Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Lý Thái Tổ
-
Câu 1:
Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt nên có thể được sử dụng làm kính ô tô, kính xây dựng. Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là poli
-
Câu 2:
Thí nghiệm Fe chỉ bị ăn mòn hóa học là
-
Câu 3:
Cho hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch KOH dư vào X thu được kết tủa Y. Kết tủa Y có
-
Câu 4:
Các tơ nào đều là tơ tổng hợp?
-
Câu 5:
Cho 0,10 mol Ba vào dung dịch chứa 0,12 mol HCl và 0,15 mol CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
-
Câu 6:
Cho x mol Ca(OH)2 vào dung dịch A chứa Mg2+ (0,10 mol), Na+ (0,15 mol), Cl– (0,15 mol) và HCO3– thì dung dịch A không còn tính cứng. Giá trị tối thiểu của x là
-
Câu 7:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta đậy nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng là
-
Câu 8:
Cho 6,58 gam chất X tác dụng mãnh liệt với 100 gam H2O tạo ra dung dịch Y. Cho Y tác dụng với một lượng BaCl2 thấy tạo ra 4,66 gam kết tủa trắng và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với kim loại Zn dư thu được 1,792 lít H2 (đktc) và dung dịch E. Nồng độ phần trăm của chất có trong phân tử khối lớn nhất trong dung dịch E là
-
Câu 9:
Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
-
Câu 10:
Hòa tan hoàn toàn x gam hỗn hợp A gồm Al2O3 và Al trong 250,0 ml dung dịch NaOH 1,6M thu được dung dịch B và 3,36 lít khí H2 (đktc). Thêm 240,0ml hoặc 560,0 ml dung dịch HCl 1,25M vào dung dịch B đều thu được cùng một lượng kết tủa có khối lượng x gam. Giá trị gần nhất của x là
-
Câu 11:
Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A, B. Cho 0,05 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi Y thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
-
Câu 12:
Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-)
-
Câu 13:
A là hỗn hợp gồm Mg và MgO (MgO chiếm 40% khối lượng). B là dung dịch gồm H2SO4 và NaNO3. Cho 6,0 gam A tan hoàn toàn vào B thu được dung dịch D (chỉ chứa 3 muối trung hòa) và hỗn hợp 2 khí (gồm khí X và 0,04 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào D, thu được 55,92 gam kết tủa. Biết D có khả năng tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,44 mol KOH. X là
-
Câu 14:
Cho hỗn hợp A gồm Al, Mg, Ag nặng 25,24 gam tác dụng vừa đủ với 525 gam dung dịch HNO3 30% thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2 và N2O có dB/H2 = 18 và dung dịch D chứa x gam muối. Cô cạn dung dịch D rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được y gam chất rắn (khan). Giá trị của (x – y) là
-
Câu 15:
Cho hỗn hợp A gồm X, Y là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác (MX < MY). Khi đốt cháy X cũng như Y với lượng O2 vừa đủ thì số mol O2 đã phản ứng bằng số mol CO2 thu được. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp A (số mol X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 400ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp B chứa 2 ancol và hỗn hợp D chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ B qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp D cần dùng 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử có trong Y là
-
Câu 16:
Cấu hình electron của nguyên tử S (Z=16) là
-
Câu 17:
Loại phản ứng nào luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử?
-
Câu 18:
Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
-
Câu 19:
Cho phenolphtalein vào dung dịch nào sau đây sẽ hóa hồng ?
-
Câu 20:
Công thức phân tử khí metan là
-
Câu 21:
Hợp chất nào sau đây là ancol?
-
Câu 22:
Cho sơ đồ thử tính dẫn điện của các chất như hình vẽ. Bóng đèn không sáng khi X là
-
Câu 23:
Este C2H5COOCH3 có tên là
-
Câu 24:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là gì?
-
Câu 25:
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit ?
-
Câu 26:
Trong các khí dưới đây, nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là chất nào?
-
Câu 27:
Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là
-
Câu 28:
Thạch cao sống có công thức là gì?
-
Câu 29:
Trong số các kim loại sau, kim loại nào cứng nhất?
-
Câu 30:
Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng được gọi là phản ứng
-
Câu 31:
Chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu ?
-
Câu 32:
Cho các dung dịch có cùng nồng độ, dãy dung dịch nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần về độ pH ?
-
Câu 33:
Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt 3 chất lỏng phenol, stiren và ancol benzylic là
-
Câu 34:
Dãy nào sau đây đều tác dụng với Na ?
-
Câu 35:
Dãy gồm các chất nào sau đây không bị thủy phân ?
-
Câu 36:
Cho phản ứng: C4H8O2 + NaOH → muối + ancol bậc 2. Công thức cấu tạo của C4H8O2 là ?
-
Câu 37:
Khi cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiên tượng quan sát được là
-
Câu 38:
Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly–Ala, Phe-Val và Ala-Phe. Cấu tạo của X là
-
Câu 39:
Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. Sau khi cân bằng với các số nguyên tối giản thì hệ số của NaCrO2 là
-
Câu 40:
Cho dãy các dung dịch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH C2H5NH2, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Có bao nhiêu dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím ?