Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Hoàng Hoa Thám
-
Câu 1:
Vi phạm hình sự là hành vi gì?
-
Câu 2:
Hai vợ chồng anh T cùng làm trong cơ quan nhà nước. Mỗi lần con ốm, anh T luôn bắt vợ phải nghỉ làm. Hành vi này của anh T đã vi phạm vào nội dung nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?
-
Câu 3:
Anh K và anh D làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh K sống độc thân, anh D có mẹ già và con nhỏ. Anh K phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh D. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào gì?
-
Câu 4:
Hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản là vi phạm pháp luật gì?
-
Câu 5:
Nhà nước ban hành pháp luật phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền nhằm mục đích nào dưới đây?
-
Câu 6:
Trong cùng một điều kiện như nhau, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
-
Câu 7:
Khi nào sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa?
-
Câu 8:
Thực chất quan hệ cung - cầu là gì?
-
Câu 9:
Bạn M nói với bạn A, cả Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Việc quy định đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
-
Câu 10:
Anh B là thợ mộc, anh đóng được chiếc tủ đẹp và với chất liệu gỗ tốt. Do vậy, ngay sau khi anh B bày chiếc tủ ra cửa hàng để bán đã có người hỏi mua và giá cả hợp lí. Anh B đã đồng ý bán. Vậy trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng gì?
-
Câu 11:
Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A chủ động đến co quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã thể hiện?
-
Câu 12:
Pháp luật khác với đạo đức ở điểm nào sau đây?
-
Câu 13:
Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của ai?
-
Câu 14:
Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được hiểu như thế nào?
-
Câu 15:
Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
-
Câu 16:
Một trong những nội dung của bình đẳng trong lao động là bình đẳng giữa hai đối tượng nào?
-
Câu 17:
Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là ở đâu?
-
Câu 18:
Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
-
Câu 19:
Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thòi gian mất 4 giờ lao động. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?
-
Câu 20:
Cửa hàng bán đồ ăn đêm của bà A thường xuyên bị phản ánh về việc gây mất trật tự giữ gìn nơi công cộng. Hành vi của bà A thuộc loại vi phạm nào dưới đây?
-
Câu 21:
Việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi gì?
-
Câu 22:
Công ty TNHH A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị B sau khi chị sinh con. Chị B đã gửi đơn khiếu nại và giám đốc đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Chị A và giám đốc đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
-
Câu 23:
S (19 tuổi) và Q (17 tuổi) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét điều kiện của từng người thì mức xử phạt với S là chung thân, với Q là 17 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án sử dụng làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó?
-
Câu 24:
Trên đường vận chuyển trái phép hai bánh heroin, A đã bị bắt. A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
-
Câu 25:
Hàng hóa có các thuộc tính nào dưới đây?
-
Câu 26:
Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
-
Câu 27:
Nội dung nào dưới đây không thuộc bản chất xã hội của pháp luật?
-
Câu 28:
Một trong các biểu hiện của bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động là có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về gì?
-
Câu 29:
Hoàn thành câu sau: Nhà nước và người sử dụng lao động sẽ có chính sách ưu đãi đối với người lao động .............
-
Câu 30:
Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa có đặc điểm gì?
-
Câu 31:
Đặc điểm của nền kinh tế tự nhiên là gì?
-
Câu 32:
A là con nuôi trong gia đình nên cha mẹ quyết định chia tài sản cho A ít hơn các con một. Vì sao việc làm này đã vi phạm quyền bình đẳng cha mẹ và con?
-
Câu 33:
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới gì?
-
Câu 34:
Pháp luật đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây trong trường hợp cảnh sát giao thông xử phạt đúng quy định hành vi đi xe máy ngược chiều, gây tai nạn của Chu tịch UBND phường X?
-
Câu 35:
Chiến lược phát triển kinh tế phải gắn liền với chiến lược quốc phòng và an ninh phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là biểu hiện gì?
-
Câu 36:
Sau khi kết hôn với nhau, anh T đã quyết định chị H không được tiếp tục theo học cao học, vì cho rằng chị H phải dành thời gian nhiều hơn cho công việc gia đình. Quyết định này của anh T là xâm phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào sau đây?
-
Câu 37:
Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở nội dung nào sau đây?
-
Câu 38:
Do mâu thuẫn cá nhân, Anh B đã dựng chuyện bôi nhọ danh dự của anh A. Biết chuyện, anh A đã tố các hành vi của anh B với ban giám đốc. Anh B đã xâm phạm tới quan hệ nào của anh A?
-
Câu 39:
Chị Hà đang công tác tại công ty G, chị đang chuẩn bị sinh em bé đầu lòng, theo Luật lao động hiện hành chị sẽ được nghỉ chế độ thai sản trong thời gian bao lâu?
-
Câu 40:
Nhờ chị L có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị và gia đình anh H đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?