Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Ngô Sĩ Liên Lần 2
-
Câu 1:
Anh M là chồng chị L không bao giờ làm việc nhà vì cho rằng làm việc nhà là trách nhiệm của người vợ. Anh M còn đầu tư mua cổ phiếu từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị L. Hành vi và việc làm của anh M là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
-
Câu 2:
Anh M, chị Q nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh xăng dầu tại cùng một địa điểm. Do chị Q là người nhà của ông H là lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp giấy phép nên hồ sơ của anh M bị loại. Thấy chị Q dù không đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn được cấp phép anh M đã thuê anh T tung tin chị Q thường xuyên nhập hàng kém chất lượng để bán. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
-
Câu 3:
Anh T là cán bộ có trình độ chuyên môn đại học nên được vào làm công việc liên quan đến nghiên cứu và nhận lương cao hơn, còn anh K mới tốt nghiệp Trung học phổ thông nên được sắp xếp vào làm ở bộ phận lao động chân tay và nhận lương thấp hơn. Mặc dù vậy, giữa hai anh vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
-
Câu 4:
Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy đó là cơ sở .........
-
Câu 5:
Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị L và chị Q, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị L và chị Q đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị L và chị Q lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
-
Câu 6:
Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khóa trái của văn phòng làm việc, nhốt 4 nhân viên của công ty đó trong 3 giờ. Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
-
Câu 7:
Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?
-
Câu 8:
N 13 tuổi, cha mất sớm, mẹ đi lấy chồng. N ở với ông bà nội. Càng lớn, N càng hư, ông bà không thể dạy bảo được N vì thế ông bà đưa N về ở với mẹ và cha dượng. Vì không thể chịu được thói con đồ của con vợ, cha dượng đã đánh N và yêu cầu vợ đưa con về với ông bà nội của N. Mới đây N bị bắt do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của ai trong tình huống trên phải chịu trách nhiệm pháp lí?
-
Câu 9:
Các dân tộc ở Việt Nam đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình cùng với tiếng phổ thông là nội dung bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào?
-
Câu 10:
Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích gì?
-
Câu 11:
Anh K, anh E, anh M và anh Q cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh M lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh Q đã giam anh M tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh E canh giữ. Ngày hôm sau, anh K đi ngang qua nhà kho, vô tình thấy anh M bị giam, trong khi anh E đang ngủ. Anh K định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh M đã đề nghị anh K tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh K tổ chức đánh bạc nên anh K đã giải thoát cho anh M. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
-
Câu 12:
Bình đẳng trong lao động không bao gồm những nội dung nào dưới đây?
-
Câu 13:
Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng .........
-
Câu 14:
Việc mua, bán, trao đổi, cho liên quan đến tài sản chung, có giá trị lớn phải được bàn bạc, thảo thuận giữa vợ và chồng là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào?
-
Câu 15:
Công ty K và Công ty M kí hợp đồng mua bán sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em. Sau đó Công ty K chuyển hàng cho Công ty M theo đúng số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng đã kí. Tuy nhiên đã quá thời gian thanh toán 2 tháng mà Công ty M chưa hoàn tiền mua hàng cho Công ty K như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, Công ty M đã có hành vi vi phạm nào sau đây?
-
Câu 16:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi nào?
-
Câu 17:
Một trong những chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa là gì?
-
Câu 18:
Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi?
-
Câu 19:
Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều bị xử lí ...........
-
Câu 20:
Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ, chồng?
-
Câu 21:
Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty K và H kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian 1 năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
-
Câu 22:
Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài là nội dung bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
-
Câu 23:
Khi cùng các bạn đá bóng ngoài hè phố, D (đang là học sinh lớp 10) sút bóng không may làm vỡ kính cửa sổ nhà anh M. Anh M tức giận cầm gậy đuổi đánh cả nhóm học sinh, bắt giữ và giam D trong nhà kho của anh một ngày. Hành vi bắt giam D của anh M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
-
Câu 24:
Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là gì?
-
Câu 25:
Sử dụng pháp luật là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật ........
-
Câu 26:
Thực hiện pháp luật là hành vi như thế nào?
-
Câu 27:
Chị Q cho anh X vay số tiền lớn nhưng quá hẹn mà không thấy anh X trả, liên lạc với anh thì không được. Chị Q đã đăng lên Facebook ảnh của anh X kèm theo thông tin anh X là kẻ lừa đảo. Hành vi của chị Q xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
-
Câu 28:
Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm gì?
-
Câu 29:
Theo quy định của pháp luật, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện .........
-
Câu 30:
Theo quy định của pháp luật, khi nào công dân vi phạm quyền được pháp luật về danh dự, nhân phẩm?
-
Câu 31:
Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể làm gì sau đây?
-
Câu 32:
Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm mục đích nào dưới đây?
-
Câu 33:
Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
-
Câu 34:
Nghĩ là cô tiếp viên lấy trộm chiếc điện thoại của mình, hành khách B đã mắng, chửi đồng thời tát vào mặt cô tiếp viên. Hành khách B đã vi phạm những quyền tự do cơ bản nào sau đây của công dân?
-
Câu 35:
Quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là gì?
-
Câu 36:
Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện hành vi trái pháp luật?
-
Câu 37:
Những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa bị thua lỗ, phá sản là do hàng hóa của họ có giá trị cá biệt như thế nào?
-
Câu 38:
Chủ thể của hợp đồng lao động là gì?
-
Câu 39:
T điều kiển xe mô tô chạy vào đường cấm và đã bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại để kiểm tra giấy tờ. T đã thừa nhận với Cảnh sát giao thông là mình chưa có giấy phép lái xe mô tô. Với các hành vi điều kiển xe mô tô đi vào đường cấm và điều kiện xe khi không có giấy phép lái xe, T phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
-
Câu 40:
Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong quan hệ nào sau đây?