Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả 2 bệnh di truyền ở người, trong đó có một bệnh do 1 gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác suất sinh con đầu lòng của cặp vợ chồng 13 -14 là con trai bị cả 2 bệnh là 1/40.
II. Xác suất sinh con đầu lòng của cặp vợ chồng 13 - 14 chỉ bị bệnh p là 7/80.
III. Xác suất sinh con đầu lòng của cặp vợ chồng 13 - 14 là con gái không bị bệnh là 9/20.
IV. Nếu con đầu lòng của cặp vợ chồng 13 - 14 bị cả 2 bệnh thì xác suất sinh đứa con thứ 2 bị cả 2 bệnh là 1/16
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiChỉ có ý I sai còn lại đúng.
- Trước tiên, cần phải xác định xem bệnh nào do gen nằm trên NST X quy định.
+ Cặp số 10 -11 đều không bị bệnh, sinh người con gái số 15 bị bệnh P. Chứng tỏ bệnh P là do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
+ Vì có một bệnh do gen nằm trên vùng không tuông đồng của NST X quy định. Cho nên suy ra đó là bệnh K.
- Cặp vợ chồng số 10 - 11 không bị bệnh K nhưng sinh người con số 16 bị bệnh K. → Bệnh quy do gen lặn quy định.
- Xác suất sinh con không bị bệnh P:
Gọi a là alen gây bệnh P, A là alen bình thường.
+ Tìm kiểu gen của người số 13:
Người số 5 bị bệnh P → người số 7 có kiểu gen AA hoặc Aa, trong đó Aa với tỉ lệ 2/3.
Người số 8 có kiểu gen dị hợp về bệnh P.
→ Kiểu gen người số số 8 là Aa.
→ Con của cặp với chồng số 7 và 8 sẽ là con của phép lai \(\left( {\frac{1}{3}{\rm{AA + }}\frac{2}{3}Aa} \right) \times Aa\)
→ Phép lai \(\left( {\frac{1}{3}{\rm{AA + }}\frac{2}{3}Aa} \right) \times Aa\)sẽ cho đời con là \(\frac{2}{6}{\rm{AA:}}\frac{3}{6}Aa:\frac{1}{6}aa\)
→ Người số 13 không bị bệnh nên sẽ là một trong hai ngưòi 2/6AA hoặc 3/6Aa.
→ Người số 13 có kiểu gen Aa với tỉ lệ \(\frac{3}{5}\); kiểu gen AA với tỉ lệ \(\frac{2}{5}\)
+ Tìm kiểu gen của người số 14: Có bố mẹ dị hợp nên người số 14 có kiểu gen \(\frac{2}{3}\)Aa hoặc \(\frac{1}{3}\)AA.
+ Xác suất để cặp vợ chồng 13, 14 sinh con bị bệnh \(P = \frac{3}{5} \times \frac{2}{3} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{{10}}\)
→ Không bị bệnh = 1 – 1/10 = 9/10.
- Xác suất sinh con không bị bệnh K:
Gọi b là gen quy định bệnh K, B là gen quy định bình thường.
+ Kiểu gen về bệnh K: Người số 13 là nam, không bị bệnh K nên kiểu gen về bệnh K là XBY.
+ Người số 14 không bị bệnh K nhưng có mẹ dị hợp về bệnh K. Vì vậy kiểu gen của người số 14 là \(\frac{1}{2}{X^B}{X^B}\) hoặc \(\frac{1}{2}{X^B}{X^b}\).
+ Xác suất sinh con bị bệnh \(K = \frac{1}{2} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{8}\) → Không bị bệnh = 1 – 1/8 = 7/8.
I sai. Sinh con trai bị 2 bệnh = 1/8 ´ 1/10 = 1/80.
II đúng. Xác suất sinh con đầu lòng chỉ bị bệnh P là 1/10 x 7/8 = 7/80.
III đúng. Xác suất con gái đầu lòng không bị bệnh K là 1/2.
→ Xác suất con gái đầu lòng không bị bệnh là 1/2 x 9/10 = 9/20.
IV đúng. Con đầu lòng bị cả 2 bệnh thì kiểu gen của bố mẹ là AaXBXb x AaXBY.
→ Xác suất đứa thứ 2 bị cả 2 bệnh là 1/4 x 1/4 = 1/16.