Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu cử của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cử cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiĐáp án B.
Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó (B nhờ D thuyết phục C nên B gián tiếp tác động đến việc bỏ phiếu của người khác -> B vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín). Phát hiện chị C đưa phiếu bầu cử của mình cho anh D sửa lại (C đưa D sửa phiếu C do tác động từ D nên C vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín), chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử (N đúng). Vì đang viết hộ phiếu bầu cử cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này (Ông K viết hộ theo ý cụ nên thuộc vi phạm nguyên tắc trực tiếp chứ không phải nguyên tắc bỏ phiếu kín).
Nguyên tắc bỏ phiếu kín đảm bảo cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Theo đó, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được đảm bảo bí mật. Cử tri viết phiếu bầu trong khu vực riêng, không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.