Đề thi HK2 môn Vật lí 12 năm 2022-2023
Trường THPT Trần Suyền
-
Câu 1:
Ứng dụng nào sau đây không phải của tia X?
A. Ấp trứng trong kĩ thuật chăn nuôi gà công nghiệp
B. Kiểm tra hành lí của hành khách ở các sân bay
C. Dùng để chữa trị một số bệnh ung thư nông
D. Dò tìm khuyết tật trong các vật đúc bằng kim loại
-
Câu 2:
Bức xạ điện từ có bước sóng 160nm thuộc vùng nào sau đây trong thang sóng điện từ?
A. Sóng vô tuyến
B. Vùng tử ngoại
C. Vùng hồng ngoại
D. Vùng khả kiến
-
Câu 3:
Giới hạn quang dẫn của chất bán dẫn Ge là 1,88µm. Năng lượng kích hoạt để chất bán dẫn Ge có thể dẫn điện tốt hơn là
A. 1,06.10-19 eV
B. 1,06eV
C. 0,66.10-19eV
D. 0,66eV
-
Câu 4:
Gọi εđ ; εc, εl lần lượt là năng lượng photon ánh sáng đỏ, chàm và lục. Kết luận nào đúng?
A. εđ > εc > εl
B. εđ > εl > εc
C. εc > εl > εđ
D. εc > εđ > εl
-
Câu 5:
Phản ứng hạt nhân nào sau đây không phải là phản ứng nhiệt hạch?
A. \({}_{11}^{23}Na+{}_{1}^{1}H\to {}_{2}^{4}He+{}_{10}^{20}Ne\)
B. \({}_{1}^{2}D+{}_{1}^{2}D\to {}_{1}^{3}T+{}_{1}^{1}H\)
C. \({}_{1}^{1}H+{}_{1}^{3}D\to {}_{2}^{4}He\)
D. \({}_{1}^{3}H+{}_{1}^{2}H\to {}_{2}^{4}He+{}_{0}^{1}n\)
-
Câu 6:
Nguồn nào không phát ra quang phổ liên tục khi bị nung nóng
A. Chất lỏng
B. Chất khí ở áp suất lớn
C. Chất rắn
D. Chất khí ở áp suất thấp
-
Câu 7:
Vô tuyến truyền hình thường được phát bằng các sóng có tần số lớn hơn 30MHz thuộc loại sóng vô tuyến nào?
A. Sóng ngắn
B. Sóng dài
C. Sóng trung
D. Sóng cực ngắn
-
Câu 8:
Trong phóng xạ \({}_{84}^{210}Po\to X+{}_{2}^{4}He\), hạt nhân X có
A. 84 proton và 126 notron
B. 126 proton và 84 notron
C. 124 proton và 82 notron
D. 82 proton và 124 notron
-
Câu 9:
Một cuộn cảm thuần độ tự cảm L mắc nối tiếp với tụ C được tích điện tạo thành một mạch điện kín. Chu kỳ dao động riêng của mạch là
A. \(T=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\)
B. \(T=\frac{1}{\sqrt{LC}}\)
C. \(T=2\pi \sqrt{\frac{L}{C}}\)
D. \(T=2\pi \sqrt{LC}\)
-
Câu 10:
Khi chiếu một chùm bức xạ điện từ lên bề mặt một quả cầu kim loại cô lập về điện (ban đầu quả cầu trung hòa về điện) thì sau một thời gian thấy quả cầu bị nhiễm điện dương. Hiện tượng vật lí nào đã xảy ra trên bề mặt của quả cầu đó?
A. Quang điện trong
B. Quang điện ngoài
C. Nhiễu xạ ánh sáng
D. Tán sắc ánh sáng
-
Câu 11:
Năng lượng liên kết \(_{10}^{20}Ne\) là 160,64MeV. Biết khối lượng của proton là 1,007825u và khối lượng của notron là 1,00866u. Coi 1u=931,5MeV/c2. Khối lượng nguyên tử ứng với hạt nhân \(_{10}^{20}Ne\) là:
A. 19,986947u
B. 19,992397u
C. 19,996947u
D. 19,983997u
-
Câu 12:
Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là gì?
A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện
B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện
C. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó
D. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó
-
Câu 13:
Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi những hạt nào?
A. proton, nơtron và electron
B. nơtron và electron
C. proton và nơtron
D. proton và electron
-
Câu 14:
Đâu là ưu điểm nổi bật của đèn laze so với các loại đèn thông thường?
A. Có truyền qua mọi môi trường mà không bị hấp thụ
B. Không gây ra tác dụng nhiệt cho vật được chiếu sáng
C. Có thể truyền đi xa với độ định hướng cao, cường độ lớn
D. Có thể phát ra ánh sáng có màu sắc bất kì với tính đơn sắc cao
-
Câu 15:
Thông tin nào sai khi nói về các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân?
A. Tổng số hạt nuclon của hạt tương tác bằng tổng số nuclon của các hạt sản phẩm
B. Tổng số các hạt proton của hạt tương tác bằng tổng các hạt proton của các hạt sản phẩm
C. Tổng năng lượng toàn phần của các hạt tương tác bằng tổng năng lượng toàn phần của các hạt sản phẩm
D. Tổng các vectơ động lượng của các hạt tương tác bằng tổng các vectơ động lượng của các hạt sản phẩm
-
Câu 16:
Một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng Em sang trạng thái dừng En (Em < En) khi hấp thụ một photon có năng lượng hf. Chọn câu đúng:
A. \(hf = {E_n} - {E_m}\)
B. \(hf \ge {E_n} - {E_m}\)
C. \(hf \le {E_n} - {E_m}\)
D. \(hf > {E_n} - {E_m}\)
-
Câu 17:
Hiện tượng quang - phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ đưa đến yếu tố nào?
A. Sự giải phóng một electron tự do
B. Sự giải phóng một electron liên kết
C. Sự giải phóng một cặp electron và lỗ trống
D. Sự phát ra một photon khác
-
Câu 18:
Hiện tượng phóng xạ là gì?
A. Hiện tượng hạt nhân không bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác
B. Hiện tượng hạt nhân bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác
C. Hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác
D. Hiện tượng hạt nhân bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác
-
Câu 19:
Hãy chọn phát biểu sai. Dao động điện từ trong mạch dao động LC bị tắt dần là do:
A. Điện từ trường biến thiên tạo ra bức xạ sóng điện từ ra ngoài
B. Dây dẫn có điện trở nên mạch mất năng lượng vì tỏa nhiệt
C. Từ trường của cuộn dây biến thiên sinh ra dòng Fu-cô trong lõi thép của cuộn dây
D. Có sự chuyển hóa năng lượng từ điện trường sang từ trường và ngược lại
-
Câu 20:
Với cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i=0,02cos2000t(A). Tụ điện trong mạch có điện dung 5μF. Độ tự cảm của cuộn cảm là:
A. L = 50mH
B. L = 50H
C. L = 5.10-6H
D. L = 5.10-8H
-
Câu 21:
Một đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm. Công suất bức xạ của đèn là 10W .Số photôn mà đèn phát ra trong 1s bằng:
A. 3.1019
B. 4.1019
C. 0,4.1019
D. 0,3.1019
-
Câu 22:
Giới hạn quang điện tuỳ thuộc vào yếu tố nào?
A. Điện trường giữa anôt và catôt
B. Điện áp giữa anôt cà catôt của tế bào quang điện
C. Bước sóng của ánh sáng chiếu vào catôt
D. Bản chất của kim loại
-
Câu 23:
Tí nghiệm với tế bào quang điện, cường độ dòng quang điện bão hoà đo được là 16µA. Số electrôn đến anốt trong 1 giờ là bao nhiêu?
A. 3,6.1017
B. 1014
C. 3,6 .1013
D. 1013
-
Câu 24:
Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 1mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 1m. Khoảng cách giữa 3 vân sáng liên tiếp là 0,9mm. Bước sóng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là:
A. 0,65 µm
B. 0,51µm
C. 0,6µm
D. 0,45 µm
-
Câu 25:
Tia tử ngoại không có tác dụng nào?
A. Chiếu sáng
B. Kích thích sự phát quang
C. Sinh lí
D. Tác dụng lên phim ảnh
-
Câu 26:
Muốn so sánh độ bền vững giữa hai hạt nhân chúng ta dựa vào đại lượng gì?
A. Độ hụt khối của hạt nhân
B. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân
C. Năng lượng liên kết của hạt nhân
D. Số khối A của hạt nhân
-
Câu 27:
Mạch dao động LC có điện tích cực đại trên một bản tụ là Q0 = 4.10-8 C, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 = 0,314A. Lấy π = 3,14. Chu kì dao động điện từ trong mạch là
A. 8.10-8 s.
B. 8.10-5 s.
C. 8.10-7 s.
D. 8.10-6 s.
-
Câu 28:
Với một sóng điện từ có tần số f = 6 MHz. Bước sóng của sóng điện từ đó là bao nhiêu?
A. λ = 60 m
B. λ = 100 m
C. λ = 50 m
D. λ = 25 m
-
Câu 29:
Thí nghiệm I-âng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng, biết λđ =0,76µm và λt =0,38µm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm, hai khe cách màn là 2m. Bề rộng quang phổ bậc 3 trên màn là:
A. 5,1mm
B. 9,6mm
C. 8,7mm
D. 7,6mm
-
Câu 30:
Ta có chu kỳ bán rã của U238 là 4,5.109 năm, của U235 là 7,13.108 năm. Hiện nay, trong quặng Urani thiên nhiên có lẫn U238 và U235 theo tỉ lệ số nguyên tử là 140 : 1.Giả thiết ở thời điểm tạo thành trái đất tỉ lệ trên là 1: 1. Tuổi của Trái Đất là:
A. ≈ 108 năm
B. ≈6,03.109 năm
C. ≈ 3.109 năm
D. ≈6.107 năm
-
Câu 31:
Phát biểu nào đúng khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?
A. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ
B. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ
C. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên
D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn
-
Câu 32:
Nguyên tử Hiđrô, bán kính quỹ đạo K là r0. Bán kính quỹ đạo M là bao nhiêu?
A. 3r0
B. 4r0
C. 9r0
D. 16r0.
-
Câu 33:
Đâu là bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ: hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma?
A. Hồng ngoại
B. Gamma
C. Rơn-ghen
D. Tử ngoại
-
Câu 34:
Điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 10 Ω, cuộn cảm thuần có L = \(\frac{1}{{10\pi }}\) H, tụ điện có C = \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2\pi }}\) (F) và điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần là uL = 20\(\sqrt 2 \)cos(100πt + \(\frac{\pi }{2}\)) V. Biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là
A. u = 40cos(100πt + \(\frac{\pi }{4}\)) V
B. u= 40cos(100πt - \(\frac{\pi }{4}\)) V
C. u= 40\(\sqrt 2 \)cos(100πt + \(\frac{\pi }{4}\)) V
D. u = 40\(\sqrt 2 \)cos(100πt - \(\frac{\pi }{4}\)) V
-
Câu 35:
Ở trên mặt một chất lỏng, tại O có một nguồn sóng cơ dao động có tần số\(f = 30Hz\). Tốc độ truyền sóng là một giá trị nào đó trong khoảng \(1,6\frac{m}{s} < v < 2,9\frac{m}{s}\). Biết tại điểm M cách O một khoảng 10cm sóng tại đó luôn dao động ngược pha với dao động tại O. Giá trị của tốc độ truyền sóng là:
A. 2m/s
B. 3m/s
C. 2,4m/s
D. 1,6m/s
-
Câu 36:
Ta có công thoát êlectron của một kim loại là A = 4,2eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là bao nhiêu?
A. 295,8nm
B. 0,518μm
C. 0,757μm
D. 2,958μm
-
Câu 37:
Ta có một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Kể cả A và B, trên dây có
A. 3 nút và 2 bụng
B. 5 nút và 4 bụng
C. 9 nút và 8 bụng
D. 7 nút và 6 bụng
-
Câu 38:
Hạt nhân nguyên tử đơteri có khối lượng 2,0136u. Cho biết mP = 1,0073u; mn = 1,0087u; 1u = 931MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân đơteri bằng:
A. 2,432MeV
B. 2,234eV
C. 2,234MeV
D. 22,34MeV
-
Câu 39:
Khi thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước với 2 nguồn kết hợp A và B cùng pha, cùng tần số f = 40 Hz, cách nhau 10 cm. Tại điểm M trên mặt nước có AM = 30 cm và BM = 24 cm, dao động với biên độ cực đại . Giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trong nước là:
A. 100 cm/s
B. 60 cm/s
C. 80 cm/s
D. 30 cm/s
-
Câu 40:
Âm sắc của một âm là một đặc trưng sinh lí tương ứng với đặc trưng vật lí nào?
A. Cường độ
B. Đồ thị dao động
C. Mức cường độ
D. Tần số