Ở cừu, kiểu gen DD quy định có sừng, kiểu gen dd quy định không sừng, kiểu gen Dd quy định có sừng ở con đực và không sừng ở con cái. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 30% số cừu có sừng. Biết rằng số cá thể cừu đực bằng số cá thể cừu cái và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen d trong quần thể này là 0,7.
II. Nếu cho các cá thể không sừng trong quần thể ngẫu phối với nhau thì đời con chỉ xuất hiện các cá thể không sừng.
III. Nếu cho các cá thể có sừng trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ cừu có sừng ở đời con là 27/34.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cặp đực cái trong quần thể đều không sừng giao phối với nhau sinh được 1 con non, xác suất thu được cá thể có sừng là 3/26.
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiCó 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
Giải thích: I đúng vì tỉ lệ có sừng là 30% → Tần số d = 0,3 → Tần số D = 0,7.
II sai vì trong số các cừu không sừng thì vẫn có alen D. Do đó, đời con vẫn sinh ra cá thể có sừng.
III đúng vì các cá thể có sừng gồm có: đực có 0,09DD và 0,42Dd → \(\frac{3}{{17}}{\rm{DD}}:\frac{{14}}{{17}}{\rm{Dd}}\).
Cái có 0,09DD → Cái chỉ cho 1 loại giao tử là D; đực cho 2 loại giao tử là \(\frac{{10}}{{17}}D\) và \(\frac{7}{{17}}d\).
→ Ở đời con có \(\frac{{10}}{{17}}D\) và \(\frac{7}{{17}}d\) → Số cừu có sừng chiếm tỉ lệ là \(\frac{{10}}{{17}} + \frac{7}{{34}} = \frac{{27}}{{34}}\).
IV đúng vì cừu đực không sừng có kiểu gen dd nên luôn cho giao tử d; cừu cái không sừng có tỉ lệ kiểu gen 0,42Dd : 0,49dd → \(\frac{6}{{13}}{\rm{Dd}}:\frac{7}{{13}}{\rm{dd}}\) → Cừu cái cho 2 loại giao tử với tỉ lệ là \(\frac{3}{{13}}D\) và \(\frac{{10}}{{13}}d\) → F1 có tỉ lệ kiểu gen \(\frac{3}{{13}}{\rm{Dd:}}\frac{3}{{13}}{\rm{dd}}\) → Xác suất là 3/26