Đâu là điểm trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản từ những năm 70 (XX) đến nay?
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiĐáp án: D
Cách giải:
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991). Nội dung cơ bản của các học thuyết trên là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. Đây cũng là thời gian minh chứng cho chính sách ngoại giao hướng về châu Á của Nhật Bản.Cụ thể hơn:
- Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Tháng 8-1977, Thủ tướng Nhật Phucưđa đi thăm một loạt nước Đông Nam Á nhằm tìm lại vị trí của nước Nhật ở nơi đây.
- Từ năm 1991, bên cạnh việc tiếp tục liên minh chặc chẽ với Mĩ, Nhật Bản đề ra các Học thuyết Miyadaoa (1993) và Hasimôtô (1997) với nội dung tiếp tục coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu, mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tac trên phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
=> Bằng những thay đổi lớn trong đường lối đối ngoại của mình, đặc biệt là sự “trở về” Châu Á của Nhật Bản đã cho thấy quốc gia này nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019
Trường THPT Yên Lạc 2 Vĩnh Phúc lần 1