Đề thi HK2 môn Toán 7 năm 2021-2022
Trường THCS Cao Minh
-
Câu 1:
Điểm bài kiểm tra môn Toán học kì I của 32 học sinh lớp 7A được ghi trong bảng sau:
Dấu hiệu điều tra là gì?
A. Số học sinh của lớp 7A
B. Tổng số điểm bài kiểm tra môn Toán của 32 học sinh lớp 7A
C. Điểm bài kiểm tra môn Toán học kì I của học sinh lớp 7A
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
-
Câu 2:
Đơn thức đồng dạng với đơn thức \(-2x^3y^5\)là:
A. \(-x^3y^4\)
B. \(2x^3y^5\)
C. \(-2x^8y^8\)
D. \(4x^5y^3\)
-
Câu 3:
Bậc của đa thức \( x^3y-xy^5+8xy-5\) là:
A. 2
B. 3
C. 5
D. 6
-
Câu 4:
Tích của hai đơn thức \(6x^2y^3\) và \(\frac{-2}{3}x(3yz^2)^2\) là:
A. \(-6x^3yz^2\)
B. \(-36x^3y^5z^4\)
C. \(9x^2y^4z^4\)
D. \(54x^4y^4z^2\)
-
Câu 5:
Cho tam giác ABC vuông tại B thì:
A. \(A{{B}^{2}}=A{{C}^{2}}+B{{C}^{2}}\)
B. \(A{{C}^{2}}=A{{B}^{2}}+B{{C}^{2}}\)
C. \(B{{C}^{2}}=A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}}\)
D. Đáp án khác
-
Câu 6:
Tam giác ABC có \(\widehat{B}=\widehat{C}={{60}^{o}}\) thì tam giác ABC là tam giác:
A. Cân
B. Vuông
C. Đều
D. Vuông cân
-
Câu 7:
Tam giác cân có góc ở đỉnh là \({{80}^{o}}\). Số đo góc ở đáy là:
A. \({{50}^{o}}\)
B. \({{80}^{o}}\)
C. \({{100}^{o}}\)
D. \({{120}^{o}}\)
-
Câu 8:
Tổng của hai đa thức \(A=\left( 4{{x}^{2}}y-4x{{y}^{2}}+xy-7 \right)\) và \(B=-8x{{y}^{2}}-xy+10-9{{x}^{2}}y+3x{{y}^{2}}\) là:
A. \(-5{{x}^{2}}y-9x{{y}^{2}}+3\)
B. \(13x^2y+9xy^2+2xy-3\)
C. \(-{{x}^{2}}y+9x{{y}^{2}}-2xy-3\)
D. \(5x^2y-5xy^2+2xy-17\)
-
Câu 9:
Cho hai đa thức \(f(x)=-x^5+2x^4-x^2-1; g(x) =-6+2x-3x^3-x^4+3x^5\). Giá trị của \(h(x)=f(x)-g(x)\) tại \(x=-1\) là:
A. -8
B. -12
C. 10
D. 8
-
Câu 10:
Cho tam giác ABC có \(\widehat{B}={{80}^{o}};\,\widehat{C}={{30}^{o}}\), khi đó ta có:
A. \(AC>\,AB>BC\)
B. \(AC>\,BC>AB\)
C. \(AB>\,AC>BC\)
D. \(BC>\,AB>AC\)
-
Câu 11:
Tập nghiệm của đa thức \({{x}^{2}}-5x=0\) là:
A. {0;25}
B. {2;5}
C. {0;5}
D. {-5;5}
-
Câu 12:
Cho đa thức\( f(x)=2{{x}^{6}}+3{{x}^{2}}+5{{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+4{{x}^{4}}-{{x}^{3}}+1-4{{x}^{3}}-{{x}^{4}}\). Thu gọn đa thức f(x)
A. \(2{{x}^{6}}+3{{x}^{4}}+{{x}^{2}}+9\)
B. \({{x}^{6}}+3{{x}^{4}}+{{x}^{2}}+1\)
C. \(2{{x}^{6}}+3{{x}^{4}}+{{x}^{2}}+1\)
D. \(2{{x}^{6}}+3{{x}^{4}}+{{x}^{2}}+1\)
-
Câu 13:
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5cm, AC = 12cm. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC . Khi đó GA + GB + GC bằng: (làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)
A. 11,77cm
B. 17, 11cm
C. 11,71 cm
D. 17,71 cm
-
Câu 14:
Cho \(\Delta MNP\) có \(\widehat{M}={{40}^{0}}\), các đường phân giác NH và PK của \(\widehat{N}\) và \(\widehat{P}\) cắt nhau tại I. Khi đó \(\widehat{NIP}\) bằng:
A. \({{70}^{o}}\)
B. \({{80}^{o}}\)
C. \({{110}^{o}}\)
D. \({{140}^{o}}\)
-
Câu 15:
Theo dõi thời gian làm 1 bài toán (tính bằng phút) của lớp 7A, thầy giáo lập được bảng sau:
Lớp 7A có số học sinh là:
A. 36 học sinh
B. 38 học sinh
C. 40 học sinh
D. 42 học sinh
-
Câu 16:
Kết quả số từ dùng sai trong các bài văn của học sinh lớp 7 được cho trong bảng sau.
Tổng các tần số của dấu hiệu thống kê là:
A. 36
B. 38
C. 40
D. 42
-
Câu 17:
Chọn 10 hộp mứt đem cân, kết quả được ghi nhận theo bảng 1
Dấu hiệu điều tra là gì ?
A. Giá tiền của một hộp mứt
B. Khối lượng mứt trong từng hộp
C. Giá tiền của 10 hộp mứt
D. Khối lượng mứt trong 10 hộp
-
Câu 18:
Cho đa thức sau: \(f(x)=2{{x}^{2}}+\,12x+10\). Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho:
A. -9
B. 1
C. -1
D. 41
-
Câu 19:
Cho các giá trị của x là \(0;-1;1;2;-2\). Giá trị nào của x là nghiệm của đã thức \(P(x)={{x}^{2}}+x-2\)?
A. \(x=1;x=-2\)
B. \(x=0;x=-1;x=-2\)
C. \(x=1;x=2\)
D. \(x=1;x=-2;x=2\)
-
Câu 20:
Trong các biểu thức đại số sau, biểu thức nào không là đơn thức?
A. \(4{{x}^{3}}{{y}^{2}}\)
B. \(-8\)
C. \(x{{y}^{2}}+5\)
D. \( \frac{1}{2}x{{y}^{3}}z\)
-
Câu 21:
Đơn thức đồng dạng với đơn thức \(3{{x}^{2}}{{y}^{3}}\) là:
A. \(-3{{x}^{3}}{{y}^{2}}\)
B. \(-7{{x}^{2}}{{y}^{3}}\)
C. \(\frac{1}{3}{{x}^{5}}\)
D. \(-{{x}^{4}}{{y}^{6}}\)
-
Câu 22:
Biểu thức nào sau đây không phải là biểu thức đại số?
A. 12 + 22 .53 = 67
B. x2 + 6x – 34
C. 7m + n
D. y3 – 4x + 56
-
Câu 23:
Cho \(\Delta ABC\) đều, có O là trọng tâm. Em hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Trọng tâm và trực tâm của \(\Delta ABC\) trùng nhau.
B. AO không phải là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\).
C. BO là đường cao của \(\Delta ABC\).
D. CO là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\).
-
Câu 24:
Cho \(\Delta ABC\) cân tại A, tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) cắt đường trung tuyến BD tại K. Gọi I là trung điểm của AB. Khi đó ta có:
A. Ba điểm I, K, C không thẳng hàng.
B. CI là đường cao của \(\Delta ABC\).
C. Điểm K nằm trên đường trung tuyến CI của \(\Delta ABC\).
D. CK là tia phân giác của \(\Delta ABC\).
-
Câu 25:
Cho \(\Delta ABC\), hai đường cao AM và BN cắt nhau tại H. Em hãy chọn phát biểu đúng:
A. H là trọng tâm của \(\Delta ABC\).
B. H là tâm đường tròn nội tiếp \(\Delta ABC\).
C. CH là đường cao của \(\Delta ABC\).
D. CH là đường trung trực của \(\Delta ABC\).
-
Câu 26:
Cho \(\Delta ABC\) cân tại A, có \(\widehat{A}={{40}^{0}}\), đường trung trực của AB cắt BC ở D. Tính \(\widehat{CAD}\)
A. \({{30}^{0}}\)
B. \({{45}^{0}}\)
C. \({{60}^{0}}\)
D. \({{40}^{0}}\)
-
Câu 27:
Em hãy chọn câu đúng nhất:
A. Ba tia phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trọng tâm của tam giác.
B. Giao điểm của ba đường phân giác của tam giác cách đều ba cạnh của tam giác.
C. Trong một tam giác, đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh cũng đồng thời là đường phân giác ứng với cạnh đáy.
D. Giao điểm của ba đường phân giác của tam giác là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.
-
Câu 28:
Một tam giác có bao nhiêu đường trung tuyến ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 29:
Dựa vào bất đẳng thức tam giác, kiểm tra xem bộ ba nào trong các bộ ba đoạn thẳng có độ dài cho sau đây không thể là ba cạnh của một tam giác.
A. 3cm, 5cm, 7cm
B. 4cm, 5cm, 6cm
C. 2cm, 5cm, 7cm
D. 3cm, 9cm, 5cm
-
Câu 30:
Cho \(\Delta ABC\) có \(AC>BC>AB\). Trong các khẳng định sau, câu nào đúng?
A. \(\widehat{A}>\widehat{B}>\widehat{C}\)
B. \(\widehat{C}>\widehat{A}>\widehat{B}\)
C. \(\widehat{C}<\widehat{A}<\widehat{B}\)
D. \(\widehat{A}<\widehat{B}<\widehat{C}\)
-
Câu 31:
Tập nghiệm của đa thức \(f(x)=(x+14)(x-4)\) là:
A. \(\text{ }\!\!\{\!\!\text{ 4;}\,\text{14 }\!\!\}\!\!\text{ }\)
B. \(\text{ }\!\!\{\!\!\text{ }-\text{4;}\,\text{14 }\!\!\}\!\!\text{ }\)
C. \(\text{ }\!\!\{\!\!\text{ }-\text{4;}\,-\text{14 }\!\!\}\!\!\text{ }\)
D. \(\text{ }\!\!\{\!\!\text{ 4;}\,-\text{14 }\!\!\}\!\!\text{ }\)
-
Câu 32:
Cho đa thức sau: \(f(x)={{x}^{2}}+5x-6\). Các nghiệm của đa thức đã cho là:
A. 2 và 3
B. 1 và –6
C. –3 và –6
D. –3 và 8
-
Câu 33:
Bậc của đơn thức \(\frac{2}{3}x{{y}^{2}}z{{\left( -3{{x}^{2}}y \right)}^{2}}\) là:
A. 6
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 34:
Cho đa thức \(A=x{{y}^{6}}+\frac{2}{3}x{{y}^{2}}z-15{{x}^{3}}yz-x{{y}^{6}}+x{{y}^{2}}z\). Bậc của đa thức A là:
A. 1
B. 2
C. 5
D. 4
-
Câu 35:
Viết biểu thức đại số biểu thị tích của a với hiệu của x và y.
A. a – xy
B. ax – y
C. a(x – y )
D. a(y – x )
-
Câu 36:
Viết biểu thức đại số biểu thị tổng quãng đường đi được của một người, biết rằng người đó đi bộ trong x giờ với vận tốc 4km/giờ và sau đó đi bằng xe đạp trong y giờ với vận tốc 18km/giờ
A. 4(x +y)
B. 22(x + y)
C. 4y + 18x
D. 4x + 18y
-
Câu 37:
Cho \(\Delta ABC\) cân tại A, các đường trung trực của AB, AC cắt nhau tại O. Lấy \(D\in AB,E\in AC\) sao cho AD = AE. Em hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Đường trung trực của DE đi qua điểm O
B. là trực tâm của \(\Delta ABC\)
C. là trọng tâm của \(\Delta ABC\)
D. O là tâm đường tròn nội tiếp \(\Delta ABC\)
-
Câu 38:
Cho \(\Delta ABC\) có \(\widehat{A}>{{90}^{0}}\). Từ B và C lần lượt kẻ BE và CD vuông góc với các đường thẳng AC và AB. Gọi O là giao điểm của BE và CD, kẻ AH là đường cao của \(\Delta ABC\). Khi đó em hãy chọn phát biểu sai:
A. Ba điểm O, A, H không thẳng hàng.
B. \(OH\bot BC\).
C. Ba điểm O, A, H thẳng hàng.
D. \(OA\bot BC\).
-
Câu 39:
Cho \(\Delta ABC\) cân ở A. Đường trung trực của AC cắt AB ở D. Biết CD là tia phân giác của\(\widehat{ACB}\) . Tính các góc của \(\Delta ABC\).
A. \(\widehat{A}={{30}^{0}},\widehat{B}=\widehat{C}={{75}^{0}}\)
B. \(\widehat{A}={{40}^{0}},\widehat{B}=\widehat{C}={{70}^{0}}\)
C. \(\widehat{A}={{36}^{0}},\widehat{B}=\widehat{C}={{72}^{0}}\)
D. \(\widehat{A}={{70}^{0}},\widehat{B}=\widehat{C}={{55}^{0}}\)
-
Câu 40:
Cho \(\Delta ABC\) có cạnh \(AB=1cm\) và cạnh \(BC=4cm\). Tính độ dài cạnh AC biết độ dài cạnh AC là một số nguyên.
A. 1cm
B. 2cm
C. 3cm
D. 4cm