y, nằm khác phía đối với đường thẳng x.
D. M và P thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là đường thẳng y và cũng thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là đường thẳng x.
-
Câu 28:
Cho đường thẳng d , điểm O thuộc d và điểm M không thuộc d. Gọi N là điểm bất kì thuộc tia OM (N khác O). Chọn câu đúng.
A. M;N nằm cùng phía so với đường thẳng d.
B. M;N nằm khác phía so với đường thẳng d.
C. Đoạn thẳng MN cắt đường thẳng d.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 29:
Chọn câu đúng.
A. Hai tia chung gốc tạo thành một góc
B. Hai tia chung gốc tạo thành góc vuông
C. Góc nào có số đo lớn hơn thì nhỏ hơn
D. Hai góc bằng nhau có số đo không bằng nhau
-
Câu 30:
Cho 9 tia chung gốc (không có tia nào trùng nhau) thì số góc tạo thành là
A. 16
B. 72
C. 36
D. 42
-
Câu 31:
Cho hai đường tròn ( A; 4cm) và (B; 3cm) cắt nhau tại C, D. AB = 5cm. Đường tròn tâm A, B lần lượt cắt đoạn thẳng AB tại K, I. Độ dài đoạn KI là?
A. 1cm
B. 2cm
C. 3cm
D. 4cm
-
Câu 32:
Cho đường tròn (M; 1,5cm) và ba điểm A, B, C sao cho OA = 1cm; OB = 1,5cm; OC = 2cm. Chọn câu đúng:
A. Điểm A nằm trên đường tròn, điểm B nằm trong đường tròn và điểm C nằm ngoài đường tròn (M; 1,5cm)
B. Điểm A và điểm C nằm ngoài đường tròn, điểm B nằm trên đường tròn (M; 1,5cm)
C. Điểm A nằm trong đường tròn, điểm B nằm trên đường tròn và điểm C nằm ngoài đường tròn (M; 1,5cm)
D. Cả ba đều nằm trên đường tròn (M; 1,5cm)
-
Câu 33:
Nếu điểm M nằm trong đường tròn tâm O bán kính 4cm. Khi đó:
A. OM < 4cm
B. OM = 4cm
C. OM > 4cm
D. OM ≥ 4cm
-
Câu 34:
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm trong đường tròn đó là hình tròn.
B. Dây cung không đi qua tâm là bán kính của đường tròn đó.
C. Hai điểm A và B của một đường tròn chia đường tròn đó thành hai cung. Đoạn thẳng nối hai mút của một cung là dây.
D. Dây cung đi qua tâm là đường kính của đường tròn đó.
-
Câu 35:
Cho (O;R), với điều kiện nào thì điểm M nằm ngoài đường tròn đó?
A. OM=R
B. OM < R
C. OM>R
D. OM≤R
-
Câu 36:
Cho hình vẽ sau
Các tam giác có chung cạnh BC là:
A. ΔFBC; ΔEBC; ΔABC
B. ΔEBC; ΔDBC; ΔABC
C. ΔFBC; ΔEBC; ΔDBC
D. ΔFBC; ΔEBC; ΔDBC; ΔABC
-
Câu 37:
Cho đường thẳng d không đi qua O. Trên d lấy 10 điểm phân biệt. Có bao nhiêu tam giác nhận điểm O làm đỉnh và hai đỉnh còn lại là hai trong 10 điểm trên d?
A. 45
B. 20
C. 10
D. 35
-
Câu 38:
Cho tam giác DEF. Kể tên các cạnh và các góc của tam giác DEF.
A. Các cạnh là DE;DF các góc là: \(\widehat {{\rm{DEF}}};\widehat {EDF;}\widehat {DFE}\)
B. Các cạnh là DE;EF;DF; các góc là: \(\widehat {{\rm{DEF}}};\widehat {DFE}\)
C. Các cạnh là DE;EF các góc là: \(\widehat {{\rm{DEF}}};\widehat {EDF}\)
D. Các cạnh là DE;EF;DF các góc là: \(\widehat {{\rm{DEF}}};\widehat {EDF;}\widehat {DFE}\)
-
Câu 39:
Cho đường thẳng d không đi qua O. Trên d lấy 10 điểm phân biệt. Có bao nhiêu tam giác nhận điểm O làm đỉnh và hai đỉnh còn lại là hai trong 10 điểm trên d?
A. 45
B. 20
C. 10
D. 35
-
Câu 40:
Có bao nhiêu tam giác trên hình vẽ sau:
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5