Đề thi HK2 môn Toán 7 KNTT năm 2022-2023
Trường THCS Hoàng Văn Thụ
-
Câu 1:
Chọn phát biểu đúng:
A. Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước luôn xảy ra;
B. Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra;
C. Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không;
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 2:
Biến cố không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra là:
A. Hôm nay, Mặt trời mọc phía đông;
B. Khi gieo một con xúc xắc thì sẽ xuất hiện mặt 3 chấm;
C. Khi gieo một con xúc xắc thì sẽ xuất hiện mặt có số chấm nhỏ hơn 7;
D. Ngày mai, mặt trời mọc phía tây.
-
Câu 3:
Xác suất p của một biến cố có giá trị thỏa mãn:
A. 0 < p < 100;
B. 0 < p < 1;
C. 0 ≤ p ≤ 1;
D. 0 ≤ p ≤ 100.
-
Câu 4:
Trong các cặp biến cố sau, 2 biến cố nào là biến cố đồng khả năng?
A. “Lượng mưa tháng 1 tại Hà Nội là 100 mm” và “Lượng mưa tháng 2 tại Hà Nội là 600 mm” ;
B. “Tung 1 đồng xu xuất hiện mặt sấp” và “Tung 1 đồng xu xuất hiện mặt ngửa”;
C. Viết 1 số tự nhiên bất kì. Hai biến cố là: “Viết được số nguyên tố” và “Viết được hợp số”;
D. Lớp 7 có 15 học sinh nam, 30 học sinh nữ. Cô giáo gọi ngẫu nhiên 1 bạn lên làm bài tập. 2 biến cố “Cô gọi được nam” và “Cô gọi được bạn nữ”.
-
Câu 5:
Biểu thức chứa số là:
A. 24 + 2.4;
B. 3a + 3;
C. 3/x+3;
D. (2x + 2) : 3.
-
Câu 6:
Biến của biểu thức đại số \(x^3 + 2\) là:
A. 3;
B. x;
C. 2;
D. 3 và 2.
-
Câu 7:
Hệ số và bậc của đơn thức \(3x^2\)
A. Hệ số 3 và bậc 3;
B. Hệ số 3 và bậc 2;
C. Hệ số 2 và bậc 3;
D. Hệ số 1 và bậc 2.
-
Câu 8:
Bậc của đơn thức 0 là:
A. Không có bậc;
B. Bậc 1;
C. Bậc 2;
D. Bậc 3.
-
Câu 9:
Khi nhân một đơn thức bậc 3 với một đơn thức bậc 1, ta được đơn thức bậc:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 10:
Tìm hệ số tự do của hiệu 2A – B với \(A = 2x^2 – 4x^3 + 2x – 5; B = 2x^3 – 3x^3 + 4x + 5\).
A. −15;
B. −5;
C. 15;
D. −10.
-
Câu 11:
Cho hai đa thức \(P = −5x^5 + 3x^2 + 3x + 1\) và \(Q = 5x^5 + x^4 + x^3 + 2\).
A. 5, 4;
B. 4, 3;
C. 4, 5;
D. 3, 4.
-
Câu 12:
Bậc cao nhất của đa thức \(f(x) = 3x(x^2 – 2x + 2)\) là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 13:
Phép nhân đa thức có những tính chất sau:
A. Giao hoán: A. B = B. A;
B. Kết hợp (A. B) . C = A. B + B . C;
C. Phân phối A. (B + C) = A. B + A. C;
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 14:
Với x ≠ 0 thì thương hai lũy thừa của x cùng bậc bằng bao nhiêu?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 15:
Cho biết đa thức A có chia hết cho đa thức B không? Nếu không tìm dư trong phép chia A cho B. Biết \(A = 2x^5 + 3x^2 + 4\) và B = x
A. Chia hết;
B. Không chia hết và dư 2;
C. Không chia hết và dư 3;
D. Không chia hết và dư 4.
-
Câu 16:
Chọn câu trả lời đúng nhất. Ba cạnh của tam giác có độ dài là 6cm;7cm;8cm. Góc lớn nhất là góc
A. đối diện với cạnh có độ dài 6cm
B. đối diện với cạnh có độ dài 7cm
C. đối diện với cạnh có độ dài 8cm
D. Ba cạnh có độ dài bằng nhau
-
Câu 17:
Trong một tam giác góc đối diện với cạnh lớn hơn thì
A. bé hơn
B. lớn hơn
C. bằng nhau
D. A,B,C đều sai
-
Câu 18:
Em hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất.
B. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn
C. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu nhỏ hơn
D. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau và ngược lại nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau
-
Câu 19:
Em hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
"Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường xiên nào có hình chiếu nhỏ hơn thì ..."
A. lớn hơn
B. ngắn nhất
C. nhỏ hơn
D. bằng nhau
-
Câu 20:
Cho ΔABC, em hãy chọn đáp án sai trong các đáp án sau:
A. AB+BC>AC
B. BC−AB<AC
C. BC−AB<AC<BC+AB
D. AB−AC>BC
-
Câu 21:
Cho ΔMNP, em hãy chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án sau:
A. MN+NP<MP
B. MP−NP<MN
C. MN−NP<MP<MN+NP
D. Cả B,C đều đúng
-
Câu 22:
Chọn câu đúng
A. Trong một tam giác, đoạn thẳng nối từ đỉnh đến trung điểm cạnh đối diện là đường trung tuyến của tam giác.
B. Các đường trung tuyến của tam giác cắt nhau tại một điểm.
C. Trọng tâm của tam giác đó là giao của ba đường trung tuyến.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 23:
Cho tam giác ABC có G là trọng tâm tam giác, N là trung điểm AC. Khi đo BG = ... BN. Số thích hợp điền vào chỗ trống là :
A. 2/3
B. 3/2
C. 3
D. 2
-
Câu 24:
Cho tam giác ABC có hai đường phân giác CD và BE cắt nhau tại I. Khi đó:
A. AI là trung tuyến kẻ từ A
B. AI là đường cao kẻ từ A
C. AI là trung trực cạnh BC
D. AI là phân giác của góc A
-
Câu 25:
Hình nào dưới đây biểu diễn trung trực của một đoạn thẳng:
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Cả ba hình trên
-
Câu 26:
Cho ΔABC, hai đường cao AM và BN cắt nhau tại H. Em chọn phát biểu đúng:
A. H là trọng tâm của ΔABC
B. H là tâm đường tròn nội tiếp ΔABC
C. CH là đường cao của ΔABC
D. CH là đường trung trực của ΔABC
-
Câu 27:
Hình hộp chữ nhật có mấy mặt bên?
A. 8 mặt;
B. 6 mặt;
C. 12 mặt;
D. 4 mặt.
-
Câu 28:
Trong hình dưới đây có m hình lập phương, n hình hộp chữ nhật. Tính m + n = ?
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11
-
Câu 29:
Chọn câu sai.
A. Hình hộp chữ nhật và hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông;
B. Hình hộp chữ nhật và hình lập phương đều có 8 đỉnh, 6 mặt và 12 cạnh;
C. Hình hộp chữ nhật và hình lập phương đều có 4 cạnh bên bằng nhau;
D. Hình hộp chữ nhật và hình lập phương đều có 3 góc vuông ở mỗi đỉnh.
-
Câu 30:
Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác là:
A. Các hình bình hành;
B. Các hình thoi;
C. Các hình chữ nhật;
D. Các hình tam giác.