Đề thi HK2 môn Toán 7 CTST năm 2022-2023
Trường THCS Nguyễn Tri Phương
-
Câu 1:
Nếu x/y=m/n (với y, n ≠ 0) thì:
A. xm = yn;
B. xy = mn;
C. xn = ym;
D. xn = –yn.
-
Câu 2:
Tỉ số 0,75 : 1,2 bằng tỉ số nào dưới đây?
A. 5 : 8;
B. 7 : 12;
C. 8 : 5;
D. 2 : 3.
-
Câu 3:
Tỉ lệ thức nào sau đây không được lập từ tỉ lệ thức x/2=a/b?
A. x/a=2/b
B. x/b=a/2
C. b/2=a/x
D. b/a=2/x
-
Câu 4:
Cho biết đại lượng a tỉ lệ thuận với đại lượng m theo hệ số tỉ lệ là –2. Khi đó đại lượng m tỉ lệ thuận với đại lượng a theo hệ số tỉ lệ là:
A. 2.
B. –2.
C. −1/2.
D. 1/2.
-
Câu 5:
Công thức nào dưới đây thể hiện x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch?
A. x/y=1/4
B. x = –50y;
C. y = 2 – 3x;
D. 7/x=y/2
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu a = 10b thì ta nói a tỉ lệ nghịch với b theo hệ số tỉ lệ 10;
B. Nếu mn = ‒3 thì ta nói m tỉ lệ thuận với n theo hệ số tỉ lệ –3
C. Nếu gh = 0 thì ta nói g và h là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ 0;
D. Nếu gh = 5 thì ta nói g và h là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ 5.
-
Câu 7:
Trong các phát biểu sau dữ liệu nào không phải là số liệu?
A. Cân nặng của các bạn trong lớp (đơn vị tính là kilogam);
B. Chiều cao trung bình của học sinh lớp 7 (đơn vị tính là mét);
C. Số học sinh giỏi của khối 7;
D. Các môn thể thao yêu thích của các bạn trong lớp.
-
Câu 8:
Trong cuộc khảo sát tìm hiểu về cách học của học sinh lớp 7B được kết quả như sau:
Có 20 học sinh học qua đọc, viết;
Có 10 học sinh trong lớp học qua nghe;
Có 10 học sinh trong lớp học qua vận động;
Có 5 học sinh học qua quan sát.
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Kết quả trên là thu thập không có số liệu.
B. Kết quả trên là thu thập không phải là số.
C. Kết quả trên gồm cả dữ liệu là số liệu và dữ liệu không phải là số.
D. Kết quả trên là dữ liệu phần trăm không phải dữ liệu là số.
-
Câu 9:
Bảng sau cho biết số con của 30 gia đình trong khu dân cư:
Số con
0
1
2
3
Số gia đình
5
8
15
5
Điểm không hợp lí trong bảng thống kê trên là:
A. Số con trong một gia đình;
B. Số gia đình trong khu dân cư;
C. Tổng số con trong gia đình;
D. Tổng số gia đình được lấy dữ liệu.
-
Câu 10:
Cho bảng thống kê lượng mưa tại trạm khí tượng Hà Nội trong sáu tháng cuối năm 2017.
Tháng
7
8
9
10
11
12
Lượng mưa (mm)
449,1
283,2
266,9
259,7
19,4
47,5
Trong các tháng trên, tháng nào có lượng mưa nhiều nhất?
A. Tháng 7;
B. Tháng 8;
C. Tháng 9;
D. Tháng 10.
-
Câu 11:
Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về biểu đồ đoạn thẳng?
A. Trục nằm ngang biểu diễn các đối tượng thống kê;
B. Biểu đồ đoạn thẳng là đường gấp khúc nối từng điểm liên tiếp bằng các đoạn thẳng;
C. Mỗi điểm đầu mút của các đoạn thẳng trong đường gấp khúc được xác định bởi một đối tượng thống kê và số liệu thống kê theo tiêu chí của đối tượng đó.
D. Trục nằm ngang biểu diễn tiêu chí thống kê và trên trục đó đã xác định độ dài đơn vị thống kê.
-
Câu 12:
Biểu đồ dưới đây cho biết thứ hạng của bóng đá nam Việt Nam trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) trong các năm từ 2016 đến 2020.
Năm 2020, bóng đá nam Việt Nam xếp thứ hạng bao nhiêu?
A. 93;
B. 94;
C. 100;
D. 112.
-
Câu 13:
Biến cố chắc chắn là
A. biến cố luôn xảy ra;
B. biến cố không bao giờ xảy ra;
C. biến cố không thể biết trước nó có xảy ra hay không;
D. Các đáp án trên đều sai.
-
Câu 14:
Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7 là biến cố gì?
A. Biến cố ngẫu nhiên;
B. Biến cố không thể;
C. Biến cố chắc chắn;
D. Các đáp án trên đều đúng.
-
Câu 15:
Biến cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác suất:
A. lớn hơn;
B. nhỏ hơn;
C. bằng 0;
D. Các đáp án trên đều sai.
-
Câu 16:
Biến cố không thể có xác suất bằng bao nhiêu?
A. Bằng 1;
B. Bằng 0;
C. Bằng một số bất kì;
D. Các đáp án trên đều sai.
-
Câu 17:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. 0 không phải là biểu thức số;
B. Biểu thức số phải có đầy đủ các phép tính cộng trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa;
C. 12 + 2.3 – 32 là biểu thức số;
D. Trong biểu thức số không thể có các dấu ngoặc chỉ thứ tự phép tính.
-
Câu 18:
Biểu thức số biểu thị diện tích hình thang có độ dài các cạnh đáy là 6 cm, 7 cm và chiều cao 8 cm.
A. 1/2.(6+7).8 (cm2)
B. 2.(6 + 7).8 (cm2);
C. 2.(6 + 8).7 (cm2);
D. 1/2.(7+8).6 (cm2).
-
Câu 19:
Biểu thức đại số là:
A. Biểu thức có chỉ chứa chữ và số;
B. Biểu thức bao gồm các phép toán trên các số (kể cả những chữ đại diện cho số);
C. Đẳng thức giữa chữ và số;
D. Đẳng thức giữa chữ và số cùng các phép toán.
-
Câu 20:
Trong các biểu thức sau, đâu là đơn thức một biến?
A. 2x;
B. 2xy;
C. x2 + 1;
D. t2 + t.
-
Câu 21:
Cho hai đa thức \(f(x) = 6x^2 + 4x – 5\) và \(g(x) = –6x^2 – 4x + 2.\)
Tính h(x) = f(x) + g(x) và tìm bậc của h(x).
A. h(x) = 12x2 + 8x – 7 và bậc của h(x) là 2;
B. h(x) = –3 và bậc của h(x) là 1;
C. h(x) = 8x – 3 và bậc của h(x) là 1;
D. h(x) = –3 và bậc của h(x) là 0.
-
Câu 22:
Tính \(2x^3. 5x^4\) ta thu được kết quả là:
A. \(10x^4\);
B. \( 10x^3\);
C. \(10x^7\);
D. \(10x^12\).
-
Câu 23:
Cho tam giác DEG có DE = 5 cm, EG = 7 cm, DG = 8 cm . Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Góc D là góc nhỏ nhất trong tam giác DEG;
B. Góc E là góc nhỏ nhất trong tam giác DEG;
C. Góc G là góc nhỏ nhất trong tam giác DEG;
D. Góc D là góc lớn nhất trong tam giác DEG.
-
Câu 24:
Cho hai tam giác ABC và NPM có: AB = MN, AC = MP, BC = PN, góc A = góc M, góc B = góc N, góc C = góc P. Cách viết nào dưới đây là đúng?
A. △ABC = △NPM;
B. △ABC = △NMP;
C. △ABC = △MNP;
D. △ABC = △PNM.
-
Câu 25:
Điền vào chỗ trống sau: “Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại … của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó”.
A. Trung trực;
B. Trung điểm;
C. Trọng tâm;
D. Giao điểm.
-
Câu 26:
Điền vào chỗ trống sau: “Điểm … hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó”
A. Thuộc;
B. Nằm trên;
C. Cách đều;
D. Nằm trong.
-
Câu 27:
Quan sát hình bên dưới, cho biết OA = 8cm. Độ dài đoạn thẳng OC bằng:
A. 8
B. 16
C. 4
D. 2
-
Câu 28:
Điểm G trong hình nào là trọng tâm của tam giác đó?
A. Hình a;
B. Hình b;
C. Hình c;
D. Hình d.
-
Câu 29:
Biết I là giao điểm của 3 đường phân giác trong tam giác ABC và IH = 2 cm. Độ dài đoạn thẳng IK là?
A. 1 cm;
B. 2 cm;
C. 3 cm;
D. 4 cm.
-
Câu 30:
Cho ∆ABC có E và D lần lượt là trung điểm của AB và BC. Từ E và D kẻ đường trung trực cắt nhau tại O. Cho F là trung điểm của AC. Khi đó:
A. OF là đường trung tuyến;
B. OF là đường trung trực của AC;
C. O là trực tâm của ∆ABC;
D. B và C đều đúng.