Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Tân Đông
-
Câu 1:
Tính quyền lực của pháp luật được thể hiện ở nội dung nào?
-
Câu 2:
Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để được hiểu đúng, thực hiện chính xác là đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
-
Câu 3:
Pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp nào?
-
Câu 4:
Học sinh đi học muộn bị thầy (cô) giáo nhắc nhở nhưng không ăn năn nhận lỗi mà còn cãi lại thầy (cô) là hành vi vi phạm gì?
-
Câu 5:
Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò như thế nào?
-
Câu 6:
Người có hành vi phạm hình sự trước hết phải chịu trách nhiệm gì?
-
Câu 7:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại nội dung gì?
-
Câu 8:
Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lí là gì?
-
Câu 9:
Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
-
Câu 10:
Việc cảnh sát giao thông xử phạt hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ là thực hiện hình thức pháp luật nào?
-
Câu 11:
Anh M đi bỏ phiếu đại biểu quốc hội trong trường hợp này anh M đã thực hiện hình thức pháp luật nào?
-
Câu 12:
Anh T biết về hành vi sản xuất rượu giả của gia đình ông K. Nếu là anh T em sẽ sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào theo đúng qui định của pháp luật?
-
Câu 13:
Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý là nội dung của công dân bình đẳng về nội dung nào?
-
Câu 14:
N 20 tuổi và K 16 tuổi cùng phạm tội cướp giật tài sản. Tòa án xử phạt N tội nặng hơn K. Trường hợp này thể hiện nội dung nào của pháp luật?
-
Câu 15:
Bình đẳng về quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn điều gì?
-
Câu 16:
Bình đẳng trong kinh doanh là công dân được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh theo tiêu chí nào?
-
Câu 17:
Quyền tự do kinh doanh của công dân là gì?
-
Câu 18:
Mục đích cuối cùng của kinh doanh là gì?
-
Câu 19:
Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở văn bản nào dưới đây?
-
Câu 20:
Anh A và chị B vào làm việc tại công ty X cùng một thời điểm. Anh A được trả lương cao hơn chị B. Trong trường hợp này giám đốc công ty căn cứ vào tiêu chuẩn nào?
-
Câu 21:
Giám đốc công ty F sa thải chị D trong thời gian chị D nghỉ chế độ thai sản. Trong trường hợp này giám đốc đã vi phạm nội dung nào?
-
Câu 22:
Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua nội dung nào?
-
Câu 23:
Hoàn thành nội dung sau: Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy thì dân tộc mới phát triển, đó là cơ sở của sự bình đẳng về văn hóa và cũng là .....
-
Câu 24:
Các tôn giáo ở Việt nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ là nội dung khái niệm nào dưới đây?
-
Câu 25:
Các dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước. Điều đó không trái với quyền bình đẳng nào dưới đây?
-
Câu 26:
Người sử dụng lao động được sử dụng lao động nữ vào công việc nào dưới đây?
-
Câu 27:
Hoàn thành nội dung sau: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người .........
-
Câu 28:
Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo đúng nội dung nào?
-
Câu 29:
Cá nhân, tổ chức nào có quyền khám xét chỗ ở của công dân?
-
Câu 30:
Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
-
Câu 31:
Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về sự bình đẳng giữa cha mẹ và con?
-
Câu 32:
M và T cùng làm ở một công ty, M hiền lành nên được nhiều người yêu quý và thường xuyên có điện thoại và tin nhắn đến hỏi thăm và chúc mừng. Từ đó T sinh ra ghen tị với M, một lần M đi chơi với bạn và để quên điện thoại ở phòng. Khi đi làm về T thấy điện thoại của M có tin nhắn, T không ngần ngại đã mở ra đọc và xóa luôn. Hành vi của T đã vi phạm gì?
-
Câu 33:
Anh H có mất một con dê và nghi cho anh M ở thôn bên cạnh lấy trộm. Một hôm anh M có sang thôn của anh H sinh sống để thăm anh em thì bị dân quân vây bắt với lí do là đã lấy trộm dê của nhà anh H. Việc vây bắt anh M của dân quân đã vi phạm quyền nào dưới đây?
-
Câu 34:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ không phụ thuộc vào nội dung nào?
-
Câu 35:
Quyền bầu cử và ứng cử của công dân là gì?
-
Câu 36:
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào cơ quan nào?
-
Câu 37:
Ông M giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Nhưng sau 1 tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Quá bức xúc anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê X đánh trọng thương giám đốc. Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm pháp luật?
-
Câu 38:
N được giám đốc phân công chuyên giao hàng cho ông T. Mặc dù có khả năng thanh toán đơn hàng nhưng ông T cố tình không trả tiền đúng thời hạn để số tiền nợ lên đến 50 triệu đồng. N đến đòi nợ nhiều lần va chửi mắng ông T. Nhân viên cua ông T la S đã dùng thanh sắt đánh N bị thương và làm xe máy của N hư hỏng nặng. Hành vi của những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
-
Câu 39:
Ông B, bà H lấy nhau và có hai người con là anh T, chị Q. ông B ốm nặng, xác định không qua khỏi, ông đã thú nhận với bà H và các con rằng vì muốn có thêm con trai nên ông đã có chị V, anh X là con ngoài giá thú, từ trước đến giờ mẹ của cả V, X đều không cho con nhận bố và cũng không muốn có liên quan gì đến ông, nhưng ông muốn được chia tàỉ sản của mình cho tất cả các con. Bà H nói: Chúng nó có ở nhà này đâu mà đòi hưởng tai sản như hai đứa T,Q. Trong trường hợp trên người con nào được thừa kế tài sản như nhau?
-
Câu 40:
Thấy con gái mình là chị M bị anh A đe dọa giết phải bỏ nhà đi biệt tích nên ông B đã kể chuyện này với anh D con rể mình. Bức xúc, anh D đã nhờ chị Q bắt cóc con của anh A để trả thù. Phát hiện con mình bị bỏ đói nhiều ngày tại nhà chị Q, anh A đã giải cứu và đưa con vào viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?