Tung một con súc sắc không đồng chất thì xác suất hiện mặt hai chấm và ba chấm lần lượt gấp 2 và 3 lần xác suất xuất hiện các mặt còn lại, xác suất xuất hiên các mặt còn lại như nhau, Xác suất để 7 lần tung có đúng 3 lần xuất hiện mặt số chẵn và 4 lần xuất hiện mặt số lẻ gần bằng số nào sau đây?
Suy nghĩ trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiGọi xác suất xuất hiên các mặt còn lại đều là x
\( \Rightarrow \) Xác suất xuất hiện mặt 2 chấm là 2x, xác suất xuất hiện mặt 3 chấm là 3x
Ta có phương trình sau: \(4x + 2x + 3x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{1}{9}\)
Xác suất xuất hiện mặt chẵn là: \(2x + x + x = 4x = \frac{4}{9}\)
Xác suất xuất hiện mặt lẻ là: \(1 - \frac{4}{9} = \frac{5}{9}\)
Xác suất để 7 lần tung có đúng 3 lần xuất hiện mặt số chẵn và 4 lần xuất hiện mặt số lẻ là:
\(C_7^3.{\left( {\frac{4}{9}} \right)^3}.{\left( {\frac{5}{9}} \right)^4} \approx 0,2927\)
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019
Trường THPT Chuyên Quốc học Huế lần 2