Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019
Trường THPT Ngô Sĩ Liên Bắc Giang lần 1
-
Câu 1:
So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?
-
Câu 2:
Sự sụp đổ của chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh từ nửa sau thế kỉ XX chứng tỏ
-
Câu 3:
Nenxơn Manđêla là được trao giải Nôbel Hòa bình năm 1993 vì đã
-
Câu 4:
Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế ở thế kỉ XXI, Việt Nam có những thuận lợi gì?
-
Câu 5:
Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - những năm đầu thế kỉ XX là phải
-
Câu 6:
Bức tranh chung của nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp là
-
Câu 7:
Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 là
-
Câu 8:
Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là ai?
-
Câu 9:
Yếu tố nào sẽ tiếp tục tạo ra sự đột phá và chuyển biến trong cục diện thế giới hiện nay?
-
Câu 10:
Nguyên tắc nào của Liên hợp quốc cũng là những điều khoản Hiệp ước Bali 1976 của tổ chức ASEAN?
-
Câu 11:
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp, xã hội Việt Nam có những mâu thuẫn cơ bản nào?
-
Câu 12:
Lí do cơ bản để Mĩ và Liên Xô từng bước hòa dịu, sau đó đi đến kết thúc Chiến tranh lạnh là
-
Câu 13:
“Hòa bình trung lập, không tham gia bất kì liên minh quân sự hoặc chính trị nào, nhận viện trợ từ mọi phía không có điều kiện ràng buộc” là đường lối đối ngoại của
-
Câu 14:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi bùng nổ sớm nhất ở khu vực
-
Câu 15:
Điểm chung giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế là
-
Câu 16:
Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương khi
-
Câu 17:
So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đặc điểm nổi bật trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương là sự đầu tư với
-
Câu 18:
Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?
-
Câu 19:
Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
-
Câu 20:
Nét nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
-
Câu 21:
Việc phóng tàu “Thần Châu 5” (năm 2003), đã đưa Trung Quốc trở thành
-
Câu 22:
Thông điệp của Tổng thống Tơ-ru-man tại Quốc hội Mĩ (tháng 3/1947) được xem là sự kiện
-
Câu 23:
Nước nào dưới đây đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
-
Câu 24:
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp năm 1789?
-
Câu 25:
Điểm giống nhau giữa cách mạng tư sản Pháp 1789 với cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản 1868 là gì?
-
Câu 26:
Cuộc cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên trên thế giới diễn ra ở
-
Câu 27:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bộ phận nào trong xã hội được đánh giá là “lực lượng quan trọng” của cách mạng?
-
Câu 28:
Tư tưởng nào dưới đây có tác động sâu sắc đến hầu hết các bộ phận yêu nước Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
-
Câu 29:
Việt Nam gia nhập ASEAN đã
-
Câu 30:
Đảng Lập hiến ra đời năm 1923 là đảng của lực lượng nào ở Việt Nam?
-
Câu 31:
Lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau đây:
“Vào giữa thế kỉ XIX trước khi bị .....(1)..... xâm lược. Việt Nam là một .....(2)..... có chủ quyền đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên ở giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện ......(3)...... suy yếu nghiêm trọng”.
(SGK Lịch sử 11 Ban cơ bản, tr 106, NXB Giáo dục, 2009)
-
Câu 32:
Khi các nước thắng trận họp ở Vécxai (tháng 6 năm 1919), Nguyễn Ái Quốc đã làm gì?
-
Câu 33:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” là những câu thơ phản ánh nhiệm vụ nào đặt ra cho nhân dân Việt Nam sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
-
Câu 34:
Nội dung nào không phải là yếu tố khách quan tác động đến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
-
Câu 35:
Sự phát triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển trong quan hệ quốc tế được xem là
-
Câu 36:
Cho các dữ liệu sau: 1. Tiến hành bình định Việt Nam; 2. Sử dụng vũ lực để xâm lược Việt Nam; 3. Tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất; 4. Thăm dò, ráo riết các hoạt động chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
Thứ tự đúng của các dữ liệu phản ánh về những hành động của thực dân Pháp đối với Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là
-
Câu 37:
Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn (8/1925) đã chứng tỏ điều gì?
-
Câu 38:
Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng Cuba, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh chủ yếu diễn ra dưới hình thức nào?
-
Câu 39:
Các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đều thất bại vì lí do chủ yếu nào?
-
Câu 40:
Khởi nguồn của sự chia cắt trên bán đảo Triều Tiên và nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do