Đề thi HK2 môn Toán 7 năm 2021
Trường THCS Bắc Phú
-
Câu 1:
Tổng các đơn thức 3x2y4 và 7x2y4 là
A. 10x2y4
B. 9x2y4
C. 8x2y4
D. -x4y6
-
Câu 2:
Thu gọn -3x2 - 0,5x2 + 2,5x2 ta được:
A. -2x2
B. x2
C. -x2
D. -3x2
-
Câu 3:
Thực hiện phép tính \(6 x y+3 x y-\frac{1}{5} x y\) ta được
A. \(-\frac{48}{5} x y\)
B. \(\frac{48}{5} x y\)
C. \(\frac{48}{5} x^3 y^3\)
D. \(-\frac{48}{5} x^3 y^3\)
-
Câu 4:
Biểu thức đại số là:
A. Biểu thức có chứa chữ và số
B. Biểu thức bao gồm các phép toán trên các số (kể cả những chữ đại diện cho số)
C. Đẳng thức giữa chữ và số
D. Đẳng thức giữa chữ và số cùng các phép toán
-
Câu 5:
Biểu thức a2(x + y) được biểu thị bằng lời là:
A. Bình phương của a và tổng x và y
B. Tổng bình phương của a và x với y
C. Tích của a bình phương với tổng của x và y
D. Tích của a bình phương và x với y
-
Câu 6:
Minh đi chợ giúp mẹ để mua 2kg thịt lợn và 2kg khoai tây. Hỏi Minh phải trả bao nhiêu tiền biết 1kg thịt lợn có giá a đồng và 1kg khoai tây có giá b đồng.
A. 2a + b
B. a – 2b
C. 2(a – b)
D. 2(a + b)
-
Câu 7:
Cho bảng số liệu sau: Biết số các giá trị không nhỏ hơn 6 là 80. Tìm giá trị của x;y. ;
A. x=5;y=22
B. x=22;y=15
C. x=17;y=10
D. x=10;y=17
-
Câu 8:
Khối lượng của các bao gạo trong kho được ghi lại ở bảng “tần số” sau: Biết khối lượng trung bình của các bao gạo là 52kg. Hãy tìm giá trị của n.
A. n=33,5
B. n=34,5
C. n=35
D. n=34
-
Câu 9:
Số lượng học sinh giỏi trong từng lớp của một trường trung học cơ sở được ghi lại bởi bảng dưới đây
Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì?
A. Số học sinh trong mỗi lớp
B. Số học sinh khá của mỗi lớp
C. Số học sinh giỏi trong mỗi lớp
D. Số học sinh giỏi trong mỗi trường
-
Câu 10:
Thời gian chạy 50m của nhóm số 1 lớp 9D được thầy giáo ghi lại trong bảng sau:
Giá trị có tần số lớn nhất là:
A. 8,2
B. 8,5
C. 8,6
D. 9,0
-
Câu 11:
Thu gọn đa thức 3y(x2 - xy) - 7x2(y + xy) ta được
A. -4x2y - 3xy2 + 7x3y
B. -4x2y - 3xy2 - 7x3y
C. 4x2y + 3xy2 - 7x3y
D. 4x2y + 3xy2 + 7x3y
-
Câu 12:
Tìm đa thức B sao cho tổng của B với đa thức \(B + 3x{y^2} + 3x{z^2} - 3xyz - 8{y^2}{z^2} + 10 \) là đa thức 0
A. \( B = - 3x{y^2} - 3x{z^2} - 3xyz + 8{y^2}{z^2} + 10\)
B. \( B = - 3x{y^2} - 3x{z^2} +3xyz + 8{y^2}{z^2} - 10\)
C. \( B = - 3x{y^2}+3x{z^2} + 3xyz - 8{y^2}{z^2} + 10\)
D. \( B = 3x{y^2} + 3x{z^2} - 3xyz - 8{y^2}{z^2} + 10\)
-
Câu 13:
Đa thức nào dưới đây là kết quả của phép tính \(4x^3yz - 4xy^2z^ 2- yz(xyz + x^3 )\)
A. \( 3{x^3}yz - 5x{y^2}{z^2}\)
B. \( 3{x^3}yz + 5x{y^2}{z^2}\)
C. \( - 3{x^3}yz - 5x{y^2}{z^2}\)
D. \( 5{x^3}yz - 5x{y^2}{z^2}\)
-
Câu 14:
Thu gọn đa thức \((- 3x^2y - 2xy^2+ 16) + ( - 2x^2y + 5xy^2- 10) \) ta được:
A. \( - {x^2}y - 7x{y^2} + 26\)
B. \( - 5{x^2}y - 3x{y^2} + 6\)
C. \( - 5{x^2}y + 3x{y^2} + 6\)
D. \( 5{x^2}y - 3x{y^2} - 6\)
-
Câu 15:
Giá trị của biểu thức x3 + 2x2 - 3 tại x = 2 là
A. 13
B. 10
C. 19
D. 9
-
Câu 16:
Cho biểu thức đại số B = x3 + 6x - 35. Giá trị của B tại x = 3, y = -4 là:
A. 16
B. 86
C. -32
D. -28
-
Câu 17:
Tính giá trị biểu thức B = 5x2 -2x - 18 tại |x| = 4
A. B = 54
B. B = 70
C. B = 54 hoặc B = 70
D. B = 45 hoặc B = 70
-
Câu 18:
Phần biến số của đơn thức \( 3abxy.\left( { - \frac{1}{5}a{x^2}yz} \right)( - 3ab{x^3}y{z^3})\) (với a,b là hằng số) là:
A. \(x^6y^3z^3\)
B. \( \frac{9}{5}{a^3}{b^2}\)
C. \( {a^3}{b^2}{x^6}{y^3}{z^4}\)
D. \( {x^6}{y^3}{z^4}\)
-
Câu 19:
Kết quả sau khi thu gọn đơn thức \( - 3{x^3}{y^2}.\left( {\frac{1}{9}xy} \right)\) là:
A. \( - \frac{1}{3}{x^4}{y^3}\)
B. \(\frac{1}{3}{x^4}{y^3}\)
C. \( - \frac{1}{3}{x^4}{y^2}\)
D. \( - \frac{1}{3}{x^2}{y}\)
-
Câu 20:
Thu gọn đơn thức \(x^2.xyz^2\) ta được:
A. \(x^3z^2\)
B. \(x^3yz^2\)
C. \(x^2yz^2\)
D. \(xyz^2\)
-
Câu 21:
Cho đa thức sau: f(x) = x2 + 5x - 6. Các nghiệm của đa thức đã cho là:
A. 2 và 3
B. 1 và −6
C. −3 và −6
D. −3 và 8
-
Câu 22:
Tập nghiệm của đa thức f(x) = (2x - 16)(x + 6) là:
A. {8;6}
B. {−8;6}
C. {−8;−6}
D. {8;−6}
-
Câu 23:
Cho các giá trị của x là 0; - 1;1;2; - 2 . Giá trị nào của x là nghiệm của đã thức P(x) = x2 + x - 2 ?
A. x=1;x=-2
B. x=0;x=−1;x=−2
C. x=1;x=2
D. x=1;x=−2;x=2
-
Câu 24:
Cho đa thức sau: \(f(x) = 2x^2 + 5x + 2 \). Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho:
A. 2
B. 1
C. -1
D. -2
-
Câu 25:
Một tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 640 thì số đo góc ở đáy là:
A. 540
B. 580
C. 720
D. 900
-
Câu 26:
Cho tam giác ABC cân tại A có \( \widehat A = 2\alpha \) Tính góc B theo \(\alpha\)
A. \( \hat B = {90^o} + \alpha \)
B. \( \hat B = \frac{{{{180}^0} - \alpha }}{2}\)
C. \(\hat B = {180^0} - 2\alpha \)
D. \( \hat B = {90^o} - \alpha \)
-
Câu 27:
Hai góc nhọn của tam giác vuông cân bằng nhau và bằng
A. 300
B. 900
C. 450
D. 600
-
Câu 28:
Chọn câu đúng.
A. Tam giác đều có ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau.
B. Tam giác cân có ba cạnh bằng nhau.
C. Tam giác vuông cân là tam giác đều.
D. Tam giác đều có ba góc bằng nhau và bằng 450
-
Câu 29:
Cho tam giác ABC = tam giác DEF. Biết góc F = 450 Khi đó:
A. \( \hat C = {45^ \circ }\)
B. \( \hat B= {45^ \circ }\)
C. \( \hat A= {45^ \circ }\)
D. \( \hat C = {90^ \circ }\)
-
Câu 30:
Cho hai tam giác MNP và IJK có MN = IK; ,NP = KJ;MP = JI; \( \widehat M = \widehat I;\widehat J = \widehat P;\widehat N = \widehat K\). Khi đó:
A. ΔMNP=ΔIJK
B. ΔMNP=ΔIKJ
C. ΔMNP=ΔKIJ
D. ΔMNP=ΔJKI
-
Câu 31:
Cho tam giác ABC = tam giác MNP. Biết AB = 5cm, MP = 7cm và chu vi của tam giác ABC bằng 22cm. Tính các cạnh còn lại của mỗi tam giác.
A. NP=BC=9cm.
B. NP=BC=11cm.
C. NP=BC=10cm.
D. NP=9cm;BC=10cm.
-
Câu 32:
Cho tam giác ABC vuông ở A có AC = 20cm. Kẻ AH vuông góc với BC. Biết BH = 9cm,HC = 16cm. Tính AB,AH.
A. AH=15cm;AB=12cm.
B. AH=10cm;AB=15cm.
C. AH=12cm;AB=15cm.
D. AH=12cm;AB=13cm.
-
Câu 33:
Một tam giác vuông có cạnh huyền bằng 26cm độ dài các cạnh góc vuông tỉ lệ với 5 và 12. Tính độ dài các cạnh góc vuông.
A. 12cm;24cm.
B. 10cm;22cm.
C. 10cm;24cm.
D. 15cm;24cm.
-
Câu 34:
Cho tam giác MNP vuông tại P khi đó:
A. \( M{N^2} = M{P^2} - N{P^2}\)
B. \( M{N^2} = M{P^2} + N{P^2}\)
C. \( N{P^2}=M{N^2} +M{P^2} \)
D. \( M{N^2} =N{P^2}+M{P^2} \)
-
Câu 35:
Cho tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A . Khi đó, tam giác ABClà tam giác gì?
A. ΔBAC cân tại B
B. ΔBAC cân tại C.
C. ΔBAC đều.
D. ΔBAC cân tại A.
-
Câu 36:
Cho tam giác DEF và tam giác HKI có góc D = góc H = 900 , góc E = góc K , DE = HK. Biết góc F = 800 . Số đo góc I là:
A. 700
B. 800
C. 900
D. 1000
-
Câu 37:
Cho tam gác ABC và tam giác DEF có: (góc B = góc D = 900, góc A = góc E, AC = FE . Tính độ dài AB biết DE = 5cm.
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
-
Câu 38:
Cho tam giác ABC vuông tại A. Lấy H thuộc AB, vẽ HE ⊥ BC ở E. Tia EH cắt tia CA tại D. Khi đó
A. H là trọng tâm của tam giác BDC
B. H là trực tâm của tam giác BDC
C. H là giao ba đường trung trực của tam giác BDC
D. H là giao ba đường phân giác của tam giác BDC
-
Câu 39:
Cho tam giác ABC không cân. Khi đó trực tâm của tam giác ABC là giao điểm của:
A. Ba đường trung tuyến
B. Ba đường phân giác
C. Ba đường trung trực
D. Ba đường cao
-
Câu 40:
Cho ΔABC cân tại A có AM là đường trung tuyến khi đó
A. AM ⊥ BC
B. AM là đường trung trực của BC
C. AM là đường phân giác của góc BAC
D. Cả A, B, C đều đúng