Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018
Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ Hòa Bình
-
Câu 1:
Các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biên pháp gi để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)?
-
Câu 2:
Cụ Huỳnh Thúc Kháng viết: “với bầu nhiệt huyết yêu nước, ông khăng khăng nhắm vào cái đích duy nhất là cứu quốc và giải phóng dân tộc, còn thủ đoạn để ứng phó với biến chuyển cả trong lẫn ngoài cũng không ngần ngại”.
Nhận định trên nói về ai?
-
Câu 3:
Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế) là
-
Câu 4:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào?
-
Câu 5:
Sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt về tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tìm đường cứu nước là
-
Câu 6:
“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Nội dung trên được trích trong văn kiện của hội nghị nào?
-
Câu 7:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7-1973) nhấn mạnh con đường cách mạng miền Nam là
-
Câu 8:
Thắng lợi đó “Mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như 1 trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lich sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Thắng lợi được nói đến trong đoạn trích trên là thắng lợi nào?
-
Câu 9:
Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam là
-
Câu 10:
Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
-
Câu 11:
Kháng chiến và Kiến quốc là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kỳ nào?
-
Câu 12:
Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của 5 nước sáng lập ASEAN?
-
Câu 13:
Mục tiêu nào dưới đây không thuộc chiến lược ‘Cam kết và mở rộng” của Mĩ?
-
Câu 14:
Ý nào sau đây không phải thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945?
-
Câu 15:
Việt Nam giải phóng quân ra đời (5-1945) là sự hợp nhất của tổ chức nào?
-
Câu 16:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp bỏ vốn đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
-
Câu 17:
Đặc điểm quá trình phát xít hóa của Nhật Bản là
-
Câu 18:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc đó là
-
Câu 19:
“Phong trào Cần Vương mặc dù gây cho Pháp nhiều thiệt hại, nhưng không có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”. Đây là nhận định như thế nào?
-
Câu 20:
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của
-
Câu 21:
Sự kiện nào về cơ bản đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó?
-
Câu 22:
Sự kiện Nhật đầu hàng Đồng minh (8-1945) đã tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Nam Á như thế nào?
-
Câu 23:
Xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra thách thức gì đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam?
-
Câu 24:
“Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập, Đó là đăng của giai cấp vô sản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột của chúng ta”. (Nguồn: SGK Lich sử - NXB Giáo dục – trang 88).
Đoạn trích trên được nêu lên trong tư liệu nào sau đây?
-
Câu 25:
Chính quyền cách mạng được thiết lập sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Mười năm 1917 ở Nga là
-
Câu 26:
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân Việt Nam vì
-
Câu 27:
Điểm khác của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là gì?
-
Câu 28:
Điểm khác biệt căn bản nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là gì?
-
Câu 29:
Ý nào không phản ánh điểm chung giữa các kế hoạch quân sự của Pháp: kế hoạch Rơ-ve, kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi, kế hoạch Nava?
-
Câu 30:
Phong trào hay tổ chức nào sau đây không phải do Phan Bội Châu khởi xướng?
-
Câu 31:
Nguyên nhân khách quan nào là nhân tố truyền thống, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam?
-
Câu 32:
Từ năm 1858 đến năm 1884, trong phong trào kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược, tính chất chống phong kiến được bắt đầu thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký Hiệp ước nào với thực dân Pháp?
-
Câu 33:
Trong những năm 1919 – 1925, sự kiện nào sau đây theo khuynh hướng vô sản?
-
Câu 34:
Một trong những điểm giống nhau trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 19370 ở Liên Xô là gì?
-
Câu 35:
Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
-
Câu 36:
Mặt trận dân tộc thống nhất được Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập năm 1939 có tên gọi là gì?
-
Câu 37:
Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859 đã đem đến kết quả như thế nào?
-
Câu 38:
Cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hợp quốc là cơ quan nào?
-
Câu 39:
Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong hiệp định Giơ-ne-vơ?
-
Câu 40:
“Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam” là tôn chỉ duy nhất của tổ chức nào?