Ở một loài động vật, khi cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt đỏ thuần chủng thu được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, ở thế hệ F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ, 20% con đực thân xám, mắt đỏ, 20% con đực thân đen, mắt trắng, 5% con đực thân xám, mắt trắng, 5% con đực thân đen, mắt đỏ. Phép lai này chịu sự chi phối của các quy luật di truyền:
1. Di truyền trội lặn hoàn toàn.
2. Gen nằm trên nhiễm sắc thể X, di truyền chéo.
3. Liên kết gen không hoàn toàn.
4. Phân li độc lập.
Phương án đúng là:
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiP (thuần chủng):
Đực (Thân đen, mắt trắng) x Cái (Thân xám, mắt đỏ)
F1: 100% Thân xám, mắt đỏ
F1 x F1:
F2:
50% Cái (Thân xám, mắt đỏ) : 20% Đực (Thân xám, mắt đỏ) : 20% Đực (Thân đen, mắt trắng) : 5% Đực (Thân xám, mắt trắng) : 5% Đực (Thân đen, mắt đỏ)
→ Có di truyền chéo.
Xét tính trạng đơn gen:
F1: 100% Thân xám
→ F2 có kiểu hình 2 giới không bằng nhau.
→ Tính trạng "Thân xám" > "Thân đen"
→ Gen nằm trên NST giới tính.
F1: 100% Mắt đỏ
→ F2 có kiểu hình 2 giới không bằng nhau.
→ Tính trạng "Mắt đỏ" > "Mắt trắng"
→ Gen nằm trên NST giới tính.
Câu (1): F1 di truyền trội hoàn toàn (Thân xám, mắt đỏ); F2 di truyền trội hoàn toàn (50% Cái Thân xám, mắt đỏ; 20% Đực Thân xám, mắt đỏ) và F2 di truyền lặn hoàn toàn (Đực 20% Thân đen, mắt trắng)
Câu (2): Đã chứng minh ở trên.
Câu (3): Có sự hoán vị gen (liên kết gen không hoàn toàn): F2 cho ra 5% Đực (Thân xám, mắt trắng) : 5% Đực (Thân đen, mắt đỏ)
Câu (4): Không có quy luật phân li độc lập vì theo quy luật, các gen quy định các tính trạng nói trên phải nằm trên các cặp NST khác nhau. Ở đây gen quy định tính trạng lại cùng nằm trên NST giới tính.
Tỷ lệ kiểu hình ở F2 không khớp với quy luật phân li độc lập (1 : 2 : 1)n.
→ Đáp án C (chịu sự chi phối của 3 quy luật: 1, 2, 3)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020
Tuyển chọn số 9