Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Lạc Long Quân
-
Câu 1:
Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
-
Câu 2:
Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y?
-
Câu 3:
Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozo?
-
Câu 4:
Dung dịch K2Cr2O7 có màu gì?
-
Câu 5:
Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
-
Câu 6:
Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là
-
Câu 7:
Cho các chất có công thức cấu tạo như sau:
\(HOC{H_2} - C{H_2}OH(X);HOC{H_2} - C{H_2} - C{H_2}OH(Y);\)
\(HOC{H_2} - CHOH - C{H_2}OH(Z);C{H_3} - C{H_2} - O - C{H_2} - C{H_3}(R);C{H_3} - CHOH - C{H_2}OH(T).\)
Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là
-
Câu 8:
Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hidro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau khi phản ứng là
-
Câu 9:
Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, anilin, glucozo, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là
-
Câu 10:
Công thức của chất béo tristearin là gì?
-
Câu 11:
Thủy phân metylaxetat trong dung dịch NaOH thu được muối nào sau đây?
-
Câu 12:
Khi nhỏ vài giọt dung dịch I2vào hồ tinh bột (lát cắt quả xanh) thấy xuất hiện màu
-
Câu 13:
Este C2H5COOC2H5 có mùi thơm của dứa, tên gọi của este này là gì?
-
Câu 14:
Thí nghiệm không chứng minh được phân tử glucozơ chứa nhóm -CH=O là
-
Câu 15:
Cho dãy các chất: \(N{H_4}Cl,{(N{H_4})_2}S{O_4},NaCl,MgC{l_2},FeC{l_2},AlC{l_{3.}}\) . Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
-
Câu 16:
Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy nước. Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?
-
Câu 17:
Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa X là
-
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
Câu 19:
Cho ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:
- X tác dụng với Y tạo kết tủa;
- Y tác dụng với Z tạo kết tủa;
- X tác dụng vói Z có khí thoát ra.
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là:
-
Câu 20:
Metanol là một trong các tác nhân có lẫn trong rượu uống kém chất lượng, gây ngộ độc cho người uống. Metanol thuộc loại hợp chất
-
Câu 21:
Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp
-
Câu 22:
"Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?
-
Câu 23:
Từ valin và alanin có thể tạo ra bao nhiêu đipeptit là đồng phân của nhau?
-
Câu 24:
Chất không phản ứng với O2 là
-
Câu 25:
Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOH. Tên thay thế của X là gì?
-
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
Câu 27:
Polime nào sau đây có cấu trúc mạng lưới không gian?
-
Câu 28:
Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng là
-
Câu 29:
Cho 20,4 gam este no, đơn chức, mạch hở X tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được muối và 9,2 gam ancol etylic. Tên của X là
-
Câu 30:
Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:
-
Câu 31:
Dung dịch NaOH 0,001M có
-
Câu 32:
Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những chất nào sau đây?
-
Câu 33:
Phát biểu sai là
-
Câu 34:
Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?
-
Câu 35:
Hòa tan một lượng FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Biết A vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. Xác định CTPT của oxit sắt
-
Câu 36:
Cho các dãy chất sau: stiren, metyl fomat, anilin, fructozơ, anđehit axetic, axit fomic, phenol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước Br2
-
Câu 37:
Cho các phát biểu sau:
- Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
- Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
- Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
- Có thể dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt CH3COOC2H5 và HCOOC2H5.
- Thủy phân hoàn toàn saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
Số phát biểu đúng là:
-
Câu 38:
Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, như sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
A
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
Kết tủa Ag.
B
Cu(OH)2, ở nhiệt độ thường.
Dung dịch xanh lam.
C
Nước brom
Nhạt màu nước brom
D
Quỳ tím
Hóa xanh
Các chất A, B, C, D lần lượt là
-
Câu 39:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Ngâm lá Cu trong dung dịch AgNO3.
(b) Ngâm lá Zn trong dung dịch HCl loãng.
(c) Ngâm lá Al trong dung dịch HCl.
(d) Ngâm hợp kim Fe-Cu trong dung dịch HCl.
(e) Để một vật bằng gang (hợp kim Fe-C) ngoài không khí ẩm.
(g) Ngâm lá Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
-
Câu 40:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và andehit fomic.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí.
(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2.
Số phát biểu đúng là