Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Lần 3
-
Câu 1:
Mọi công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được ứng cử vào hội đồng nhân dân các cấp là thể hiện bình đẳng về nội dung nào?
-
Câu 2:
Quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau là nội dung khái niệm nào?
-
Câu 3:
Vợ, chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
-
Câu 4:
Tự ý bắt, giam, giữ người vì những lí do không chính đáng là hành vi vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
-
Câu 5:
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm giành lấy điều gì?
-
Câu 6:
Việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
-
Câu 7:
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước đảm bảo, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ là nội dung quyền bình đẳng giữa các ........
-
Câu 8:
Hệ thống bình chứa là một trong những yếu tố của .......
-
Câu 9:
Pháp luật được thực hiện trong đời sống vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào của pháp luật?
-
Câu 10:
Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
-
Câu 11:
Một trong những nội dung của quyền tự do ngôn luận là mọi công dân có quyền nào?
-
Câu 12:
Hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện là vi phạm gì?
-
Câu 13:
Việc xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thể hiện qua việc làm nào sau đây?
-
Câu 14:
Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều thể hiện tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
-
Câu 15:
Trong thời hạn bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn?
-
Câu 16:
Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi nào?
-
Câu 17:
Nôi dụng nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội bằng pháp luật?
-
Câu 18:
Trên thị trường, khi giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
-
Câu 19:
Trường hợp nào dưới đây, tiền tệ thực hiện chức năng là phương tiện thanh toán?
-
Câu 20:
Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân trước pháp luật?
-
Câu 21:
Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
-
Câu 22:
Việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh khi có sự bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
-
Câu 23:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính khi tự ý làm gì?
-
Câu 24:
Quyền bình đẳng của công dân trong lao động không được thể hiện ở việc người sử dụng lao động thực hiện hành vi nào sau đây?
-
Câu 25:
Vì bị mất tiền nên anh L đã báo cho công an xã X biết và khẳng định anh T lấy cắp. Công an xã X lập tức bắt anh T. Công an xã X đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
-
Câu 26:
Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh K muốn thành lập công ti riêng nhưng bố mẹ lại ép buộc anh phải về làm cho công ti gia đình. Việc làm của bố mẹ anh K đã vi phạm nội dung bình đẳng trong thực hiện quyền nào?
-
Câu 27:
Do lấn chiếm lòng đường để bán nước giải khát nên ông K bị thanh tra giao thông ra quyết định xử phạt hành chính. Bực tức, ông K đã đánh trọng thương một cán bộ thanh tra giao thông. Ông K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
-
Câu 28:
Chị H đã gửi đơn lên ủy ban Nhân dân xã X yêu cầu được giúp đỡ sau khi bị chồng mình thường xuyên đánh đập. Hành động của chị H thể hiện pháp luật là phương tiện để làm gì?
-
Câu 29:
Trong buổi hội diễn văn nghệ kỉ niệm 30 năm thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú X, các học sinh đều được khuyến khích mặc trang phục truyền thống, biểu diễn các bài hát và điệu múa đặc sắc của dân tộc mình. Việc làm đó thể hiện điều gì?
-
Câu 30:
Với tinh thần xây dựng tổ dân phố kiểu mẫu, ông Q đã viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống tệ nạn xã hội cho bà con. Ông Q đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
-
Câu 31:
N (19 tuổi) và A(17 tuổi) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét điều kiện của từng người thì mức xử phạt với N là tù chung thân, với A là 17 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án sử dụng làm căn cứ để đưa ra mức xử phật không giống nhau đó?
-
Câu 32:
Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27%. N phải điều trị hết tổng chi phí 55 triệu đồng. Trong trường hợp này, M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
-
Câu 33:
Ông H là giám đốc, anh T và chị U là nhân viên cùng công tác tại công ty X. Khi có bằng chứng chị U bán bí mật kinh doanh của công ty cho đối thủ cạnh tranh, ông H cùng anh T đã vào phòng trọ của chị U để kiểm tra. Trong khi anh T mở hòm thư của chị M trên máy tính thì ông H lục tung đồ đạc để tìm chứng cứ. Can ngăn không được, anh trai chị M là anh S khóa trái cửa phòng và gọi thêm anh L là hàng xóm sang đánh ông H và anh T trọng thương. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
-
Câu 34:
Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ chị K chỉ đồng ý với điều kiện anh H phải theo đạo. Được sự đồng ý của gia đình anh H, hai người vân quyết định đến ủy ban nhân dân xã để đăng kí kết hôn. Lấy lí do hai người không cùng có đạo, anh D người có thẩm quyền ký quyết định không chịu cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai người. Vậy trong trường hợp đó, những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
-
Câu 35:
Ông M làm giám đốc, anh K, anh G là nhân viên và chị S là nhân viên thử việc cùng làm việc tại công ty X. Vì anh K không đồng ý đi cách li thay ông M khi ông đi từ vùng dịch Covid -19 về nên ông M đã kí quyết định sa thải anh K và phân công chị S đảm nhận công việc của anh. Biết chuyện, anh G viết đơn tố cáo nhưng bị ông M đe dọa nên anh đã tự ý bỏ việc. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
-
Câu 36:
Phát hiện anh M lấy trộm xe máy, anh T và anh K đã bắt trói và giải anh M đi khắp làng để cho mọi người cùng biết. Nhằm gây sức ép để anh mình được thả, anh V là em trai của anh M đe dọa đốt nhà anh T. Anh P là sinh viên đi ngang qua đã ghi toàn bộ sự việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến gia đình anh M rất xấu hổ. Những ai dưới đây vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
-
Câu 37:
Anh T là giám đốc, cô G là kế toán, chị H là nhân viên cùng công tác tại sở X. Vì cần tiền để đầu tư nhà đất nên anh T cùng cô G lập giấy tờ giả rút số tiền 5 tỉ đồng của cơ quan. Phát hiện hành vi này chị H đã tố cáo lên cơ quan cấp trên. Biết chuyện, anh T đã kí quyết định buộc thôi việc đối với chị H. Bức xúc, chồng chị H là anh U nhân viên tại sở Y đã chặn đường, đánh anh T trọng thương. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật?
-
Câu 38:
Tại cuộc họp tổ dân phố X, vì bà H đã tố cáo ông T thường xuyên tổ chức đánh bạc gây mất trật tự an ninh nên con ông T là anh K đã đánh bà H khiến bà bị thương. Thấy vậy, ông V là chủ tọa tạm dừng cuộc họp và cử người đưa bà H đi cấp cứu. Chứng kiến sự việc chị Y đã báo cho cơ quan chức năng. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật?
-
Câu 39:
Biết chuyện chồng mình là anh P có quan hệ tình cảm bất chính với đồng nghiệp là chị K, chị V đã kể lại sự việc với mẹ đẻ là bà N. Tức giận, bà N đã thuê anh G đến đánh chị K trọng thương còn chị V rút toàn bộ số tiền hai vợ chồng tiết kiệm để cất giữ. Biết chuyện, chồng chị K là anh U đang xuất khẩu lao động ở nước ngoài đã gửi đơn li hôn ra tòa. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân gia đình?
-
Câu 40:
Ông A là trưởng thôn, bà B là bí thư Chi bộ thôn X. Trong cuộc họp toàn dân bàn về việc xây dựng đường liên thôn, khi anh M nêu ý kiến trái chiều đã bị ông A yêu cầu dừng phát biểu. Mặc dù vậy, anh M vẫn kiên quyết trình bày quan điểm của mình. Bực tức, bà B đã ép anh M dừng lời và chỉ đạo anh Y là công an viên đuổi anh M ra khỏi cuộc họp. Có mặt tại cuộc họp chị H đã lấy điện thoại ra quay lại toàn bộ sự việc và tung lên mạng xã hội. Những ai sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?