Chọn đáp án đúng: Ở một giống cây trồng ngắn ngày, tính trạng mùi vị quả do một gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định: A quy định quả ngọt, a quy định quả chua. Do thụ phấn nhờ côn trùng qua nhiều thế hệ đã hình thành một quần thể (P) đạt trạng thái cân bằng di truyền với các cây mang kiểu gen dị hợp có tỷ lệ cao nhất. Mục đích của người nông dân là nhanh chóng tạo ra quần thể cho cây quả ngọt chiếm đa số và tỉ lệ cây quả chua dưới 6%, người ta chỉ thu hạt của cây quả ngọt để gieo trồng. Sau đó tiến hành can thiệp bằng cách thu hạt phấn từng cây và thụ phấn cho chính cây đó, loại bỏ sự thụ phấn nhờ côn trùng. Giả sử không xảy ra đột biến, khả năng nảy mầm của các kiểu gen là như nhau. Theo lý thuyết, tính từ quần thể (P) đến thế hệ gần nhất là thế hệ thứ mấy thì người nông dân sẽ đạt được mục đích nói trên?
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiChọn đáp án C.
Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
\(x + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}AA:\frac{y}{{{2^n}}}Aa:z + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}aa\)
Cách giải:
A- quả ngọt; a- quả chua
Quần thể P đạt cân bằng di truyền mà tỷ lệ dị hợp đạt cao nhất → cấu trúc di truyền của P là 0,25AA:0,5Aa:0,25 aa
F1: 0,25AA:0,5Aa ↔1AA:2Aa cho tự thụ n thế hệ, ở Fn có aa < 6%
ở Fn – 1 có Aa < 24% hay: \(\frac{{0,75}}{{{2^{n - 1}}}} < 0,24 \to n \geqslant 3\)
Vậy ở thế hệ thứ 3 có thể thu được quần thể có dưới 6% cây quả chua.
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học
Trường THPT Nguyễn Thiện Thuật