Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây đều có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng (2) giao phấn với nhau, thu được F1 có 1% số cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng. Cho biết không gây ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau,
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F1 tỉ lệ cây đồng hợp từ về cả 3 cặp gen lớn hơn tỉ lệ cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen.
(2). Ở F1, có 13 loại kiểu gen quy định kiều hình trội về 2 trong 3 tính trạng
(3). Nếu hai cây ở P có kiểu gen khác nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%,
(4). Ở F1, có 13,5% số cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng.
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiP trội về 3 tính trạng mà giao phấn tạo kiểu hình lặn về 3 tính trạng → P dị hợp về 3 cặp gen.
Giả sử 3 cặp gen này là Aa; Bb, Dd; cặp gen Bb và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST
\(aa\frac{{bd}}{{bd}} = 0,01 \to \frac{{bd}}{{bd}} = 0,04 = 0,2 \times 0,2 = 0,1 \times 0,4\) → tần số HVG có thể là 20% hoặc 40%
→ B-D-=0,54; B-dd/bbD-=0,21
(1) sai, giả sử với f =40% (tương tự với f=20%)
\(P:Aa\frac{{Bd}}{{bD}} \times Aa\frac{{Bd}}{{bD}};f = 40\% \to \) dị hợp về 3 cặp gen = 0,5Aa×(2×0,22 + 2×0,32)=0,13
Đồng hợp về 3 cặp gen: 0,5(AA,aa) ×(2×0,22 + 2×0,32)=0,13
(2) đúng, Kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng: 2(AA;Aa)×4 \(\left( {\frac{{Bd}}{{Bd}};\frac{{Bd}}{{bd}};\frac{{bD}}{{bD}};\frac{{bD}}{{bd}}} \right)\) + 1×5 = 13 kiểu
(3) đúng, nếu P có kiểu gen khác nhau: \(P:Aa\frac{{Bd}}{{bD}} \times Aa\frac{{BD}}{{bd}};f = 20\% \)
(4) đúng, số cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng là 2×0,25×0,21 + 0,75×0,04 =13,5%