Một học sinh nghiên cứu tính chất của ba dung dịch lần lượt chứa các chất A, B, C như sau:
- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.
- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.
Các chất A, B và C lần lượt là
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiĐáp án C
- A tác dụng với dung dịch B: \(FeS{{O}_{4}}(A)+Ba{{(OH)}_{2}}(B)\to Fe{{(OH)}_{2\downarrow }}+BaS{{O}_{4\downarrow }}(Y)\).
Vậy kết tủa X gồm Fe(OH)2 và BaSO4.
- X tác dụng với HNO3 loãng dư: 3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + \(N{{O}^{\uparrow }}\) + 8H2O.
Vậy kết tủa Y là BaSO4.
- B tác dụng với dung dịch C: Ba(OH)2 (B) + (NH4)2CO3 (C) → \(BaC{{\text{O}}_{3\downarrow }}\) + \(2NH_{3}^{\uparrow }\) + 2H2O
- A tác dụng với dung dịch C: FeSO4 (A) + (NH4)2CO3 (C) → \(F\text{e}C{{\text{O}}_{3\downarrow }}\) (Z) + (NH4)2SO4
- Z tác dụng với dung dịch HCl thì: FeCO3 (Z) + 2HCl → FeCl2 + CO2 ↑ + H2O
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền Lần 2