Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD
Trường THPT Tôn Đức Thắng
-
Câu 1:
Tiền tệ thực hiện chức năng làm thước đo giá trị khi tiền ...
-
Câu 2:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua ...
-
Câu 3:
Trong lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc nào?
-
Câu 4:
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là gì?
-
Câu 5:
Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
-
Câu 6:
Tuân thủ pháp luật được hiểu là các cá nhân, tổ chức ....
-
Câu 7:
Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình là nội dung của quyền nào dưới đây?
-
Câu 8:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa ...
-
Câu 9:
Quyền bất khả xâm phạm vềthân thểcủa công dân cónghıã là không ai bị bắt nếu không có quyết điṇh của Tòa án, quyết điṇh hoặc phê chuẩn của ai?
-
Câu 10:
Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là không ai được làm gì?
-
Câu 11:
Quyền được đảm bảo an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là gì?
-
Câu 12:
Theo quy định của Hiến pháp 2013: Mọi công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên đều có quyền bầu cử?
-
Câu 13:
Tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực là công dân đang thực hiện quyền nào?
-
Câu 14:
Theo quy định của pháp luật, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử?
-
Câu 15:
Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể học ...
-
Câu 16:
Hành vi nào dưới đây của công dân vi phạm pháp luật hành chính?
-
Câu 17:
Công dân vi phạm pháp luật dân sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
-
Câu 18:
Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối làm gì?
-
Câu 19:
Công dân sử dụng pháp luật trong trường hợp nào sau đây?
-
Câu 20:
Phương án nào sau đây phù hợp với nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
-
Câu 21:
Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
-
Câu 22:
Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
-
Câu 23:
Nội dung nào dưới đây thể hiện sự bình đẳng trong lao động?
-
Câu 24:
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của việc xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác?
-
Câu 25:
Trường hợp nào dưới đây không được phép khám xét chỗ ở của công dân?
-
Câu 26:
Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
-
Câu 27:
Công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
-
Câu 28:
Quy định nào dưới đây không thuộc nội dung quyền học tập của công dân?
-
Câu 29:
Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền gì?
-
Câu 30:
Pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không bao gồm các quy định về ...
-
Câu 31:
Cảnh sát giao thông ghi biên bản xử phạt người lái xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Điều này thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
-
Câu 32:
Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đăng kí nghĩa vụ quân sự là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
-
Câu 33:
Chị C là cán bộ viên chức nhà nước. Chị C thường xuyên đi muộn, về sớm. Hành vi của chị C thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?
-
Câu 34:
Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?
-
Câu 35:
Chồng chị B là anh A không cho chị theo thiên chúa giáo. Hành vi của anh A là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
-
Câu 36:
Trên đường chở bạn gái đi chơi bằng xe mô tô, do phóng nhanh vượt ẩu, anh K đã va chạm giao thông với anh B đang đi ngược đường một chiều nên hai bên to tiếng với nhau. Thấy người đi đường dừng lại lấy điện thoại để quay video, anh K và bạn gái đã vội vã bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
-
Câu 37:
Chị A kinh doanh mỹ phẩm nhưng bán thêm thực phẩm chức năng giả. Để mua chuộc đoàn thanh tra liên ngành, chị A nhờ chị H đưa 30 triệu đồng cho trưởng đoàn thanh tra là ông Q nhưng bị ông Q từ chối và lập biên bản xử phạt chị A. Khi chị A đến nhà chị H để đòi lại tiền thì giữa hai chị đã xảy ra xô xát, con chị H đã gọi điện báo công an phường. Sau khi xác minh, trưởng công an phường là ông D đã lập biên bản xử phạt chị A về hành vi gây rối trật tự công cộng. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật?
-
Câu 38:
Chị A giấu chồng thế chấp ngôi nhà của hai vợ chồng chị để lấy tiền góp vốn cùng bạn mở cửa hàng kinh doanh. Phát hiện sự việc, chồng chị A là anh S đã đánh và ép chị phải chấm dứt việc kinh doanh với bạn. Bức xúc, chị A bỏ về nhà mẹ để sinh sống. Chị A và anh S cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
-
Câu 39:
Anh D 19 tuổi đã nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng nông sản. Nhưng bị ông T trưởng phòng đăng kí kinh doanh không xét hồ sơ, vì sợ anh D sẽ cạnh tranh với con trai của mình là anh G cũng đang kinh doanh mặt hàng nông sản. Thấy con trai mình không được ông T xét hồ sơ kinh doanh, ông P là bố anh D đã tung tin anh G bán hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Để trả thù ông T, anh D cũng tung tin anh G bị nhiễm HIV làm mọi người xa lánh anh G. Vì thế, anh G suy nghĩ nhiều nên sức khỏe bị giảm sút, phải đi điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
-
Câu 40:
Bắt quả tang anh M vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, anh B là cán bộ chức năng đã lập biên bản tịch thu tang vật. Anh M đã quyết liệt chống đối nên anh B đẩy anh M ngã gãy tay. Để trả thù, ông T bố anh M thuê anh K bắt cóc cháu N con gái anh B. Vì bị nhốt và bỏ đói trong kho chứa đồ của nhà anh K suốt hai ngày, cháu N kiệt sức phải nhập viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?