Đề thi giữa HK2 môn Toán 12 năm 2021
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
-
Câu 1:
Cho hình (H) giới hạn bởi đường cong \({y^2} + x = 0\), trục Oy và hai đường thẳng y = 0, y= 1. Thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay (H) quanh trục Oy được tính bởi:
A. \(V = {\pi ^2}\int\limits_0^1 {{x^4}\,dx} \)
B. \(V = \pi \int\limits_0^1 {{y^2}\,dy}\)
C. \(V = \pi \int\limits_0^1 {{y^4}\,dy}\)
D. \(V = \pi \int\limits_0^1 { - {y^4}\,dy}\)
-
Câu 2:
Cho tích phân \(I = \int\limits_0^{2004\pi } {\sqrt {1 - \cos 2x} \,dx} \). Phát biểu nào sau đây sai?
A. \(I = \sqrt 2 \cos x\left| \begin{array}{l}2004\pi \\0\end{array} \right.\).
B. \(I = 2004\int\limits_0^\pi {\sqrt {1 - \cos 2x} } \,dx\).
C. \(I = 4008\sqrt 2 \).
D. \(I = 2004\sqrt 2 \int\limits_0^\pi {\sin x\,dx} \).
-
Câu 3:
Tìm nguyên hàm của \(f(x) = 4\cos x + \dfrac{1}{{{x^2}}}\) trên \((0; + \infty )\).
A. \(4\cos x + \ln x + C\).
B. \(4\cos x + \dfrac{1}{x} + C\).
C. \(4\sin x - \dfrac{1}{x} + C\).
D. \(4\sin x + \dfrac{1}{x} + C\).
-
Câu 4:
Mệnh đề nào sau đây là sai ?
A. \(\int\limits_a^c {f(x)\,dx = \int\limits_a^b {f(x)\,dx + \int\limits_b^c {f(x)\,dx} } } \).
B. \(\int\limits_a^b {f(x)\,dx = \int\limits_a^c {f(x)\,dx - \int\limits_b^c {f(x)\,dx} } } \).
C. \(\int\limits_a^b {f(x)\,dx = \int\limits_b^a {f(x)\,dx + \int\limits_a^c {f(x)\,dx} } } \).
D. \(\int\limits_a^b {cf(x)\,dx = - c\int\limits_b^a {f(x)\,dx} } \)
-
Câu 5:
Tính nguyên hàm \(\int {{{\sin }^3}x.\cos x\,dx} \) ta được kết quả là:
A. \( - {\sin ^4}x + C\).
B. \(\dfrac{1}{4}{\sin ^4}x + C\).
C. \( - \dfrac{1}{4}{\sin ^4}x + C\).
D. \({\sin ^4}x + C\).
-
Câu 6:
Giả sử hình phẳng tạo bởi đường cong \(y = {\sin ^2}x,\,\,y = - {\cos ^2}x\,,\,x = \pi ,\,x = 2\pi \) có diện tích là S. Lựa chọn phương án đúng :
A. \(S = \pi \).
B. \(S = 2\pi \).
C. \(S = \dfrac{\pi }{2}\).
D. Cả 3 phương án trên đều sai.
-
Câu 7:
Gọi \(\int {{{2009}^x}\,dx} = F(x) + C\) . Khi đó F(x) là hàm số:
A. \({2009^x}\ln 2009\).
B. \(\dfrac{{{{2009}^x}}}{{\ln 2009}}\).
C. \({2009^x} + 1\).
D. \({2009^x}\).
-
Câu 8:
Cho tích phân \(I = \int\limits_a^b {f\left( x \right).g'\left( x \right){\text{d}}x} ,\) nếu đặt
\(\left\{ \matrix{
u = f\left( x \right) \hfill \cr
{\rm{d}}v = g'\left( x \right){\rm{d}}x \hfill \cr} \right.\) thì:A. \(I = \left. {f\left( x \right).g'\left( x \right)} \right|_a^b - \int\limits_a^b {f'\left( x \right).g\left( x \right){\rm{d}}x} .\)
B. \(I = \left. {f\left( x \right).g\left( x \right)} \right|_a^b - \int\limits_a^b {f\left( x \right).g\left( x \right){\rm{d}}x} .\)
C. \(I = \left. {f\left( x \right).g\left( x \right)} \right|_a^b - \int\limits_a^b {f'\left( x \right).g\left( x \right){\rm{d}}x} .\)
D. \(I = \left. {f\left( x \right).g'\left( x \right)} \right|_a^b - \int\limits_a^b {f\left( x \right).g'\left( x \right){\rm{d}}x} .\)
-
Câu 9:
Giả sử \(\int\limits_1^5 {\dfrac{{dx}}{{2x - 1}} = \ln K} \). Giá trị của K là:
A. 1
B. 3
C. 80
D. 9
-
Câu 10:
Nếu \(\int\limits_a^d {f(x)\,dx = 5\,,\,\,\int\limits_b^d {f(x)\,dx = 2} \,} \) với a < d < b thì \(\int\limits_a^b {f(x)\,dx} \) bằng :
A. 3
B. 2
C. 10
D. 0
-
Câu 11:
Nếu \(\int {f(x)\,dx = {e^x} + {{\sin }^2}x} + C\) thì f(x) bằng
A. \({e^x} + 2\sin x\).
B. \({e^x} + \sin 2x\).
C. \({e^x} + {\cos ^2}x\).
D. \({e^x} - 2\sin x\).
-
Câu 12:
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai ?
A. Nếu f(x), g(x) là các hàm số liên tục trên R thì \(\int {\left[ {f(x) + g(x)} \right]} \,dx = \int {f(x)\,dx + \int {g(x)\,dx} } \)
B. Nếu các hàm số u(x), v(x) liên tục và có đạo hàm trên R thì \(\int {u(x)v'(x)\,dx + \int {v(x)u'(x)\,dx = u(x)v(x)} } \)
C. Nếu F(x) và G(x) đều là nguyên hàm của hàm số f(x) thì F(x) – G(x) = C ( với C là hằng số )
D. \(F(x) = {x^2}\) là một nguyên hàm của f(x) = 2x.
-
Câu 13:
Tìm họ các nguyên hàm của hàm số f(x) = 2sinx.
A. \(\int {2\sin x\,dx = {{\sin }^2}x} + C\)
B. \(\int {2\sin x\,dx = 2\cos x} + C\)
C. \(\int {2\sin x\,dx = \sin 2x} + C\)
D. \(\int {2\sin x\,dx = - 2\cos x} + C\)
-
Câu 14:
Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(u = {x^2} - 2x + 3\), trục Ox và đường thẳng x = -1 , x =2 bằng :
A. \(\dfrac{1}{3}\)
B. 17
C. 7
D. 9
-
Câu 15:
Tính tích phân \(I = \int\limits_0^{\dfrac{\pi }{2}} {\left( {\cos x + {e^x}} \right)\,dx} \).
A. \(I = {e^{\dfrac{\pi }{2}}} + 2\)
B. \(I = {e^{\dfrac{\pi }{2}}} + 1\)
C. \(I = {e^{\dfrac{\pi }{2}}} - 2\)
D. \(I = {e^{\dfrac{\pi }{2}}}\)
-
Câu 16:
Biết rằng hàm số \(f(x) = {\left( {6x + 1} \right)^2}\) có một nguyên hàm \(F(x) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) thỏa mãn điều kiện F(-1) = 20. Tính tổng a + b + c + d.
A. 46
B. 44
C. 36
D. 54
-
Câu 17:
Để tính \(I = \int\limits_0^{\dfrac{\pi }{2}} {{x^2}\cos x\,dx} \) theo phương pháp tích pân từng phần , ta đặt:
A. \(\left\{ \begin{array}{l}u = x\\dv = x\cos x\,dx\end{array} \right.\).
B. \(\left\{ \begin{array}{l}u = {x^2}\\dv = \cos x\,dx\end{array} \right.\).
C. \(\left\{ \begin{array}{l}u = \cos x\\dv = {x^2}\,dx\end{array} \right.\).
D. \(\left\{ \begin{array}{l}u = {x^2}\cos x\\dv = \,dx\end{array} \right.\)
-
Câu 18:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?
A. Hàm số \(y = \dfrac{1}{x}\) có nguyên hàm trên \(( - \infty ; + \infty )\).
B. \(3{x^2}\) là một nguyên hàm của \({x^3}\) trên \(( - \infty ; + \infty )\).
C. Hàm số \(y = |x|\) có nguyên hàm trên \(( - \infty ; + \infty )\).
D. \(\dfrac{1}{x} + C\) là họ nguyên hàm của lnx trên \((0; + \infty )\).
-
Câu 19:
Hàm số nào sau đây không phải là một nguyên hàm của: \(f(x) = {2^{\sqrt x }}\dfrac{{\ln x}}{{\sqrt x }}\) ?
A. \(2\left( {{2^{\sqrt x }} - 1} \right) + C\).
B. \({2^{\sqrt x }} + C\).
C. \({2^{\sqrt x + 1}}\).
D. \(2\left( {{2^{\sqrt x }} + 1} \right) + C\).
-
Câu 20:
Đổi biến u = lnx thì tích phân \(I = \int\limits_1^e {\dfrac{{1 - \ln x}}{{{x^2}}}\,dx} \) thành:
A. \(I = \int\limits_1^0 {\left( {1 - u} \right)\,du} \)
B. \(I = \int\limits_0^1 {\left( {1 - u} \right){e^{ - u}}\,du} \).
C. \(I = \int\limits_1^0 {\left( {1 - u} \right)\,{e^{ - u}}du} \).
D. \(I = \int\limits_1^0 {\left( {1 - u} \right)\,{e^{2u}}du} \).
-
Câu 21:
Tính tích phân \(\int\limits_{ - \dfrac{\pi }{3}}^{\dfrac{\pi }{3}} {{x^3}\cos x\,dx} \) ta được:
A. \(\dfrac{{2{\pi ^3}\sqrt 3 }}{{27}} + \dfrac{{{\pi ^2}}}{3} + 6 - 4\sqrt 3 \).
B. \(\dfrac{{{\pi ^3}\sqrt 3 }}{{27}} + \dfrac{{{\pi ^2}}}{6} + 6 - 4\sqrt 3 \).
C. \(\dfrac{{2{\pi ^3}\sqrt 3 }}{{27}} + \dfrac{{{\pi ^2}}}{3} + 3 - 2\sqrt 3 \).
D. 0
-
Câu 22:
Tính nguyên hàm \(\int {{x^2}\sqrt {{x^3} + 5} } \,dx\) ta được kết quả là :
A. \(\dfrac{2}{9}{\left( {{x^3} + 5} \right)^{\dfrac{3}{2}}} + C\).
B. \(\dfrac{2}{9}{\left( {{x^3} + 5} \right)^{\dfrac{2}{3}}} + C\).
C. \(2{\left( {{x^3} + 5} \right)^{\dfrac{3}{2}}} + C\).
D. \(2{\left( {{x^3} + 5} \right)^{\dfrac{2}{3}}} + C\).
-
Câu 23:
Tính nguyên hàm \(\int {\dfrac{{1 - 2{{\tan }^2}x}}{{{{\sin }^2}x}}\,dx} \) ta thu được:
A. \(\cot x - 2\tan x + C\).
B. \( - \cot x + 2\tan x + C\).
C. \(\cot x + 2\tan x + C\).
D. \( - \cot x - 2\tan x + C\)
-
Câu 24:
Hàm số \(f(x) = x\sqrt {x + 1} \) có một nguyên hàm là F(x). Nếu F(0) = 2 thì F(3) bằng bao nhiêu ?
A. \(\dfrac{{146}}{{15}}\)
B. \(\dfrac{{116}}{{15}}\)
C. \(\dfrac{{886}}{{105}}\)
D. \(\dfrac{{105}}{{886}}\).
-
Câu 25:
Cho F(x) là một nguyên hàm của hàm số \(f(x) = {e^x} + 2x\) thỏa mãn \(F(0) = \dfrac{3}{2}\). Tìm F(x).
A. \(F(x) = {e^x} + {x^2} + \dfrac{3}{4}\).
B. \(F(x) = {e^x} + {x^2} + \dfrac{1}{2}\).
C. \(F(x) = {e^x} + {x^2} + \dfrac{5}{2}\).
D. \(F(x) = {e^x} + {x^2} - \dfrac{1}{2}\).
-
Câu 26:
Cho \(\left| {\overrightarrow a } \right| = 2;\,\left| {\overrightarrow b } \right| = 5,\) góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) bằng \(\frac{{2\pi }}{3}\), \(\overrightarrow u = k\overrightarrow a - \overrightarrow b ;\,\overrightarrow v = \overrightarrow a + 2\overrightarrow b .\) Để \(\overrightarrow u \) vuông góc với \(\overrightarrow v \) thì k bằng
A. \( - \dfrac{6}{{45}}.\)
B. \(\dfrac{{45}}{6}.\)
C. \(\dfrac{6}{{45}}.\)
D. \( - \dfrac{{45}}{6}.\)
-
Câu 27:
Cho \(\overrightarrow u = \left( {2; - 1;1} \right),\overrightarrow v = \left( {m;3; - 1} \right),\overrightarrow {\rm{w}} = \left( {1;2;1} \right)\). Với giá trị nào của m thì ba vectơ trên đồng phẳng
A. \(\dfrac{3}{8}\).
B. \( - \dfrac{3}{8}\).
C. \(\dfrac{8}{3}\).
D. \( - \dfrac{8}{3}\).
-
Câu 28:
Trong không gian \(Oxyz\) cho ba điểm \(A(2;5;3),B(3;7;4),C(x;y;6)\). Giá trị của \(x,y\) để ba điểm \(A,B,C\) thẳng hàng là
A. x = 5;y = 11
B. x = - 5;y = 11
C. x = - 11;y = - 5
D. x = 11;y = 5
-
Câu 29:
Trong không gian \(Oxyz\) cho ba điểm \(A(1;0;0),B(0;0;1),C(2;1;1)\). Tam giác \(ABC\) là
A. tam giác vuông tại \(A\)
B. tam giác cân tại \(A\).
C. tam giác vuông cân tại \(A\).
D. Tam giác đều.
-
Câu 30:
Trong không gian \(Oxyz\) cho tam giác \(ABC\) có \(A(1;0;0),B(0;0;1),C(2;1;1)\). Tam giác \(ABC\) có diện tích bằng
A. \(\sqrt 6 \).
B. \(\dfrac{{\sqrt 6 }}{3}\).
C. \(\dfrac{{\sqrt 6 }}{2}\).
D. \(\dfrac{1}{2}\).
-
Câu 31:
Ba đỉnh của một hình bình hành có tọa độ là\(\left( {1;1;1} \right),\,\left( {2;3;4} \right),\,\left( {7;7;5} \right)\). Diện tích của hình bình hành đó bằng
A. \(2\sqrt {83} \).
B. \(\sqrt {83} \).
C. 83
D. \(\dfrac{{\sqrt {83} }}{2}\).
-
Câu 32:
Cho 3 vecto \(\overrightarrow a = \left( {1;2;1} \right);\)\(\overrightarrow b = \left( { - 1;1;2} \right)\) và \(\overrightarrow c = \left( {x;3x;x + 2} \right)\) . Tìm \(x\) để 3 vectơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c \) đồng phẳng
A. 2
B. -1
C. -2
D. 1
-
Câu 33:
Phương trình nào sau đây không phải là phương trình mặt cầu ?
A. \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x = 0.\)
B. \(2{x^2} + 2{y^2} = {\left( {x + y} \right)^2} - {z^2} + 2x - 1.\)
C. \({x^2} + {y^2} + {z^2} + 2x - 2y + 1 = 0.\)
D. \({\left( {x + y} \right)^2} = 2xy - {z^2} + 1 - 4x.\)
-
Câu 34:
Cho các phương trình sau: \({\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} + {z^2} = 1;\) \({x^2} + {\left( {2y - 1} \right)^2} + {z^2} = 4;\)
\({x^2} + {y^2} + {z^2} + 1 = 0;\) \({\left( {2x + 1} \right)^2} + {\left( {2y - 1} \right)^2} + 4{z^2} = 16.\)
Số phương trình là phương trình mặt cầu là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 35:
Mặt cầu \(\left( S \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {z^2} = 9\) có tâm là:
A. \(I\left( {1; - 2;0} \right).\)
B. \(I\left( { - 1;2;0} \right).\)
C. \(I\left( {1;2;0} \right).\)
D. \(I\left( { - 1; - 2;0} \right).\)
-
Câu 36:
Gọi \(\varphi \) là góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow a = \left( {1;2;0} \right)\) và \(\overrightarrow b = \left( {2;0; - 1} \right)\), khi đó \(\cos \varphi \) bằng
A. 0
B. \(\dfrac{2}{5}\).
C. \(\dfrac{2}{{\sqrt 5 }}\).
D. \( - \dfrac{2}{5}\).
-
Câu 37:
Cho vectơ \(\overrightarrow a = \left( {1;3;4} \right)\), tìm vectơ \(\overrightarrow b \) cùng phương với vectơ \(\overrightarrow a \)
A. \(\overrightarrow b = \left( { - 2; - 6; - 8} \right).\)
B. \(\overrightarrow b = \left( { - 2; - 6;8} \right).\)
C. \(\overrightarrow b = \left( { - 2;6;8} \right).\)
D. \(\overrightarrow b = \left( {2; - 6; - 8} \right).\)
-
Câu 38:
Tích vô hướng của hai vectơ \(\overrightarrow a = \left( { - 2;2;5} \right),\,\overrightarrow b = \left( {0;1;2} \right)\) trong không gian bằng
A. 10
B. 13
C. 12
D. 14
-
Câu 39:
Trong không gian cho hai điểm \(A\left( { - 1;2;3} \right),\,B\left( {0;1;1} \right)\), độ dài đoạn \(AB\) bằng
A. \(\sqrt 6 .\)
B. \(\sqrt 8 .\)
C. \(\sqrt {10} .\)
D. \(\sqrt {12} .\)
-
Câu 40:
Cho 3 điểm \(M(0;1;0),N(0;1; - 4),P(2;4;0)\). Nếu \(MNPQ\) là hình bình hành thì tọa độ của điểm \(Q\) là
A. \(Q = \left( { - 2; - 3;4} \right)\)
B. \(Q = \left( {2;3;4} \right)\)
C. \(Q = \left( {3;4;2} \right)\)
D. \(Q = \left( { - 2; - 3; - 4} \right)\)